Làm mái nhà thế nào cho đúng theo quan điểm phong thuỷ và xây dựng hiện đại

    Cập nhật ngày 16/10/2021, lúc 06:005.641 lượt xem

    Trong dân gian từ xưa đến nay vẫn lưu truyền khá nhiều những kiêng kỵ liên quan đến việc làm mái nhà. Các kiêng kỵ ấy ảnh hưởng ra sao theo quan điểm khoa học phong thủy và trong kỹ thuật xây dựng hiện đại, làm sao để xây mái nhà cho đúng?

    Bài liên quan:

    1. Khi xây cổng nhà gia chủ đừng quên 6 yếu tố quan trọng

    2. Nhà có mặt tiền hẹp dưới 3.5m thiết kế sao cho đẹp?

    3. Nên hay không nên làm giếng trời cho nhà cấp 4?

    Làm mái nhà đúng theo kỹ thuật xây dựng và phong thuỷ giúp gia chủ an tâm hơn

    Những kiêng kỵ và cách khắc phục với từng loại mái nhà

    Nóc mái hình tam giác

    Với mái hình tam giác có độ dốc quá lớn dễ làm cho khí trong và ngoài nhà biến đổi dị thường. Để khắc phục, có thể cắt ngang mái nhà, thiết kế một nóc mái mới nghiêng ra ngoài, như vậy vừa đẹp vừa phù hợp với yêu cầu phong thủy.

    Mái nhà tam giác truyền thống có độ dốc lớn

    Mái dốc về một phía

    Kiểu mái này dễ làm cho ánh nắng chiếu rọi vào trong nhà, làm ảnh hưởng tới sự hấp thụ khí của cơ thể người. Do đó, các không gian như phòng ngủ, phòng làm việc nằm dưới mái dốc cần tránh bố trí dưới góc xéo. Khu vực thờ cúng khá hợp với gian áp mái, vì cùng là hành hỏa tương đương, miễn sao chỗ đặt bàn thờ và đứng thắp nhang khói không bị đụng dầm đà xéo. Nếu vì diện tích chật hẹp phải tận dụng thì nên làm dịu bớt bằng cách đóng trần phẳng hoặc vòm cong, kê vật dụng và dời chỗ sinh hoạt ra bên ngoài khoảng vát chéo, dùng cây xanh che chắn để giảm đi lại vào gầm mái, tránh vướng víu khi sinh hoạt.

    Mái bằng

    Thiết kế mái bằng thường được lựa chọn để tận dụng làm sân thượng, sân phơi, giúp tối ưu diện tích. Tuy nhiên loại mái này có nhược điểm là truyền nhiệt khá nhanh khiến không khí trong nhà luôn nóng về mùa hè và lạnh về mùa đông.

    Để khắc phục vấn đề này, nếu mái gỗ thì nên nâng cao nền, nếu giấy dán tường trong nhà là loại plastic thì nên đổi bằng vải hoặc ốp ván mỏng; mặt nền nên lát bằng gỗ dày sẽ mang lại cảm giác mát mẻ, ấm áp hơn. 

    Khu vực mái bằng tạo không gian nghỉ ngơi, thư giãn

    Mái giữa cao, hai bên thấp

    Đây là loại mái nhà lồi lõm, không bằng phẳng, tốc độ nước mưa xối xuống nhanh và mức độ xâm thực của nước cũng tăng. Do đó, vật liệu nhanh mục, ảnh hưởng đến chất lượng của mái. Các gia chủ cần lưu ý lựa chọn vật liệu xây dựng có chất lượng tốt. 

    Quy tắc “Nhất góc ao, nhì đao đình”

    “Nhất góc ao – nhì đao đình” nói về việc bố cục nhà cần tránh các góc ao cũng như góc cạnh của mái đình, đền miếu hướng vào chính diện nhà mình. Khi nhà mở cửa hướng ra góc mái, góc của công trình đồng nghĩa với bố cục các nhà bị xiên lệch, dễ gây va chạm khi di chuyển, gió lùa theo các cạnh tường, cạnh mái thổi đến nhà và gây ra cảm giác bất an.

    Đối với mỗi căn nhà, đòn dông là thanh gỗ bắc ngang trên đầu hàng cột chính giữa nhà tạo thành đỉnh cao của nóc nhà. Đòn tay hay xà gồ là đoạn tre hay gỗ dùng để đỡ rui của mái nhà. Theo phong thủy, đòn dông và đòn tay tuyệt đối không được chĩa sang nhà bên cạnh. Do đó, đối với nhà ở nói chung và nhà biệt thự nói riêng khi ngói lợp nhà phải dùng tấm thép tạo thành nẹp và bịt kín cây xà gồ để tránh làm ảnh hưởng đến những nhà xung quanh. Và khi dựng đòn dông cho nhà ở thì phải làm lễ xin phép tổ tiên, thần thánh. 

    Đao đình, mảng tường đầu hồi “chĩa” sang nhà lân cận là kiểu kiêng kỵ phổ biến về mái nhà

    Lưu ý khi thiết kế mái nhà

    Gia chủ cũng cần lưu ý đáp ứng 3 chức năng quan trọng của mái nhà trong phong thủy: Bài thủy - Cách nhiệt - Triệt lôi. 

    Yếu tố bài thủy

    Để mái nhà vững chắc trong mùa mưa gió, ông cha ta thường dùng rơm rạ để làm mái vì đây là chất liệu ngậm nước và khả năng thoát nước mạnh. Nhưng ngày nay để làm mái, chúng ta có nhiều sự lựa chọn về vật liệu như tôn, ngói, tấm lợp sinh thái… Dù là nguyên liệu gì thì mái vẫn phải đảm bảo độ dốc để thoát nước càng nhanh càng tốt.

    Yếu tố cách nhiệt 

    Ngoài việc an toàn vào mùa mưa thì mái cần tạo không khí mát mẻ những ngày hè nóng bức. Do vậy, theo mục đích sử dụng mà ta cần lựa chọn những vật liệu thích hợp: mái để ở nên dùng ngói, hoặc tôn cách nhiệt hoặc tấm lợp sinh thái...

    Yếu tố triệt lôi 

    Mái nhà đảm bảo nguyên tắc triệt lôi liên quan trực tiếp đến an toàn sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Để đảm bảo yếu tố này trong phong thủy, khi làm mái nhà cần làm dây dẫn sét tiếp xúc với cột tiếp địa được chôn sâu dưới đất.

    Với nhà có mái bằng, vườn trên mái hiện nay giúp bổ sung khoảng thiên nhiên cho cư dân đô thị đất chật người đông

    Mái nhà là bộ phận quan trọng trong mỗi công trình, bởi thế gia chủ cần hết sức lưu ý về mặt kỹ thuật lẫn phong thuỷ khi xây sửa để đảm bảo an toàn và thoải mái khi sinh hoạt. 

    Tổng hợp

    Xem thêm:

    1. 1. Giải pháp chống thấm cho tường nhà liền kề 
    1.  
    2. 2. Những lưu ý khi thiết kế cầu thang cho nhà gác lửng 
    3.  
    4. 3. 5 cách chống nóng hữu ích cho tầng áp mái 
    5.  
    6. 4. Cảnh quan nhà ở - Giải pháp cải thiện không gian sống lành mạnh 
    7.  
    8. 5. 4 phương án thiết kế chiều cao tầng nhà ứng dụng với nhà phố, nhà ống

     

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0