Trên group Happynest - Cộng đồng yêu nhà đẹp, anh Giang Hùng Việt đã có bài chia sẻ về cách trồng cây dưới giếng trời sau 2 lần thất bại. Đây là những chia sẻ hữu ích chắc chắn sẽ giúp được nhiều gia chủ đang gặp khó khăn với vấn đề trồng cây xanh cho khu vực giếng trời.
Bài liên quan:
1. KTS chỉ ra các vấn đề gia chủ Việt thường mắc khi thiết kế nhà có người cao tuổi
2. Kiến trúc sư Việt chia sẻ chi tiết về cầu thang thép bậc hở cho nội thất hiện đại
3. 10+ lưu ý giúp bạn thiết kế, cải tạo sân thượng thành công
Chia sẻ trên group Happynest - Cộng đồng yêu nhà đẹp, anh Giang Việt Hùng - một người yêu cây cối đã có những chia sẻ về kinh nghiệm trồng cây xanh ở giếng trời của mình. Nhà anh Hùng 3 tầng và khu vực giếng trời cao 9m, anh muốn trồng cây cao để các tầng đều có thể nhìn thấy các tán cây xanh mát.
Tuy nhiên, trồng cây nào thì chỉ được một thời gian ngắn (khoảng 6 tháng - 1 năm) là cây đều chết dù lúc đầu cây lên rất xanh. Anh cười vui vẻ: “Quan điểm của tôi, nếu cây chết tôi sẽ trồng cây khác, vì rất thích có cây trong nhà. Đến hiện tại, sau khi thay đến cây thứ 3, tôi khẳng định là cây này sống và đã trồng được gần 2 năm rồi”. Trước đó, anh Hùng đã từng trồng cây khế và cây sung nhưng không thành công, chỉ đến khi trồng cây đào tiên và thiết kế lại mái kính giếng trời, thay đổi cách chăm sóc thì cây phát triển tươi tốt được 2 năm.
Cây khế là cây đầu tiên anh Hùng trồng, được chăm sóc kỹ càng, tưới phun từ trên để tạo mưa nhân tạo nhưng vẫn chết dần sau khoảng 1 năm trồng
Anh Hùng phủ cỏ nhân tạo cho gốc của cây khế. Theo anh đây chính là một trong những nguyên nhân khiến cây không thể sống do thiếu lỗ thoáng
Sau khi cây khế chết, anh Hùng thay thế bằng cây sung. Cây sung là cây có khả năng sống tốt trong điều kiện thiếu sáng
Cây sung tươi tốt khoảng 5 tháng đầu...
...sau đó là bỏ cành dần và không thể sống tiếp
Kinh nghiệm mà anh Hùng rút ra được sau 2 lần thất bại chính là thay đổi thiết kế mái kính giếng trời, không phủ cỏ nhân tạo lên đất để tạo lỗ thở thoáng khí cho cây. Theo anh, nếu không thiết kế lại mái kính giếng trời thì cây đào tiên cũng khó “sống sót”. Ban đầu giếng trời nhà anh Hùng làm mái kính cố định. Sau này khi trồng đến cây thứ 3, anh Hùng quyết định gọi thợ cơ khí đến nhà nghiên cứu, thiết kế mở mái kính trượt. Hàng ngày anh Hùng để giếng trời mở hẳn, ít khi đóng lại kể cả khi trời mưa, trừ những lúc mưa quá to và hắt thì gia đình anh mới đóng mái kính. Nhờ được nhận nước mưa trực tiếp mà cây đào tiên lên rất tốt, có ra hoa nhưng không đậu quả, do điều kiện không thể có gió, nắng và ong bướm nhiều như bên ngoài để có thể đậu quả. Anh Hùng cũng nhận xét rằng khi mở mái kính giếng trời thì các tầng trên cũng thoáng hơn, do không bị giữ nhiệt trong nhà, thông thoáng với bên ngoài.
Vì thích cây cối, dù thất bại 2 lần anh Hùng vẫn tiếp tục tìm cách khắc phục và trồng cây khác
Anh Hùng được bạn tặng cho cây đào tiên. Ban đầu, anh vẫn phủ cỏ nhân tạo lên gốc cây, nhưng sau đó đã bỏ ra
Sau một thời gian thay đổi cách chăm sóc cũng như thiết kế lại giếng trời, cây đào tiên và các cây trồng dưới gốc phát triển rất tươi tốt
Cây liên tục ra hoa nhưng không đậu được quả do điều kiện trồng trong nhà
Cây phát triển cao lớn, vươn lên tới tận tầng 3 của nhà
Anh Hùng đã thiết kế lại mái kính giếng trời để cây trong nhà có thể hứng nước mưa và ánh nắng trực tiếp
Trên đây là những kinh nghiệm thực tế của gia chủ Việt về vấn đề trồng cây dưới giếng trời. Happynest hy vọng bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích để chăm sóc không gian xanh cho tổ ấm của mình.
Nguồn: Giang Hùng Việt
Xem thêm:
- 1. Kiến trúc sư Việt chỉ ra 4 cách tiết kiệm tối đa kinh phí xây nhà
- 2. Hàng xóm xây tường sát vách: Câu chuyện “dở khóc dở cười” muôn thuở và đâu là cách xử lý?
- 3. Khi xây cổng nhà gia chủ đừng quên 6 yếu tố quan trọng
- 4. Ban công chung cư nhỏ hẹp cũng trồng được rau sạch nếu gia chủ ghi nhớ 4 lưu ý
- 5. Gia chủ Việt gặp “vấn đề” khi thiết kế mở bếp liền phòng khách và 4 phương pháp giải quyết hiệu quả