Những lưu ý khi thiết kế cầu thang cho nhà gác lửng

    Cập nhật ngày 29/07/2021, lúc 06:009.741 lượt xem

    Nhà gác lửng với thiết kế gọn gàng, thoải mái, tiết kiệm chi phí là lựa chọn của rất nhiều gia đình có thu nhập trung bình. Trong một ngôi nhà gác lửng, phần cầu thang chiếm diện tích tương đối. Vì thế, việc thiết kế khu vực này sao cho vừa đẹp mắt vừa nhỏ gọn lại chuẩn phong thủy đang được các gia chủ quan tâm.

    Bài liên quan:

    1. Nhà gác lửng và khoảng sân nhỏ bình lặng, trầm mặc giữa phố thị tấp nập, xô bồ

    2. Kinh nghiệm sửa chữa, cải tạo nhà để làm thêm gác lửng

    3. Tư vấn bố trí gác lửng cho nhà có diện tích eo hẹp để mở rộng không gian sinh hoạt

    kế tận dụng triệt để từng “tấc đất” để không lãng phí không gian chức năng. (Ảnh: Nhà 1 tầng 1 lửng 850 triệu đồng)

    Thế nào là nhà gác lửng

    Gác lửng thường không có chiều cao như một tầng, tuy nhiên, để đảm bảo thuận tiện cho việc sinh hoạt, gác lửng nên có chiều cao đạt tối thiểu 2,5m và tối đa dưới 3m. Nếu xây gác lửng thấp quá sẽ tạo cảm giác bí bách cho không gian, còn nếu xây quá cao ngôi nhà sẽ thiếu đi sự cân đối và tính thẩm mỹ.

    Chiều cao của tầng lửng sẽ chiếm khoảng 1/2-2/3 kích thước cao độ tầng trệt. Diện tích sàn gác lửng sẽ chiếm 80% diện tích sàn tầng trệt, 20% còn lại dành cho khoảng không thông khí (theo quyết định số 135/2007/QĐ-UBND). Do vậy, gia chủ cần chú ý tỉ lệ kích thước, diện tích được cho phép để có kế hoạch xây dựng gác lửng hợp pháp, tránh trường hợp để diện tích sàn gác lửng quá lớn so với quy định xây dựng và giấy tờ cấp phép xây dựng đã nêu rõ.

    Nhà nhỏ, diện tích hẹp không còn hiếm gặp ở các thành phố lớn, chỉ với thiết kế gác lửng đơn giản, căn nhà như được nhân đôi diện tích (Ảnh: Nhà Maison T)

    Gác lửng nên có diện tích bằng khoảng ⅔ diện tích mặt bằng để có thể đảm bảo đủ diện tích sinh hoạt của tầng trên trong khi vẫn tạo được khoảng thông tầng, giúp không gian tầng trệt được đảm bảo sự thoáng đãng cần thiết.

    Cầu thang nhà gác lửng

    Loại cầu thang phù hợp

    Cầu thang dẫn lên gác lửng nên có kích thước nhỏ gọn và kiểu dáng đơn giản. Các kiểu cầu thang phù hợp đó là cầu thang ốp tường, cầu thang xương cá, cầu thang bay để hạn chế diện tích sử dụng của khu vực cầu thang.

    Gầm cầu thang được tích hợp tủ để giày giúp tiết kiệm diện tích (Ảnh: Thái Hòa House)

    Các kiểu cầu thang thanh mảnh, nhỏ nhắn sẽ phù hợp với nhà gác lửng

    Phong thủy cho cầu thang nhà gác lửng

    Để đảm bảo đúng phong thủy cho toàn bộ ngôi nhà nói chung, khi thiết kế cầu thang cho nhà gác lửng, gia chủ cần lưu ý những vấn đề sau:

    - Không đặt cầu thang ở giữa nhà: Theo phong thủy, khi bố trí cầu thang giữa nhà, gia chủ hoặc các thành viên trong gia đình có thể gặp vấn đề về sức khỏe tim mạch hay con đường sự nghiệp bị trắc trở.

    - Số bậc cầu thang phù hợp: Số bậc cầu thang nên phù hợp với chiều cao của ngôi nhà, số bậc của cầu thang phải rơi vào số “Sinh” trong Sinh – Lão – Bệnh – Tử. 1 là sinh, 2 lão, 3 bệnh và 4 là tử. Do đó, để có số bậc cầu thang hợp “đẹp” nhất, người ta thường tính số bậc theo công thức 4n+1 (n có thể là 1; 2; 3; 4; 5; 6... tùy ý, sao cho số bậc phù hợp với chiều cao của ngôi nhà).

    - Cầu thang nên được bố trí tại một vị trí riêng: Cầu thang không nên đặt ở vị trí mà phía dưới là giường ngủ, phòng ăn hay phòng bếp hay phòng vệ sinh.

    - Cầu thang không nên được hướng ra cửa chính: Khi cầu thang của ngôi nhà hướng ra ngoài cửa chính sẽ khiến của cải gia đình bị thất thoát, sức khỏe của các thành viên bị hao tổn.

    Vấn đề phong thủy trong cầu thang cho nhà gác lửng cũng được nhiều gia chủ quan tâm

    Trên đây là những lưu ý về thiết kế cũng như phong thủy cho cầu thang nhà gác lửng. Hy vọng với những thông tin này, gia chủ sẽ hoàn thiện không gian sống của mình đẹp và ấn tượng hơn.

    Nguồn: Tổng hợp

    Xem thêm:

    1. 1. Chỉ rộng 35m2 nhưng căn nhà ống có gác lửng của gia đình nhỏ luôn rộng mở và tràn ngập ánh sáng
    2. 2. Không còn bóng dáng của gác xép tạm bợ, gác lửng đẹp nay đã thành một không gian thú vị cho cả nhà nhỏ lẫn to
    3. 3. Casco Loft - Ngôi nhà gác lửng gây bất ngờ với không gian mở bằng thép lưới, nhựa trong và kính
    4. 4. Kata House - Nhà gỗ 1 trệt, 2 gác lửng, thiết kế riêng cho gia chủ thích riêng tư nhưng vẫn đảm bảo thông gió, đón sáng
    5. 5. Cải tạo nhà 2 tầng 1 lửng xây từ năm 1920 thành một không gian sống tươi mới và tiện nghi

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0