Hướng dẫn cách tự tính chi phí xây nhà 2 tầng cho gia chủ chưa có kinh nghiệm

    Cập nhật ngày 21/03/2023, lúc 07:2811.657 lượt xem

    Nhà 2 tầng là kiểu nhà được rất nhiều người lựa chọn bởi những ưu điểm về chi phí cũng như trong điều kiện quỹ đất hạn hẹp như hiện nay. Tuy nhiên, để tính ra con số cụ thể gần nhất với chi phí xây nhà 2 tầng thực tế cần phải dựa trên 2 yếu tố chính đó là những công thức đã được nghiên cứu và kinh nghiệm thi công thực tế. 

    Bài liên quan:

    1. Sửa chữa nhà xuống cấp có phải xin cấp giấy phép xây dựng không? 

    2. Xây dựng ban công cần lưu ý gì để đảm bảo đúng quy định và không bị phạt?

    3. Kinh nghiệm xây nhà: Hoàn thiện nhà gồm những hạng mục nào?

    Dự trù trước chi phí xây nhà 2 tầng là việc làm việc cần thiết mà gia chủ cần thực hiện

    Cách tính toán chi phí xây nhà 2 tầng

    Để đưa ra con số dự trù tương đối về chi phí xây nhà hai tầng, ngoài những công thức đã được nghiên cứu, gia chủ phải tính đến những thay đổi theo điều kiện thực tế như: giá vật liệu, nhân công, sự thay đổi thiết kế kiến trúc, kết cấu dẫn đến sai số về khối lượng vật tư, vật liệu…

    Để có thể tính toán sơ bộ chi phí xây phần thô của căn nhà, trước tiên, gia chủ Việt cần xác định đúng diện tích xây dựng theo đơn vị m2. Công thức tính toán diện tích của một căn nhà 2 tầng như sau:

    - Diện tích móng (=½ tổng): 50%

    - Tầng 1: 100%

    - Tầng 2: 100%

    - Mái nhà: 70% (con số này sẽ thay đổi tùy theo kiểu dáng mái nhà)

    Ví dụ tham khảo cụ thể tính toán xây nhà 2 tầng theo diện tích

    Nhà 2 tầng 100m2

    - Diện tích móng (= ½ tổng): 50m2

    - Diện tích tầng 1: 100m2

    - Diện tích tầng 2: 100m2

    Đơn giá xây dựng 

    - Mái tùy vào từng loại mái, mái ngói hay mái tôn thì sẽ có mức chi phí khác nhau. Trong bài viết này sẽ lấy trung bình là 50%: 50m2

    - Đơn giá xây dựng phần thô: 2.800.000 đến 3.200.000 VND/m2

    - Đơn giá xây dựng trọn gói: 4.000.000 đến 5.000.000 VND/m2

    - Chi phí nhân công không có bao gồm vật tư: 800.000 VND/m2

    - Chi phí nhân công trọn gói bao gồm vật tư dao động từ: 3.800.000 đến 4.200.000 VND/m2 tùy thuộc vào thời giá vật tư và loại vật tư có cao cấp hay không.

    Theo công thức ở trên ta sẽ tính được: Tổng chi phí xây dựng phần thô: (50m2 + 100m2 + 100m2 + 50m2) x 2.800.000 = 840.000.000 VND

    Tổng thể chi phí xây dựng trọn gói (50m2 + 100m2 + 100m2 + 50m2) x 4.300.000 = 1.290.000.000 VND.

    Nhà 2 tầng mái bằng với thiết kế hiện đại, trẻ trung

    Nhà 2 tầng mái thái 80m2 

    - Diện tích móng: (=½ tổng): 40m2 

    - Diện tích tầng 1: 80m2 

    - Diện tích tầng 2: 80m2 

    - Diện tích mái: (=50%): 40m2

    Vậy tổng diện tích: 240m2

    Đơn giá thi công:

    - Đơn giá thi công phần thô: 3.000.000 VND/m2 

    - Đơn giá thi công trọn gói: 5.000.000 VND/m2 

    - Đơn giá sẽ tùy theo từng nhà thầu mà chủ đầu tư hợp tác thi công

    Dự toán chi phí xây dựng phần thô đó là 240 x 3.000.000 = 720.000.000 VND

    Một ngôi nhà 2 tầng mái Thái tại Hưng Yên

    Nhà ống 2 tầng 60m2

    - Diện tích móng (=½ tổng): 30m2

    - Diện tích tầng 1: 60m2

    - Diện tích tầng 2: 60m2

    - Diện tích mái bằng (=½ tổng): 30m2

    Tổng diện tích xây dựng: 180m2

    - Đơn giá trọn gói với chất lượng vật tư trung bình khá là 4.500.000 VND

    Vậy thì tổng chi phí xây thô = 180 x 4.500.000 = 810.000.000 VND

    - Đơn giá xây dựng trọn gói phần nhân công đó là 1.200.000 VND

    Vậy thì tổng chi phí nhân công = 180 x 1.200.000 = 216.000.000 VND

    Tổng chi phí xây nhà 2 tầng: 810.000.000 + 216.000.000 = 1.026.000.000 VND

    Nhà 2 tầng diện tích dưới 60m2 

    Chỉ cần áp dụng cách thức nêu trên, gia chủ sẽ có thể dự trù được chi phí cho ngôi nhà của mình. Tuy nhiên, hãy cố gắng làm theo đúng kế hoạch ban đầu, hoặc tham khảo tư vấn từ các chuyên gia là kiến trúc sư, nhà thầu xây dựng... để hạn chế phát sinh ngoài ý muốn nhé. 

    Nguồn: Tổng hợp

    Xem thêm:

    1. 1. Vườn treo trong nhà - Xu hướng sống xanh và đầy cảm hứng thẩm mỹ 
    2.  
    3. 2. Hoàn thiện nhà: Chọn vật liệu đẹp nhưng khó lau chùi, hay vật liệu phổ thông nhưng dễ vệ sinh 
    4.  
    5. 3. Giải đáp thắc mắc: Xây nhà phần thô gồm những gì? 
    6.  
    7. 4. Nhà đất méo, đất trũng dễ ngập úng: Xây sao cho đẹp? 
    8.  
    9. 5. Tại sao không xây luôn thêm một tầng mà lại chỉ xây tum?

     

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0