Thiết kế phòng công năng phụ như thế nào để khi cần không thiếu và những tình huống ''éo le'' khi thiếu không gian phụ

    19/09/2021 06:002.169 lượt xem

    Phân chia công năng, bố trí không gian cho ngôi nhà không hề đơn giản bởi nó phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như diện tích, nhu cầu... Nhiều gia chủ thường bỏ qua những công năng phụ vì nghĩ rằng không cần thiết nhưng sau một thời gian sử dụng lại thấy bất cập và cần xử lý lại. Vậy thiết kế phòng công năng phụ như thế nào để khi cần không thiếu?

    Bài liên quan:

    1. Thiết kế nhà vệ sinh trong phòng ngủ có phải giải pháp tối ưu cho tất cả ngôi nhà?

    2. Kiến trúc sư Việt chỉ ra 4 cách tiết kiệm tối đa kinh phí xây nhà

    3. Hàng xóm xây tường sát vách: Câu chuyện “dở khóc dở cười” muôn thuở và đâu là cách xử lý?

    Phòng công năng phụ tưởng không cần nhưng nếu không có lại khá bất tiện

    Thế nào là không gian phụ?

    Có thể nói, ngoài những không gian chính hàng ngày như phòng khách, phòng ăn, phòng bếp, phòng ngủ, phòng vệ sinh, những không gian còn lại trong nhà đều có thể gọi là không gian phụ. Có thể kể đến như:

    - Không gian phụ mang tính kỹ thuật, phụ trợ, phục vụ. Chẳng hạn như hồ chứa nước (dưới tầng 1, hầm và trên mái) và máy bơm, khu giặt phơi…

    - Không gian khu phụ ít sử dụng thường xuyên như kho đồ cũ, khu cho thú cưng...

    - Khu phụ đóng vai trò mở rộng, kết nối các khu chính như sân trong, hành lang, hiên nhà, phòng tập thể thao…

    - Khu phụ do cấu trúc nhà tạo ra như sân sau, gian áp mái, gầm cầu thang…

    Tận dụng không gian trống dưới gầm cầu thang thành nơi để đồ cực kỳ hợp lý

    Thiết kế không gian phụ như thế nào cho phù hợp

    Tư duy xem trọng từng m2 xây dựng gắn liền với chi phí khiến không ít chủ nhà lược bớt các không gian mà họ xem lại phụ hoặc có những gia đình có ý thức về việc cần có không gian phụ nhưng lại chưa biết cách sắp xếp hợp lý nên khi cần sử dụng vẫn bị bất tiện. Để thiết kế phòng công năng phụ phù hợp, khi cần không thiếu mà cũng không “lấn át” khu chính, gia chủ cần lưu ý những vấn đề sau:

    - Xác định đúng và đủ diện tích, khối tích của các khu phụ trong nhà dựa trên thói quen sinh hoạt, ăn ở, không nên xem nhẹ chuyện phơi đồ và rửa chén, rửa xe… luôn cần có không gian tương ứng.

    - Bố trí linh hoạt, chú ý khả năng mở rộng của khu phụ, nhất là khi gia đình có sự kiện lớn nào đó.

    - Ưu tiên đồ “nồi đồng cối đá” để sử dụng lâu dài, dễ lau dọn, bảo dưỡng.

    - Liên kết công năng, tận dụng tính đa năng, đồ thông minh để giảm chi phí đầu tư cũng như sử dụng được nhiều mục đích. Ví dụ như làm giàn treo thông minh sẽ giảm diện tích thay cho dùng giá phơi. Hoặc làm tủ dạng kệ kho tháo ráp được để tăng giảm theo kích cỡ đồ đạc lưu kho.

    Phòng công năng phụ nói chung không chịu sức ép phải đẹp hay cầu kỳ như khu chính nhưng lại đòi hỏi kỹ thuật hoàn thiện và vật liệu bền chắc vì dùng lâu dài và chịu không ít va đập, ô nhiễm, nước thải hay khói bụi. Việc ốp gạch cao qua tầm tay và thoát nước tốt giúp các sân phơi, chỗ giặt hoặc sân trồng rau dễ sử dụng hơn. Nhưng tủ kệ làm kho dưới gầm cầu thang hay tầng hầm cần chú ý hệ thống cửa thông gió hoặc quạt hút gió để tránh ẩm thấp. Khu vực có bồn nước hoặc hay dùng nước thường xuyên cần bố trí phễu thu sàn và thậm chí là gờ chắn nước, ống thoát tràn để tránh các sự cố về nước có thể xảy ra. Ngay cả các kệ ngăn chia trong kho cũng vậy, cần có thiết kế tính toán đúng và đủ để tận dụng hiệu quả không gian kho, tương thích tốt các loại thùng xốp hay dạng bao bì mà gia đình quen dùng.

    Các khoảng không gian phụ như này giúp lưu thông không khí và tạo sự thoáng đãng hơn cho ngôi nhà

    Nhiều gia đình hiện nay vẫn tập trung chiếu sáng cho phòng sinh hoạt chính chứ ít lưu tâm đến những công năng phụ trợ. Các khu phụ thường ít đèn, gây bất tiện, thậm chỉ thiếu an toàn khi sử dụng. Dĩ nhiên, các vị trí phụ trợ không cần đèn đẹp đèn, đắt mà cần đạt yêu cầu về sự sảng rõ và bền lâu, hạn chế hư hại.

    Những tình huống “dở khóc dở cười” khi thiếu phòng công năng phụ

    Vừa xây nhà cuối năm nhưng chỉ sau 4 tháng vào ở chị An (Hà Nội) đã cảm thấy nhà cửa chật chội, bừa bộn. Nhìn ra mới thấy nhà chị thiếu phòng kho trong khi chị An lại kinh doanh online rất nhiều đồ đạc. Đến giờ chị mới tiếc khi không nghe lời khuyên của kiến trúc sư là làm thêm một tầng lửng thành chỗ soạn và kiểm hàng giao hàng. Bởi chị sợ rằng kiểu tầng lửng đã “quê” rồi. Trong khi thực tế dạng nhà này vẫn phát huy khả hiệu quả, nhất là trong điều kiện nhà phố có kết hợp kinh doanh.

    Tương tự, gia đình anh Tùng mua căn hộ chung cư gần 120m2 tại Bình Chánh những tưởng sẽ đủ không gian thoải mái cho gia đình 4 người nên anh đã không đồng ý làm một phòng kho nhỏ vì cho rằng không cần. Nhưng 2 cậu con trai vào tuổi teen ngày một lớn, đồ đạc quần áo sách vở chất chồng và lại cần một phòng kiểu như thư viện để cả nhà quây quần đọc sách, con cái học thêm... Giải pháp được nhà thiết kế tư vấn là nên làm một hệ tủ kiêm vách ngăn cao tới trần để vừa làm kho sách vừa chứa vật dụng cả hai mặt. Từ đó, căn hộ trở nên gọn gàng và tiện ích hơn rất nhiều.

    Dù diện tích gia đình rất rộng nhưng chị Lan tại Hải Phòng không hề dành diện tích cho sân vườn dù đang ở cùng bố mẹ và con nhỏ. Đợt dịch vừa rồi phải ở nhà nhiều, 9 người cùng ở nhà từ người già, người lớn rồi trẻ con nên cảm thấy vô cùng bí bách và khó chịu. Và chị Lan đã quyết định sau dịch chắc chắn phải cải tạo lại để ngôi nhà thoáng sáng hơn.

    Không gian phụ vừa là nơi trữ đồ vừa là nơi đặt cây xanh tươi mát

    Khá nhiều công trình nhà ở hiện nay đã chịu khó đầu tư cho không gian và thiết kế nội ngoại thất với nhiều phong cách và quan niệm mới mẻ, cá tính, ấn tượng. Nhưng khi đi vào sử dụng một thời gian nếu thiếu không gian phụ sẽ gây ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng cuộc sống. Bởi vậy, gia chủ cần chú ý đến công năng phụ mà vẫn đảm bảo diện tích cho các phòng chính.

    Tổng hợp

    Xem thêm:

    1. 1. Khi xây cổng nhà gia chủ đừng quên 6 yếu tố quan trọng
    2. 2. Nhà có mặt tiền hẹp dưới 3.5m thiết kế sao cho đẹp?
    3. 3. Kinh nghiệm thuê đơn vị xây nhà trọn gói không phải gia chủ nào cũng biết
    4. 4. Gia chủ Việt gặp “vấn đề” khi thiết kế mở bếp liền phòng khách và 4 phương pháp giải quyết hiệu quả
    5. 5. Những lưu ý khi thiết kế cầu thang cho nhà gác lửng

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0