4 phương án thiết kế chiều cao tầng nhà ứng dụng với nhà phố, nhà ống

    28/07/2024 22:1527.423 lượt xem

    Chiều cao tầng nhà, đặc biệt là nhà phố, nhà ống cần được tính toán cẩn thận bởi rất khó để sửa lại nếu chọn sai chiều cao tầng nhà ngay từ bước đầu. Vậy tầng nhà phải thiết kế chiều cao như thế nào là hợp lý?

    *Tham khảo Hướng dẫn đăng bài trên website Happynest tại đây để kết nối với cộng đồng Happynest nhé.

    Chiều cao nhà là khoảng cách tính từ nền tảng một hay nền đất xung quanh đến đỉnh cao nhất của mái nhà. Còn chiều cao tầng nhà là khoảng cách giữa hai sàn nhà, được tính từ sàn tầng dưới đến sàn tầng kế tiếp. Trong thiết kế chiều cao tầng nhà dân, chiều cao tầng thông dụng được phân làm 3 mức cơ bản: phòng cao (3,6 - 5m), phòng tiêu chuẩn (3 - 3,3m), phòng thấp (2,4 - 2,7m). 

    Quy định về chiều cao tầng nhà ở dân dụng riêng lẻ

    Bên cạnh đó, cũng có một số quy định về chiều cao tầng nhà ở dân dụng riêng lẻ mà bạn đọc cần lưu ý để tránh sai phạm như sau:

    - Quy định chiều cao trung bình 1 tầng nhà ở là 3m từ mặt sàn dưới lên mặt sàn trên.

    - Chiều cao giữa các tầng nhà từ tầng 2 trở lên tối đa là 3,4m.

    - Độ cao sàn tối đa là 3,5m, tính từ độ cao vỉa hè cho đến đáy ban công, sê nô trong trường hợp ban công nhô ra khỏi ranh lộ giới.

    - Độ cao sàn tối đa là 3,8m.

    - Đối với đường lộ giới dưới 3,5m thì chỉ được phép xác định chiều cao nhà theo thước lỗ ban tính từ mặt sàn tầng trệt (tầng 1) cho đến sàn lầu 1 (tầng 2) và trường hợp này không được làm tầng lửng.

    - Độ cao sàn tối đa là 5,8m: Với đường lộ giới từ 3,5 cho đến dưới 20m thì được phép bố trí tầng lửng; tổng chiều cao từ sàn trệt (tầng 1) lên đến lầu 1 (tầng 2) tối đa là 5,8m. 

    • - Độ cao sàn tối đa là 7m: Với đường lộ giới từ 20m trở lên sẽ được phép bố trí tầng lửng với tồng chiều cao từ sàn trệt (tầng 1) lên đến lầu 1 (tầng 2) tối đa là 7m.
    •  

    Hình minh họa quy định thiết kế chiều cao tầng nhà ở dân dụng riêng lẻ

    >>> Xem thêm: Những lưu ý khi đặt bàn thờ trong phòng khách giúp mang lại tài lộc, sức khỏe

    1. Chiều cao nhà theo chức năng phòng

    Phòng khách thường là khu vực có chiều cao “nhỉnh” hơn các phòng khác, đôi khi có thể cao gấp đôi. Chiều cao lý tưởng nhất cho phòng khách là khoảng từ 3,6m - 5m. Những thiết kế biệt thự có phòng khách cao và thoáng giúp lưu thông không khí và ánh sáng hiệu quả hơn những căn nhà thông thường. 

    Khu vực sinh hoạt chung của ngôi nhà này được bố trí khoảng thông tầng, có trần cao giúp không gian luôn thông thoáng (nguồn: UOY Home)

    Đối với phòng thờ, để tạo cảm giác trang nghiêm thì nên chú ý chiều cao của phòng thờ không được thấp hơn chiều cao của các phòng thông dụng. 

    Với các phòng thông dụng như phòng bếp, phòng ngủ thì cần tạo cảm giác ấm cúng, tránh sự trống trải. Chiều cao của những phòng này nên vừa phải, trung bình khoảng 3 - 3,3m. Bên cạnh đó, các phòng này nếu có trần thấp, vừa phải sẽ giúp điều hoà hoạt động hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm điện khi sử dụng điều hoà. 

    Gara để xe, phòng tắm, phòng kho là những vị trí có tần suất sử dụng thấp cho nên các gian phòng này không cần thiết kế chiều cao lớn để có thể tiết kiệm được không gian cũng như kinh phí xây dựng. Chiều cao tầng lý tưởng cho những phòng này là khoảng 2,4 - 2,7m.

    >>> Xem thêm: Nhà chung cư có thời hạn sử dụng không? Cư dân có mất trắng khi chung cư hết thời hạn sử dụng?

    Bản vẽ mặt cắt của một ngôi nhà phố thiết kế lệch tầng (nguồn: internet)

    2. Chiều cao nhà theo diện tích nhà

    Ngoài việc tính toán chiều cao tầng nhà thông qua chức năng của các phòng, các gia chủ cũng nên sắp xếp chiều cao tầng nhà thông qua diện tích xây nhà. Nếu nhà có từ 2 tầng trở lên thì chiều cao tầng nhà sẽ tỷ lệ thuận với diện tích xây dựng cầu thang bộ. Nhà có diện tích nhỏ thì chiều cao tầng nhà cũng phải giảm để đảm bảo cho cầu thang không bị dốc quá, gây khó khăn và nguy hiểm cho việc đi lại. Trong trường hợp nhà lô phố, nhà liền kề, nhà ống nhỏ hẹp về chiều ngang, thì chiều cao tầng nên để ở mức 3m là thích hợp. 

    3. Chiều cao nhà theo phong cách nhà ở

    Nếu một công trình nhà được thiết kế theo phong cách riêng, thì mỗi một phong cách thiết kế sẽ phù hợp với chiều cao nhà khác nhau. Nhà phong cách hiện đại thường làm trần thạch cao, lối trang trí không quá cầu kỳ, sàn tầng 1 thường có chiều cao từ 3,6 - 3,9m là phổ biến. Từ tầng 2 đến các tầng trên cùng thường là 3,3 - 3,6m.

    Phong cách hiện đại có trần cao từ 3,6 - 3,9m là phù hợp (nguồn: Alone House)

    Phong cách tân cổ điển cũng là một trong những phong cách được người Việt ưa chuộng. Với phòng cách này, tầng 1 thường có chiều cao tầng là 3,9m, các tầng trên thường là 3,6m và tầng trên cùng có thể là 3,3m.

    Đối với các biệt thự, nhà kiểu dinh thự với diện tích lớn, chiều cao tầng 1 thường sẽ dao động từ 4,2 - 4,5m, tầng 2 trở lên có thể từ 3,6 - 3,9m.

    >>> Xem thêm: Ban công nhà chung cư, nhà cao tầng nên làm chuồng cọp hay lưới an toàn? 

    4. Chiều cao nhà theo khí hậu khu vực

    Ngoài ra, các gia chủ cũng hay dựa vào khí hậu của khu vực để xác định chiều cao một tầng nhà. 

    Đối với miền Bắc, mùa hè thường nóng và mùa đông lại lạnh, vì vậy chiều cao tầng nhà tối thiểu tốt nhất từ 3 - 3,6m để hạn chế việc sử dụng điều hoà làm mát hay sưởi ấm nhà. Trong khi đó, miền Nam nóng quanh năm và có 2 mùa mưa và mùa khô, nên chiều cao nhà ở nên là 3,6 - 4,5m, cao thoáng để nhà luôn mát và không ẩm thấp. 

    Trên đây là những thông tin giúp các gia chủ có thể xác định được chiều cao tầng hợp lý cho công trình nhà của mình. Happynest hy vọng bạn đọc sẽ có sự lựa chọn chiều cao tầng nhà đúng và chuẩn xác nhất. 

    Nguồn: Tổng hợp​​​​​​​

    Võ Minh HuyềnTheo dõi

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0