Gia chủ tự hoàn thiện ''gác trọ'' 20m2 để vợ và con có không gian tiện nghi, ấm cúng

    Cập nhật ngày 03/03/2023, lúc 16:5342.991 lượt xem

    Do đặc thù công việc thường xuyên phải luân chuyển địa bàn công tác, lúc tỉnh này lúc tỉnh khác nên hình ảnh nhà trọ đã gắn liền với cuộc sống và ký ức của gia chủ. Điều này thôi thúc anh tự tay thiết kế ngôi nhà của riêng mình, tái hiện lại hình ảnh những căn trọ anh từng ở ngày xưa để giữ lại kỷ niệm một thời.

    Bài liên quan:

    1. Nhà 1 tầng 1 lửng trong hẻm nhỏ chỉ 45m2 nhưng có đến 3 phòng ngủ

    2. Biến sân phơi 45m2 thành căn duplex giúp gia chủ giải quyết vấn đề lãng phí diện tích

    3. Nhà Hội An với ''nét xưa chưa bao giờ cũ'' của gia chủ yêu thành phố bên sông Hoài

    Trong quá trình xây dựng, gia chủ không quá chú trọng đến vấn đề phong thủy và cũng không thiết kế theo cụ thể phong cách nào mà chủ yếu dựa vào cảm tính và nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Căn nhà nhỏ chỉ vỏn vẹn 20m2 nhưng đã khiến gia chủ gặp nhiều khó khăn khi bắt tay sửa chữa và hoàn thiện. Phần thô của căn nhà được xây dựng trong vòng 3 tuần có sự hỗ trợ của 2 thợ chính và 1 thợ phụ. Vì xây dựng không có bản vẽ, không có kế hoạch cụ thể nên thời gian thi công kéo dài, dẫn tới chi phí công thợ tăng theo. Bên cạnh đó, vật tư cũng không có sẵn nên nhiều công đoạn bị trì hoãn, phải chuyển qua chi tiết khác, linh động tùy theo tình hình. 

    Diện mạo của căn nhà nhỏ rợp bóng cây xanh mát sau khi được cải tạo

    Sau khi phần thô đã hoàn thành thì các hạng mục khác được tiến hành thuận lợi hơn và chủ yếu là do gia chủ trực tiếp thực hiện. Các hạng mục như sơn cửa, dán tường, lắp kệ, trang trí nội thất... đều làm theo sở thích riêng của gia chủ. Đồ đạc chiếm nhiều diện tích như kệ gỗ MDF lõi xanh, tivi, tủ lạnh, máy điều hòa, máy giặt,... đều đã được tính toán, xác định vị trí khi xây dựng phần thô, nên quá trình hoàn thiện nội thất không gặp nhiều cản trở. Gia chủ muốn đặt tủ lạnh dưới gầm cầu thang nên khi thi công thô đã yêu cầu thợ sắt điều chỉnh diện tích trống dưới gầm thang sao cho vừa kích thước tủ lạnh. Tương tự, để đặt kệ tivi ở phòng khách, kích thước vách ngăn đã được thiết kế lại để phù hợp,...

    Tầng một của công trình gồm phòng khách, gian bếp, nhà vệ sinh

    Phòng khách tuy nhỏ nhưng đầy đủ tiện nghi là không gian sinh hoạt ấm cúng của gia đình

    Gian bếp được bố trí ngay cạnh phòng khách 

    Tủ bếp lắp đèn vừa có tác dụng chiếu sáng, vừa để trang trí theo sở thích của gia chủ

    Việc sắp xếp không gian hợp lý giúp căn nhà trở nên gọn gàng và ngăn nắp, phù hợp với nhu cầu sinh hoạt của gia đình nhỏ

    Cầu thang dẫn lên gác được sơn màu trắng đồng bộ với màu tường giúp căn nhà trông thoáng sáng hơn

    Khi đăng tải hình ảnh và thông tin về Gác Trọ trên Cộng đồng những người yêu nhà đẹp Happynest, có nhiều ý kiến bình luận góp ý việc thi công phần gác đúc giả tốn kém, nên sử dụng tấm bê tông đúc sẵn cho nhẹ và ít chi phí hơn. Gia chủ tiếp thu và chia sẻ rằng căn nhà hoàn thiện cách đây hơn 3 năm. Thời điểm đó ở địa phương chưa có hoặc chưa thịnh hành tấm bê tông đúc sẵn nên gia chủ đã làm khung chịu lực bằng xà gồ sắt 5×10, gác lên tường có đà bê tông cách khoảng 50cm/cây. Lót tấm sắt làm tấm trải sàn, cố định bằng đinh ốc giữa tấm sắt với xà gồ. Làm khung sắt lưới B40 như kiểu khung hàng rào. Sau đó đổ một lớp bê tông phủ lên trên dày khoảng 30cm rồi lót gạch sàn. Mặc dù hơi tốn kém và tốn nhiều công sức nhưng bù lại phần gác rất vững chắc, không gây ồn khi trẻ con đùa nhảy bên trên.

    Gia chủ sử dụng khung nhôm lắp kính, có cửa sổ để tạo sự kết nối giữa gác lửng với không gian bên dưới

    Do diện tích gác khá nhỏ, độ cao không quá lớn nên khu vực này lắp đặt một điều hòa công suất 2 mã lực. Chỉ cần mở cửa sổ trên gác lửng là khí mát từ điều hòa có thể làm mát cả ngôi nhà. Khi cả gia đình đi ngủ thì phần cửa sổ được đóng lại để tiết kiệm chi phí sử dụng điều hòa vào mùa hè.

    Gác lửng được sử dụng làm phòng ngủ, không gian nghỉ ngơi của các thành viên trong gia đình

    Gia chủ chia sẻ giờ đây khi cuộc sống đã ổn định hơn, không còn đi làm thuê, không còn cảnh ở trọ thường xuyên, nhiều lúc nhớ da diết cái cảm giác ở trọ ngày xưa. Cảm giác sau một ngày làm việc vất vả, được trở về nhà nghỉ ngơi trong căn phòng quen thuộc thực sự rất thoải mái, dễ chịu. Đây chính là động lực để gia chủ hoàn thiện mái ấm của mình.

    Khoảng vườn nhỏ được gia chủ bố trí giúp tăng mảng xanh để cả nhà cùng thư giãn 

    Bộ bàn ghế làm từ lốp xe cũ vừa là góc làm việc của bố mẹ vừa là sân chơi cho con 

    Là một người ở trọ nhiều năm, trải qua nhiều lần thay đổi chỗ ở, niềm ao ước của gia chủ về một ngôi nhà thật khang trang, đầy đủ tiện nghi dù chưa thành hiện thực nhưng nhờ gác trọ 20m2, gia chủ lại có thêm động lực làm việc và chỗ dựa tinh thần để từng ngày, từng bước hiện thực hóa kế hoạch của mình trong tương lai.

    Thông tin công trình: 

    Tên công trình: Gác trọ

    Địa điểm: Tây Ninh 

    Diện tích phòng: 20m2 (4m×5m)

    Diện tích gác lửng: 10m2 (4m×2,5m)

    Chi phí xây dựng: 140 triệu vnđ 

    (Bao gồm chi phí trang trí, thiết bị gia dụng. 

    Phần thô: 90 triệu gồm vật tư,công thợ)

    Bài viết: Nguyễn Huyền

    Xem thêm:

    1. 1. Cải tạo nhà cấp 4 diện tích 5x18m của gia đình 4 người với chi phí hoàn thiện 600 triệu 
    2.  
    3. 2. Bỏ nhà 2 tầng để xây nhà 1 tầng, quyết định tưởng ''ngược đời'' của gia chủ trẻ nhưng có lý do 
    4.  
    5. 3. Hành trình biến ngôi nhà 1 tầng 27m2 cũ kỹ thành tổ ấm tối giản với ngân sách khoảng 200 triệu đồng 
    6.  
    7. 4. Thiết kế cũ lãng phí đến 90m2 đất, gia chủ quyết định cải tạo lại nhà phố 2 tầng 
    8.  
    9. 5. Nhà phố thay đổi hoàn toàn thiết kế để đáp ứng yêu cầu của gia đình 3 thế hệ

     

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0