Khi xây cổng nhà gia chủ đừng quên 6 yếu tố quan trọng

    Cập nhật ngày 19/08/2021, lúc 06:0010.665 lượt xem

    Không chỉ là “tấm bình phong” phân chia không gian trong và ngoài, cổng còn là “bộ mặt” của mỗi ngôi nhà. Để xây dựng cổng nhà phù hợp cả yếu tố công năng, thẩm mỹ và phong thủy, gia chủ cần lưu ý những vấn đề dưới đây.

    Bài liên quan:

    1. Cảnh quan nhà ở - Giải pháp cải thiện không gian sống lành mạnh

    2. 4 kỹ thuật giảm nhiệt cho nhà ở đã được áp dụng thành công trong căn nhà nhiệt đới Baan Boon Home

    3. Gợi ý phân chia 4 phòng công năng trong nhà theo diện tích sử dụng từ nhỏ đến lớn

    Cổng nhà theo phong cách hiện đại, hài hòa với tổng thể chung của căn nhà (Ảnh: T-SL House)

    1. Vị trí xây cổng nhà

    Gia chủ cần chú ý vị trí xây cổng nhà phải được xác định theo giấy tờ chính xác để đảm bảo không vi phạm các ranh giới địa chính. Ngoài ra, vị trí xây cổng cũng cần hợp phong thủy, hợp mệnh của chủ nhà. Chẳng hạn như gia chủ mệnh Kim thì không nên xây cổng theo hướng Nam vì hướng Nam thuộc Hoả, mà Hoả lại khắc Kim nên sẽ không có lợi cho chủ nhà.

    2. Kích thước cổng nhà

    Để xây cổng nhà có giá trị sử dụng lâu dài, gia chủ không thể bỏ qua các kích thước. Theo đó, các yếu tố cần chú ý đó là: chiều rộng, chiều cao của cánh cửa bao nhiêu là thích hợp. Phương tiện đi lại gia đình đang sử dụng và trong tương lai gần liệu có thay đổi? Cổng là loại một cánh hay hai, một cửa chính hay có kèm cổng phụ, kích thước sao cho hài hòa, đẹp mắt.

    Cổng nhà góp phần mang lại vẻ đẹp hoàn thiện cho công trình (Ảnh: Tree Life Of House)

    3. Vật liệu cổng nhà

    Vật liệu là một trong những yếu tố quan trọng mà gia chủ cần quan tâm đặc biệt để có một cổng nhà thật ưng ý, dễ sử dụng và an toàn. Cổng nhà là nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố thời tiết như nắng, mưa… Vì thế, bạn nên lựa chọn vật liệu bền bỉ với môi trường và có thể làm sạch nhanh.

    Thêm vào đó, vật liệu, màu sắc cổng, cánh cửa cần tương đồng với thiết kế nhà để tạo sự hòa hợp. Các khoảng hở của cánh cổng không nên quá 150mm để đảm bảo an toàn.

    Cổng và bờ tường được lát đầy những viên đá tự nhiên tạo ra không gian sống nhiệt đới (Ảnh: Freedom House)

    4. Mái che cho cổng nhà

    Không phải là yếu tố bắt buộc nhưng mái che sẽ góp phần che được nắng và mưa khi gia chủ ra đóng, mở hay chờ đợi mở cổng. Một mái che cổng có trồng thêm các loại cây dây leo, dáng rũ như cúc tần Ấn Độ, hoa giấy, trang leo… cũng tạo thêm nét duyên dáng, tô điểm vẻ đẹp cho ngôi nhà.

    5. Cài đặt các thiết bị điện tử cho cổng nhà

    Ứng dụng các thiết bị thông minh cho khóa cửa, camera, chuông bấm,… giúp thuận tiện cho người dùng cũng cần được tính toán trước để thuận tiện cho quá trình thi công sau này.

    Cổng nhà được trang bị những thiết bị thông minh sẽ giúp đảm bảo an toàn cho gia chủ (Ảnh: Casa A.N)

    6. Lưu ý các yếu tố phong thủy

    Theo quan niệm phong thủy, toàn bộ khí nếu muốn lưu chuyển vào căn nhà đều phải thông qua cổng, cửa chính. Ngôi nhà có tránh được những điềm rủi, xui xẻo hay không, có đón nhận được sinh khí, may mắn và phúc lợi hay không, quyết định phần nhiều là nhờ cổng chính. Bởi vậy, gia chủ cần kiêng kị một số điều sau:

    - Hướng cổng nhìn thẳng vào nhà sẽ gây hại cả về người và tài sản, do các luồng trực xung quá mạnh, không phù hợp với nhịp sinh học của con người. Vì vậy, nên xây cổng theo đường vòng cung hay đường uốn lượn để dẫn sinh khí từ cổng vào nhà. Đây là nguyên tắc bắt buộc cho việc chọn nhà, xây nhà cũng như thiết kế các phân luồng giao thông cho nhà ở.

    - Vị trí đặt cổng quá sát với xung quanh.

    - Không nên trồng nhiều loại cây um tùm che kín cổng và nên lưu ý tỉa bớt cây cối xung quanh để cổng luôn rộng rãi. Khu vực cổng sáng sủa, cây cối tươi tốt là nguyên tắc vàng giúp khí lưu thông vào nhà được tốt hơn.

    Cổng nhà với các khoảng vòm mềm mại tạo điểm nhấn (Ảnh: MT Villa)

    Trên đây là 6 điều nên biết khi xây cổng nhà gia chủ có thể tham khảo. Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích, góp phần hoàn thiện tổ ấm cho các gia đình Việt.

    Nguồn: Tổng hợp

    Xem thêm:

    1. 1. Phân tích ưu - nhược điểm của tường 10, tường 20. Nhà phố nên xây tường 10 hay tường 20?
    1. 2. Sửa chữa nhà xuống cấp có phải xin cấp giấy phép xây dựng không?
    2. 3. Xây dựng ban công cần lưu ý gì để đảm bảo đúng quy định và không bị phạt?
    3. 4. Vườn treo trong nhà - Xu hướng sống xanh và đầy cảm hứng thẩm mỹ
    4. 5. Ban công chung cư nhỏ hẹp cũng trồng được rau sạch nếu gia chủ ghi nhớ 4 lưu ý

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0