Tại sao phải làm bản vẽ hoàn công sau khi xây nhà?

    03/07/2024 12:002.208 lượt xem

    Hoàn công là quá trình lập bản vẽ ghi chi tiết thực tế các hạng mục đã thi công của công trình so với bản vẽ thiết kế ban đầu. Tài liệu này thể hiện chính xác những vị trí, sơ đồ đấu nối, nguyên lý hoạt động của các hệ thống như nước và điện.

    *Tham khảo Hướng dẫn đăng bài trên website Happynest tại đây để kết nối với cộng đồng Happynest nhé.

    1. Tại sao cần lập bản vẽ hoàn công?

    Bản vẽ hoàn công có vai trò quan trọng do nó ghi lại chính xác tình trạng thực tế của công trình sau khi hoàn thành. Điều này hỗ trợ rất nhiều cho việc sử dụng, sửa chữa, bảo trì và nâng cấp công trình sau này. 

    Ví dụ, nếu cần sửa chữa hệ thống điện đi âm tường hoặc đường nước cấp, bản vẽ hoàn công sẽ chỉ rõ vị trí và hướng đi của các đường dây và ống nước, giúp cho việc sửa chữa trở nên dễ dàng và chính xác hơn.

    >>> Xem thêm: Nghiệm thu công trình sau khi xây - sửa là gì? Hồ sơ nghiệm thu công trình gồm những hạng mục gì? 

    Mẫu dấu bản vẽ hoàn công công trình xây dựng

    2. Vai trò của việc lập bản vẽ hoàn công xây dựng

    Bản vẽ hoàn công là tài liệu hướng dẫn chủ đầu tư (hoặc chủ sở hữu) khai thác và sử dụng công trình một cách tối ưu nhất. Khi có nhu cầu cải tạo, thay thế hoặc nâng cấp công trình, bản vẽ hoàn công cung cấp thông tin cần thiết để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả. 

    Ví dụ, nếu muốn xây thêm tầng, cần phải xem xét phần móng và các hệ dầm chịu lực cũ có đảm bảo hay không. Hoặc nếu chuyển đổi mục đích sử dụng sang kinh doanh ăn uống hay mở nhà hàng, cần kiểm tra các thiết bị dây nguồn có đủ tải hay không.

    Bản vẽ hoàn công có vai trò rất quan trọng (Ảnh minh họa)

    3. Ai chịu trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công?

    Thông thường, các nhà thầu thi công xây dựng sẽ chịu trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công cho các hạng mục họ thi công. Theo quy định của Bộ Xây dựng, đối với nhà dưới 3 tầng hoặc có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m², các tổ chức hoặc cá nhân có đủ tư cách pháp nhân sẽ được đóng dấu vào bản vẽ hoàn công.

    >>> Xem thêm: Người trong nghề chia sẻ hết kinh nghiệm xây nhà dễ hiểu, dễ nhớ 

    4. Lợi ích của bản vẽ hoàn công

    - Pháp lý vững chắc: Bản vẽ hoàn công là cơ sở pháp lý quan trọng giúp ngôi nhà của bạn được bảo vệ trước các rủi ro pháp lý như giải tỏa hoặc tranh chấp. Khi có bản vẽ hoàn công, bạn sẽ có bằng chứng rõ ràng về tình trạng thực tế và hợp pháp của công trình.

    - Tăng giá trị ngôi nhà: Nhà có hoàn công sẽ được tăng giá trị đáng kể. Điều này không chỉ giúp bạn bán nhà với giá cao hơn mà còn giúp bạn dễ dàng vay ngân hàng. Khi cần thế chấp, ngân hàng sẽ tính thêm phần giá trị xây dựng đã hoàn công vào tổng giá trị tài sản, giúp bạn vay được số tiền lớn hơn.

    - Khẳng định khu đất không có quy hoạch: Nhà có hoàn công chứng tỏ khu đất bạn đang ở không nằm trong khu vực quy hoạch. Điều này đặc biệt quan trọng vì giấy phép xây dựng tạm sẽ không thể hoàn công được. Sở hữu bản vẽ hoàn công, bạn sẽ yên tâm hơn về tính ổn định và lâu dài của ngôi nhà.

    Bản vẽ hoàn công mang đến lợi ích lớn cho gia chủ (Ảnh minh họa)

    5. Thủ tục hoàn công và lệ phí

    Để làm thủ tục xin biên bản hoàn thành công trình (biên bản hoàn công), bạn cần chuẩn bị hồ sơ và nộp lệ phí phụ thuộc vào đơn vị thực hiện, khoảng từ 12.000 đến 16.000 đồng mỗi m² sàn xây dựng. Khi có biên bản hoàn công, bạn đến Chi cục thuế nơi cư trú để làm thủ tục nộp lệ phí trước bạ cho phần nhà mới xây dựng.

    Nếu trên đất của bạn có nhà nhưng chưa làm thủ tục hoàn công để cập nhật tài sản trên đất, thì UBND cấp huyện sẽ không thụ lý hồ sơ. Bạn cần làm thủ tục hoàn công để cập nhật tài sản hiện hữu trên đất, từ đó được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất.

    Nộp hồ sơ hoàn công tại UBND quận/huyện/thị xã hoặc cấp xã tại địa phương công trình đang thi công (Ảnh minh họa)

    Bản vẽ hoàn công không chỉ là yêu cầu pháp lý bắt buộc mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho chủ đầu tư. Nó giúp đảm bảo quyền lợi pháp lý, tăng giá trị tài sản và khẳng định tính ổn định của khu đất. Việc lập bản vẽ hoàn công là bước cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng trong quá trình xây dựng và sử dụng ngôi nhà.

    >>> Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm: 8 bước kiểm tra căn hộ chung cư khi nhận bàn giao từ chủ đầu tư 

    Tổng hợp

    *Để lại thông tin trong box dưới đây nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế - thi công nhà ở nhé.

    Minh TúTheo dõi

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0