Nghiệm thu công trình sau khi xây - sửa là gì? Hồ sơ nghiệm thu công trình gồm những hạng mục gì?

    12/09/2023 16:001.931 lượt xem

    Từ khoá “Nghiệm thu công trình” rất quen thuộc song không phải ai cũng hiểu cặn kẽ từng điều kiện, thủ tục để tiến hành nghiệm thu công trình. Đây là bước quan trọng để quyết định xem công trình có thể được đưa vào sử dụng hay không. Bài viết dưới đây mình sẽ gửi đến bạn những thông tin mới nhất về nghiệm thu công trình xây dựng.


    Tham gia Group Cộng đồng gia dụng thông minh để nâng cấp chất lượng sống và trang bị những kiến thức hữu ích cho cả gia đình nhé.
     

    Nghiệm thu công trình xây dựng là gì?

    Nghiệm thu công trình được hiểu là kiểm định chất lượng của công trình sau khi xây dựng để đưa vào sử dụng. Theo đó, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ thực hiện công tác nghiệm thu công trình xây dựng. Việc thực hiện nghiệm thu công trình là bước rất quan trọng và cần thiết cho mỗi công trình được xây dựng, bởi đây là những cơ sở đảm bảo sự an toàn và chất lượng của công trình mà nhà thầu đã cam kết thực hiện với chủ đầu tư theo đúng hợp đồng xây dựng đã ký kết và tuân thủ theo các quy trình xây dựng. 

        >>> Xem thêm: Những điều cần biết về quy trình nghiệm thu xây dựng

    Cần hiểu rõ thế nào là nghiệm thu công trình để tiến hành đúng cách 

    Trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng

    Theo quy định tại Điều 123 Luật Xây dựng 2014 quy định về nghiệm thu công trình thì chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng. Tổ chức, cá nhân tham gia nghiệm thu công trình xây dựng chịu trách nhiệm về sản phẩm do mình xác nhận khi thực hiện nghiệm thu công trình xây dựng.

    Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng thuộc về chủ đầu tư của công trình xây dựng. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết thì chủ đầu tư có thể quy định về việc nghiệm thu đối với các giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng của công trình xây dựng.

    Các bước nghiệm thu công trình xây dựng

    Nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm các bước nghiệm thu về công việc xây dựng, nghiệm thu khi hoàn thành giai đoạn xây lắp công trình và nghiệm thu hoàn thành công trình hoặc hạng mục công trình để đưa vào sử dụng.

    1. Nghiệm thu công việc xây dựng:

    Tùy tình hình thực tế mà tổ chức thực hiện các nội dung công tác nghiệm thu công việc xây dựng theo quy định. Cụ thể:

    – Kiểm tra toàn bộ hệ thống giàn giáo, hệ thống chống đỡ tạm và các biện pháp bảo đảm an toàn cho người lao động.

    – Kiểm tra tình trạng hiện tại của đối tượng nghiệm thu.

    – Kiểm tra các kết quả đo lường, thử nghiệm để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, kết cấu công trình, cấu kiện xây dựng, máy móc thiết bị,…

    – Đối chiếu và so sánh giữa thiết kế đã được duyệt, các tiêu chuẩn trong xây dựng, các chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất với những kết quả sau khi kiểm tra.

    – Đánh giá kết quả công việc, đánh giá chất lượng và lập bản vẽ hoàn công đối với từng công việc xây dựng. Cho phép chuyển sang giai đoạn tiếp theo khi công việc trước đủ điều kiện nghiệm thu.

    2. Nghiệm thu khi hoàn thành giai đoạn xây lắp công trình

    – Nhằm đánh giá kết quả và chất lượng của từng giai đoạn xây lắp, cần phải thực hiện việc nghiệm thu khi kết thúc các giai đoạn này xem có đảm bảo chất lượng hay không trước khi chuyển sang thi công giai đoạn xây lắp tiếp theo nếu được sự đồng ý của chủ đầu tư.

    – Giai đoạn xây lắp trong công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, thông thường được phân loại như sau:

    + San nền; Gia cố nền (nếu là gói thầu riêng);

    + Thi công xong phần cọc, móng, các phần ngầm khác;

    + Xây lắp kết cấu của thân nhà (xây thô);

    + Thi công cơ điện và hoàn thiện công trình.

    – Nội dung của công việc nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp:

    + Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường; đồng thời kiểm tra các biên bản nghiệm thu công việc và cấu kiện có liên quan.

    + Kiểm tra các kết quả thí nghiệm và đo lường để xác định chất lượng cũng như khối lượng của vật liệu, cấu kiện, kết cấu bộ phận công trình và thiết bị. 

    – Kết quả thử áp lực đường ống, thử tải các loại bể chứa …

    – Kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành thử tất cả các máy móc thiết bị lắp đặt trong công trình.

    – Kiểm tra các tài liệu đo đạc kích thước hình học, khối lượng kết cấu, bộ phận công trình.

    Chủ đầu tư sẽ tiến hành lập biên bản nghiệm thu nếu công trình hoặc hạng mục xây lắp có chất lượng đạt yêu cầu, phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo đảm các chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất và có biên bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng đối với hồ sơ nghiệm thu. Các bên tham gia nghiệm thu sẽ cử đại diện hợp pháp để ký vào biên bản nghiệm thu.

    Trước khi một công trình đi vào sử dụng, có rất nhiều hạng mục cần phải nghiệm thu 

    3. Nghiệm thu hoàn thành công trình hoặc hạng mục công trình để đưa vào sử dụng

    – Trước khi đưa vào công trình hay hạng mục vào sử dụng cần phải được nghiệm thu để đánh giá chất lượng công trình cũng như đánh giá toàn bộ kết quả xây lắp.

    – Trình các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cơ quan chuyên ngành để có các văn bản nghiệm thu công nhận công trình hoặc hạng mục đủ điều kiện sử dụng.

    – Công việc nghiệm thu khi hoàn thành xây dựng gồm các nội dung sau:

    + Kiểm tra hiện trường;

    + Kiểm tra toàn bộ khối lượng và chất lượng thực tế so với thiết kế được duyệt.

    + Kiểm tra kết quả hoạt động thử của hệ thống máy móc và thiết bị công nghệ.

    + Kiểm tra kết quả đo đạc, quan trắc lún của các hạng mục công trình trong thời gian xây dựng đặc biệt là trong quá trình thử tải các loại bể.

    + Kiểm tra tất cả các điều kiện đảm bảo an toàn của công trình.

    + Kiểm tra hồ sơ hoàn công có đảm bảo chất lượng hay không.

    – Với các hạng mục phụ như: tường rào, hồ bơi, nhà để xe… có thể chủ động kiểm tra và lập biên bản nghiệm thu giữa chủ đầu tư và các bên liên quan. Đồng thời không cần có biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi hạng mục hoàn thành.

    – Những người ký biên bản nghiệm thu phải là những người đại diện hợp pháp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của các bên cùng tham gia nghiệm thu.

    – Nếu có những thay đổi so với thiết kế đã được duyệt, có những hư hỏng, sai sót hoặc có các công việc chưa hoàn thành thì các bên có liên quan phải lập bảng kê theo mẫu quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng sau đó ký, đóng dấu xác nhận vào bảng kê đó.

        >>> Xem thêm: Những điểm cần lưu ý khi ký kết hợp đồng xây dựng 

    Chủ đầu tư cần phải chuẩn bị bộ hồ sơ nghiệm thu công trình đầy đủ

    Hồ sơ nghiệm thu đầy đủ cho một công trình xây dựng

    1. Danh mục tài liệu khởi công công trình

    2. Lệnh khởi công

    3. Biên bản bàn giao mốc vị trí, cao độ chuẩn - mặt bằng thi công

    4. Biên bản họp công trường

    5. Phiếu yêu cầu

    6. Biên bản giao nhận hồ sơ

    7. Báo cáo nhanh

    8. Báo cáo tuần

    9. Báo cáo tháng

    10. Phiếu chấp thuận vật liệu và thành phẩm xây dựng

    11. Phiếu chấp thuận thay đổi vật liệu/thành phẩm xây dựng

    12. Phiếu lấy mẫu vật liệu tại hiện trường

    13. Bảng theo dõi kết quả kiểm nghiệm đất

    14. Bảng theo dõi kết quả kiểm nghiệm thép

    15. Bảng theo dõi kết quả kiểm nghiệm bê tông

    16. Chỉ dẫn thi công

    17. Lắp đặt thiết bị chạy thử liên động có tải (phần nước)

    18. Biên bản xử lý kỹ thuật

    19. Chỉ thị công trường

    20. Phiếu kiểm tra công tác sửa chữa

    21. Phiếu yêu cầu nghiệm thu

    22. Nghiệm thu công tác xây dựng - Biên bản nghiệm thu chất lượng cọc BT trước khi đóng

    23. Nghiệm thu công tác xây dựng - Biên bản nghiệm thu chất lượng cọc BTCT trước khi ép - NB

    24. Nghiệm thu công tác xây dựng - Biên bản nghiệm thu chất lượng cọc BTCT trước khi ép - CB

    25. Nghiệm thu công tác xây dựng - Biên bản nghiệm thu chi tiết nối cọc - NB

    26. Nghiệm thu công tác xây dựng - Biên bản nghiệm thu chi tiết nối cọc - CB

    27. Nghiệm thu công tác xây dựng - Biên bản nghiệm thu công tác đóng cọc

    28. Nghiệm thu công tác xây dựng - Biên bản nghiệm thu công tác ép cọc

    29. Báo cáo tổng hợp đóng cọc

    30. Báo cáo tổng hợp ép cọc

    31. Nghiệm thu công tác xây dựng - Biên bản nghiệm thu công tác hố đào

    32. Nghiệm thu công tác xây dựng - Biên bản nghiệm thu công tác hố đào

    33. Nghiệm thu công tác xây dựng - Biên bản nghiệm thu công tác BT lót (nội bộ nhà thầu)

    34. Nghiệm thu công tác xây dựng - Biên bản nghiệm thu công tác BT lót (nội bộ nhà thầu)

    35. Nghiệm thu công tác xây dựng - Biên bản nghiệm thu công tác BT lót (giữa các bên)

    36. Nghiệm thu công tác xây dựng - Biên bản nghiệm thu công tác ván khuôn, cốt thép (nội bộ nhà thầu)

    37. Nghiệm thu công tác xây dựng - Biên bản nghiệm thu công tác ván khuôn, cốt thép (giữa các bên)

    38. Nghiệm thu công tác xây dựng - Biên bản nghiệm thu chất lượng BT

    39. Biên bản kiểm tra cao độ hoàn thiện

    40. Nghiệm thu công tác xây dựng - Biên bản nghiệm thu công tác xây tường - NB

    41. Nghiệm thu công tác xây dựng - Biên bản nghiệm thu công tác xây tường - CB

    42. Biên bản nghiệm thu công tác tô trát - NB

    43. Biên bản nghiệm thu công tác tô trát - CB

    44. Biên bản nghiệm thu công tác tô đá rửa

    45. Biên bản nghiệm thu công tác sơn nước

    46. Biên bản nghiệm thu công tác láng nền

    47. Biên bản nghiệm thu công tác lát nền

    48. Biên bản nghiệm thu công tác lát nền

    49. Biên bản nghiệm thu công tác ốp gạch

    50. Biên bản nghiệm thu công tác lắp đặt cửa - NB

    51. Biên bản nghiệm thu công tác lắp đặt cửa - CB

    52. Biên bản nghiệm thu công tác lắp dựng trần - NB

    53. Biên bản nghiệm thu công tác lắp dựng trần - CB

    54. Biên bản nghiệm thu công tác gia công cấu kiện thép

    55. Biên bản nghiệm thu công tác lắp dựng cấu kiện thép

    56. Biên bản nghiệm thu công tác lợp mái

    57. Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình xây dựng

    58. Biên bản nghiệm thu công trình để đưa vào sử dụng

    59. Bảng kê những thay đổi so với thiết kế đã được phê duyệt

    60. Biên bản xác nhận thay đổi thiết kế

    61. Biên bản phát sinh

    62. Bảng kê những hư hỏng, sai sót

    63. Bảng kê các khiếm khuyết chất lượng cần sửa chữa

    64. Bảng kê các việc chưa hoàn thành

    65. Biên bản kiểm tra hiện trường sự cố công trình xây dựng

    66. Báo cáo nhanh sự cố công trình

    67. Biên bản nghiệm thu đường ống điện

    68. Biên bản nghiệm thu đường dây dẫn điện

    69. Lắp đặt tĩnh thiết bị (phần điện)

    70. Lắp đặt thiết bị chạy thử đơn động không tải (phần điện)

    71. Lắp đặt thiết bị chạy thử liên động không tải (phần điện)

    72. Lắp đặt thiết bị chạy thử liên động có tải (phần điện)

    73. Biên bản nghiệm thu lắp đặt bãi tiếp địa

    74. Bảng đo điện trở cách điện của cáp, dây dẫn

    75. Bảng đo thông mạch, dây dẫn

    76. Biên bản nghiệm thu đường ống nước

    77. Lắp đặt tĩnh thiết bị (phần nước)

    78. Lắp đặt thiết bị chạy thử đơn động không tải (phần nước)

    79. Lắp đặt thiết bị chạy thử liên động không tải (phần nước)

    80. Kế hoạch triển khai giám sát

    81. Danh mục hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng

    82. Phiếu kiểm tra bản vẽ trước khi thi công

    83. Bảng theo dõi - kiểm tra vật tư nhập vào công trình

    84. Bảng theo dõi lấy mẫu bê tông tại hiện trường

    85. Bảng theo dõi lấy mẫu thép tại hiện trường

    86. Phiếu trình mẫu vật liệu điện

    Trên đây là thông tin đầy đủ về nghiệm thu công trình xây dựng 2023. Để nhà ở có thể được đưa vào vận hành, sử dụng, chúng ta cần phải làm đúng và đủ quá trình nghiệm thu này. 

        >>> Xem thêm: Trọn bộ kinh nghiệm sửa nhà từ Admin Happynest, khép lại hành trình hơn 2 tháng cải tạo nhà

    Nguồn: Tổng hợp

    Ngân AnhTheo dõi

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0