Những khu vực trong nhà dễ khiến người cao tuổi té ngã mà các gia đình không ngờ tới

    Cập nhật ngày 02/09/2021, lúc 08:004.003 lượt xem
    • Tổng diện tích
      1222m2

    Đã có nhiều trường hợp người cao tuổi bị té ngã dẫn đến chấn thương, nặng hơn là bị liệt, không thể đi lại. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra những khu vực dễ khiến người cao tuổi té ngã mà độc giả Việt ít ngờ tới nhất.

    Bài liên quan:

    1. Những yếu tố gây mất an toàn của nhà ống đối với gia đình có người cao tuổi

    2. Nhà phố bí bách ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi như thế nào? Giải pháp dễ áp dụng và hiệu quả là gì?

    3. Cải tạo nhà: Những điều cần lưu ý đối với gia đình có người cao tuổi

    Gia đình có người cao tuổi nên được chú trọng thiết kế mang tính an toàn để phòng tránh tình huống té ngã (Nguồn ảnh: Hachi Lily House)

    Vấn đề dễ té ngã của người cao tuổi một phần do đặc điểm sức khỏe, thể chất suy giảm

    Tuổi già là giai đoạn nhạy cảm trong cuộc đời con người, khi đó người cao tuổi phải đối mặt với những bệnh tật kinh niên, trong đó các vấn đề về xương khớp là phổ biến nhất. Người cao tuổi là đối tượng rất dễ bị té ngã bởi chức năng vận động suy giảm, cơ xương khớp gặp vấn đề gây ra những hạn chế khi di chuyển, hoạt động, đi lại.

    Tình trạng té ngã ở người cao tuổi do không gian sinh hoạt thiếu an toàn rất phổ biến

    Trong những thập kỷ qua tuổi thọ của con người đã tăng lên. Một trong những vấn đề phổ biến, nghiêm trọng nhất làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người cao tuổi chính là biến cố té ngã. Nó là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ tử vong do thương tích không chủ ý trên thế giới.

    Té ngã là biến cố thay đổi tình trạng thể chất không chủ ý và đột ngột. Té ngã được nhắc đến ở đây là một chấn thương mức năng lượng thấp, không như tai nạn giao thông, chấn thương thể thao có mức năng lượng cao. Tuy nhiên, té ngã lại gây nhiều hậu quả khôn lường cho người cao tuổi.

    Những thay đổi về thể chất là một trong những lý do khiến cho người cao tuổi khó khăn trong di chuyển dẫn đến té ngã tại một số khu vực đặc thù. Những hậu quả phổ biến do té ngã gây ra là gãy xương, chấn thương sọ não, gãy đốt sống và xương sườn, tổn thương mô mềm và các cơ quan nội tạng. Nghiêm trọng hơn, té ngã để lại một viễn cảnh “hậu té ngã” không mấy tốt đẹp. Những chấn thương gây ra cho người cao tuổi khi bị té ngã sẽ khiến cho họ phải phụ thuộc con cháu trong sinh hoạt hàng ngày, từ đó dẫn đến tâm lý tự ti, trầm cảm, ngày càng hạn chế hoạt động do sợ ngã. Việc ít hoạt động hoặc bị liệt, chỉ nằm trên giường do những biến chứng của việc té ngã sẽ khiến bệnh của người cao tuổi ngày càng nặng hơn, thậm chí là tử vong.

    Té ngã sẽ khiến người cao tuổi gặp vấn đề về sức khỏe, tâm lý

    Ở độ tuổi càng cao, người cao tuổi thường sống một mình hoặc sống chung với con cháu. Theo một số nghiên cứu, tình trạng té ngã dễ xảy ra ở những người cao tuổi sống một mình, người cao tuổi sống chung với gia đình tỉ lệ này có phần giảm hơn. Tuy nhiên, sự khác biệt về thời gian sinh hoạt, lối sống, vô hình chung người cao tuổi dù sống với gia đình nhưng vẫn có những khoảng thời gian sinh hoạt một mình, nên nguy cơ té ngã trong nhà vẫn khá cao.

    Khu vực nào trong nhà tiềm ẩn nguy hiểm có thể dẫn đến tình huống té ngã của người cao tuổi?

    1. Những khu vực ẩm ướt

    Từ trường hợp thực tế cùng những nghiên cứu về không gian sống của người cao tuổi cho thấy khu vực ẩm ướt như phòng tắm, nhà vệ sinh, phòng bếp dễ xảy ra tình huống té ngã. Sàn phòng tắm, nhà vệ sinh, phòng bếp là nơi có tần suất tiếp xúc nhiều với nước, có độ ẩm cao, hơn nữa thiết kế của những không gian này thường không có vị trí bám vịn tay cho người cao tuổi. Đây là điều mà ít gia chủ tính đến khi xây nhà.

    Bề mặt trơn trượt là nguy cơ hàng đầu gây ra té ngã trong nhà, đối với người cao tuổi tỷ lệ tăng lên gấp 1,7 lần so với người trẻ. Bởi vậy, những gia đình có 3 thế hệ trở lên cần chú ý đến các thiết bị an toàn cho sàn, bố trí tay vịn nắm ở những khu vực này. Sàn nên chọn loại sàn chống trơn trượt, bồn tắm, khay tắm không trơn, lắp thanh bảo vệ trên tường phòng tắm là các biện pháp ngăn ngừa tình huống té ngã cho người cao tuổi.

    Thiết kế phòng vệ sinh có nhiều tay vịn được đánh giá cao trong việc phòng tránh các tình huống té ngã ở người cao tuổi

    2. Cầu thang

    Cầu thang thiết kế thiếu an toàn như: tay vịn không chắc chắn, bậc cao, cầu thang dốc, không có thanh chống trơn trượt làm tăng nguy cơ ngã ở người cao tuổi lên gấp nhiều lần. Việc té ngã ở cầu thang được coi là nguy hiểm nhất, dễ dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường về sức khỏe cho người cao tuổi, đặc biệt đối với những người già đang mắc các bệnh như mất trí nhớ, loãng xương, viêm khớp hoặc suy giảm thị lực.

    Té ngã ở cầu thang là tình huống nguy hiểm cấp độ cao, dẫn đến các thương tật nặng cho người cao tuổi

    Có thể giảm thiểu nguy hiểm ở vị trí này bằng cách thiết kế tay vịn cầu thang, giảm bậc và độ dốc của cầu thang, điều chỉnh sao cho hợp lý với thể chất của người cao tuổi. Lắp đặt tay vịn ở cả hai bên của cầu thang, hạn chế thiết kế cầu thang cong để giúp người cao tuổi dễ di chuyển hơn. Tay vịn không chỉ giúp giảm nguy cơ té ngã mà còn hỗ trợ người cao tuổi có sự ổn định, thăng bằng cần thiết để đi lên xuống giữa các tầng. Chi tiết này có thể nhỏ với người trẻ nhưng rất quan trọng với người già. Tất cả tay vịn phải được kiểm tra thường xuyên, đảm bảo độ cố định chắc chắn, kịp thời sửa chữa nếu phát hiện dấu hiệu lung lay, có thể nứt gãy.

    Bên cạnh đó, bậc cầu thang làm từ đá cẩm thạch, gạch hoặc gỗ bóng có thể trơn trượt, do đó gia chủ nên lắp thanh chống trơn trượt ở mỗi bậc thang. Điều này giúp những người lớn tuổi xác định được mép của mỗi bước đi, giúp chân không bị trượt khỏi mép, dễ té ngã. Ngoài ra, việc bố trí các chiếu nghỉ và ánh sáng điện, ánh sáng tự nhiên đầy đủ là giải pháp cần thiết dễ áp dụng mà hiệu quả, bảo vệ được sự an toàn cho người cao tuổi tại khu vực cầu thang.

    Lắp thanh chống trượt ở mỗi bậc thang tăng độ an toàn khi di chuyển cho người cao tuổi

    3. Sân vườn, sân trong

    Người cao tuổi thường thích và dành nhiều thời gian ở những không gian thoáng đãng, nhiều khí trời, không thích những khu vực trong nhà bí bách, xung quanh là những bức tường bê tông. Những khu vực sân vườn, sân trong là những nơi rất tốt cho việc cung cấp ánh sáng, không khí, tốt cho sức khỏe người già cũng như giúp tinh thần họ thêm vui vẻ, phấn chấn. Tuy nhiên, đây là những không gian lộ thiên có nguy cơ tiềm ẩn những nguy hiểm dẫn đến tình huống té ngã cho người cao tuổi.

    Sân vườn là khu vực ngoài trời nên việc nắng mưa thất thường sẽ dẫn đến việc khu vực này có những lúc ẩm ướt, trơn trượt, chưa kể đến phải tưới nước cho cây cối, hoa, cỏ. Nhiều gia chủ còn lát đá, sỏi cho không gian sân vườn, sân trong để làm đẹp mà không lường trước được nguy cơ người cao tuổi dễ bị té ngã tại đây. Giải pháp đặt ra là nên lát sàn, đường đi bằng vật liệu có độ nhám cao, chống trơn trượt, giảm thiểu nguy cơ té ngã cho người cao tuổi. Ngoài ra, các thành viên trong gia đình nên quan tâm đến người cao tuổi, trong những ngày trời mưa hoặc trong những lần tưới sân vườn cần có người hỗ trợ để giảm nguy cơ té ngã. Người cao tuổi xương yếu, các tình trạng nặng dễ xảy ra khi ngã tại sân vườn là gãy cổ xương đùi, gãy liên mấu chuyển xương đùi,… Do đó, cần đặc biệt lưu ý đến ông bà, bố mẹ cao tuổi khi sinh hoạt tại các khu vực này.

    Sân vườn được lát gạch chống trơn trượt, đảm bảo an toàn cho người cao tuổi (Nguồn ảnh: Tree of Life House)

    4. Ban công, logia

    Giống như sân vườn, ban công, logia là những khu vực được các gia chủ Việt tận dụng để trồng cây, đặt tiểu cảnh. Đây cũng là nơi lý tưởng để người cao tuổi thư giãn bởi không gian thoáng đãng, hài hòa với thiên nhiên. Tuy nhiên, ban công, logia là nơi có diện tích nhỏ, khá chật hẹp, nếu các gia chủ bố trí quá nhiều cây cối sẽ khiến không gian bị thu nhỏ lại, vướng víu lối đi khiến cho người cao tuổi dễ bị té ngã. Ngoài ra, đây còn là khu vực ngoài trời, tiếp xúc với môi trường ẩm ướt, có độ ẩm cao vào những ngày mưa do đó nguy cơ trơn trượt cao. Vì vậy các gia chủ cần lưu ý lát sàn chống trơn trượt để đảm bảo an toàn cho sinh hoạt của người cao tuổi.

    Logia, ban công bé nên bố trí ít cây cối, vừa phải, sàn cũng cần được sử dụng vật liệu chống trơn trượt (Nguồn ảnh: Căn hộ Japandi)

    Bên cạnh những không gian có nguy cơ cao khiến người cao tuổi bị té ngã kể trên, phòng khách và phòng ngủ cũng là những nơi cần phải lưu ý trong thiết kế. Tuy nguy cơ té ngã ở những khu vực này thấp, nhưng đây là nơi người cao tuổi dành nhiều thời gian sinh hoạt trong ngày. Phòng khách thiết kế không an toàn, bố trí đồ đạc không gọn gàng làm tăng khả năng ngã ở người cao tuổi lên 1,4 lần, còn phòng ngủ không an toàn làm tăng nguy cơ ngã lên 1,3 lần. Cả hai phòng chức năng này thường có tấm trải sàn hoặc thảm, việc sử dụng thảm không bám dính và sàn trơn là nguyên nhân chính gây trơn trượt, té ngã cho người cao tuổi. Mặt khác, vấn đề ánh sáng trong phòng ngủ và lối đi sáng từ giường ngủ đến nhà vệ sinh cũng cần phải chú trọng để phòng tránh té ngã.

    Các gia chủ cũng cần lựa chọn thảm trải sàn chống trơn trượt để phù hợp với việc di chuyển của người cao tuổi ở không gian phòng ngủ, phòng khách

    Không gian sinh hoạt an toàn dành cho người cao tuổi là vấn đề không của riêng ai, đặc biệt là những gia đình đang sinh sống cùng ông bà, bố mẹ lớn tuổi. Để tránh những chấn thương không đáng có cho người cao tuổi làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm lý, gia chủ Việt nên chú trọng đến thiết kế an toàn ở những không gian có nguy cơ cao có thể xảy ra tình huống té ngã cũng như ở toàn bộ ngôi nhà để người cao tuổi có thể an tâm, thoải mái sinh hoạt mà không bị lo lắng. Ngoài đảm bảo điều kiện sống an toàn, các thành viên trong gia đình cũng cần quan tâm đến tình trạng sức khỏe của người cao tuổi, thăm khám định kỳ, khuyến khích tập thể dục thường xuyên và chế độ dinh dưỡng lành mạnh để tăng cường sức khỏe, hạn chế các bệnh tuổi già như xương khớp, thần kinh, thị lực, điều đó giúp giảm đáng kể việc té ngã trong sinh hoạt hàng ngày.

    Bài viết: Khánh Linh

    "Nhà cho người cao tuổi” là chiến dịch được tổ chức bởi Happynest - Cộng đồng yêu nhà đẹp nhằm đánh thức sự chủ động quan tâm, thấu hiểu của con cái đối với bố mẹ và cộng đồng đối với những người cao tuổi. Chiến dịch “Nhà cho người cao tuổi” bao gồm chuỗi các hoạt động dự kiến diễn ra trong thời gian 2 tháng bắt đầu từ ngày 22/08/2021 đến ngày 22/10/2021 và thường xuyên được cập nhật trên các kênh truyền thông của Happynest: fanpage Happynest, group Happynestwebsite Happynest.

    Xin cảm ơn các nhà tài trợ đã đồng hành cùng chiến dịch ý nghĩa này của Happynest:

    Vĩnh Tường - Nippon Paint - LG - Prime - An Cường - Flexfit

    Xem thêm:

    1. 1. Cải tạo nhà phố 3 tầng bí khí thành không gian sống thoáng sáng cho gia đình có người cao tuổi
    1. 2. 5 lời khuyên giúp bạn nâng cao tuổi thọ của mái nhà
    2. 3. Nhà phố 3 tầng của đôi vợ chồng trung niên hoàn thiện với chi phí 1,3 tỷ đồng
    3. 4. Nhà 4x13 cải tạo 350 triệu đồng, là tổ ấm của gia chủ ở độ tuổi trung niên không thích cuộc sống bon chen, hối hả
    4. 5. Walden House - Ngôi nhà mơ ước của cặp vợ chồng trung niên “luôn muốn nhìn thấy nhau ở mọi nơi trong nhà”

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0