Những điều cần lưu ý khi sửa nhà cho người cao tuổi

    12/01/2023 06:006.614 lượt xem

    Người cao tuổi thường mắc một số bệnh lý khi về già. Chính vì thế khả năng sinh hoạt của người cao tuổi sẽ gặp một số khó khăn nhất định. Những giải pháp cải tạo nhà sau sẽ giúp người cao tuổi có cuộc sống sinh hoạt thuận tiện hơn.

    Cải tạo phòng tắm - Nơi nguy hiểm nhất trong nhà

    Phòng tắm dễ trơn trượt với đồ nội thất bằng sứ được coi là nơi nguy hiểm nhất trong nhà đối với người cao tuổi, đặc biệt với những người đi lại khó khăn, sức khỏe yếu. Sàn nhà là điều đầu tiên cần chú ý. Gia chủ nên lát lại sàn bằng loại gạch chống trượt.

    Bên cạnh đó, bồn tắm mang đến sự thư giãn nhưng sẽ không an toàn như vòi hoa sen. Các tay vịn nên được thiết kế ở khu vực tắm và bồn cầu để giúp người cao tuổi dễ đi lại và xoay chuyển tư thế. Ngoài ra, một chiếc ghế chắc chắn cũng là một ý tưởng hay khi đặt tại phòng tắm để người già có thể nghỉ ngơi hoặc đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt cần thiết trong khu vực này.

    Phòng tắm được cải tạo lại cho cặp vợ chồng 70 tuổi tại Hong Kong bởi Sim-Plex Design Studio

    Cải tạo phòng ngủ - Thuận tiện, dễ với và cầm nắm

    Phòng ngủ là một trong những nơi được sử dụng nhiều nhất bởi người cao tuổi. Một điểm nhỏ nhưng cần lưu ý khi cải tạo phòng ngủ đó là chiều cao giường nệm cần bằng chiều cao của ghế. Điều này sẽ giúp người già không bị cảm giác ngồi hụt khi thay đổi giữa hai vị trí. Đối với những người già có những triệu chứng như chóng mặt, tụt huyết áp, sự thay đổi này là cực kỳ cần thiết.

    Tay vịn nên được thiết kế sát tường và dọc theo lối đi dẫn ra cửa, điều này sẽ giúp người cao tuổi dễ di chuyển hơn, đặc biệt với những người có bệnh về khớp, đi lại khó khăn. Tay vịn nên được thiết kế bằng chất liệu gỗ với kiểu dáng như các mảng ốp chân tường thay vì chất liệu inox mang lại cảm giác lạnh lẽo như các bệnh viện.

    Phòng ngủ sau cải tạo dành cho người lớn tuổi được thực hiện bởi nhà thiết kế Patrick Lam Kwai-pui với sự an toàn cần thiết nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ

    Về hệ thống đèn điện, các thiết bị chiếu sáng trong nhà cần lắp đặt công tắc hai chiều tại đầu giường ngủ. Cải tạo này mang đến sự thuận tiện cho người cao tuổi khi cần đi lại vào ban đêm.

    Các khu vực khác trong nhà - Đồ nội thất nên có thiết kế bo tròn

    Những đồ nội thất có cạnh nhọn sẽ cực kỳ nguy hiểm với người già bởi khả năng gây thương tích khi họ bị ngã. Do đó, các thiết kế bo tròn, hoặc thậm chí có đệm cao su sẽ bảo vệ người cao tuổi tránh bị thương.

    IMG_3467_edited.jpg

    Hầu hết nội thất trong ngôi nhà này đều được thiết kế với các cạnh bo tròn

    Ánh sáng là một điều quan trọng khi cải tạo nhà cho người cao tuổi. Bên cạnh nguồn ánh sáng tự nhiên từ những cửa sổ lớn, các cụm đèn led trên trần giúp chiếu sáng ở những góc tường hay vị trí khuất sẽ giúp những người có thị lực yếu tìm kiếm đồ đạc thuận tiện hơn.

    IMG_3490_edited.jpg

    Nguồn chiếu sáng trong nhà dành cho người cao tuổi cũng cần tính toán kỹ lưỡng

    IMG_3450_edited.jpg

    Trong đó, không thể thiếu nguồn sáng tự nhiên mang đến năng lượng tích cực cho thể chất của người cao tuổi

    Kích thước cửa cũng là một vấn đề cần thay đổi nếu trong nhà có người dùng xe lăn. Từ kích thước bề ngang tiêu chuẩn 700mm, cửa có thể được mở rộng lên 900mm. Ngoài ra, ở cửa ra vào ngôi nhà, một ghế ngồi nghỉ ngay bên hông cửa sẽ giúp người cao tuổi nghỉ ngơi lại sức sau một quãng đường dài di chuyển bên ngoài.

    3361_edited_low.jpg

    Ghế ngồi với tay vịn ngay cạnh cửa ra vào sẽ rất tiện dụng cho người cao tuổi

    Mong muốn sống tốt, độc lập của những vợ chồng cao tuổi là một xu hướng “già hóa tích cực”. Để không biến nhà thành một viện dưỡng lão gây nên những cảm xúc không tích cực cho người cao tuổi, những thiết kế cải tạo nhà cần cực kỳ tinh tế để họ cảm thấy sự ấm áp và tiện dụng trong chính căn nhà của mình. 

    Bài viết: Tùng Dương

    Cẩm nang sửa nhà được bảo trợ nội dung bởi HAPPYNEST, đồng hành cùng LÀ NHÀ trên những chuyến chu du "Gõ cửa - Sửa nhà" và được truyền thông trên hệ thống các kênh VCCorp.

    Là Nhà - Chương trình truyền hình thực tế "làm mới" căn nhà thân quen của khán giả, biến từng khoảng không gian sống thành chốn nghỉ ngơi, vỗ về xúc cảm và chứa đựng câu chuyện ý nghĩa của chính gia chủ. Không chỉ là một chương trình về kiến trúc thông thường, Là Nhà lồng ghép kiến thức chuyên môn với câu chuyện cá nhân của mỗi chủ nhà để tạo nên chương trình đầy xúc cảm và nhân văn.

    Là Nhà sẽ phát sóng lúc 15 giờ Chủ Nhật hàng tuần trên VTV3; 20 giờ cùng ngày trên Megalivestream của VCCorp, và Fanpage & Website Happynest

     

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0