Đa số các ngôi nhà cao tầng, hoặc chung cư đều có biện pháp đảm bảo an toàn cho khu vực ban công, đặc biệt là các hộ gia đình có trẻ nhỏ. Hai biện pháp được sử dụng nhiều nhất hiện nay là: sử dụng chuồng cọp hoặc lưới an toàn. Vậy khi nào nên lắp đặt chuồng cọp, khi nào nên lắp đặt lưới an toàn? Sự khác biệt giữa 2 biện pháp này ra sao? Hãy cùng Happynest tìm hiểu kỹ qua bài viết dưới đây.
Lưới an toàn là gì?
Đúng như tên gọi, lưới an toàn là một loại lưới được thiết kế từ những sợi cáp inox đan lại với nhau, được căng thành dạng lưới, tạo thành tấm màn bảo vệ. Lưới an toàn gồm 2 phần chính: Sợi cáp inox được bọc nhựa bên ngoài, và thanh nhôm cố định các sợi cáp. Các sợi cáp của lưới an toàn sẽ được căng thẳng băng và vít chặt vào 2 thanh nhôm này, độ dài của lưới thường được tính từ lan can ban công tới mặt sàn hoàn thiện phía trên của ngôi nhà.
Lưới an toàn tại ban công nhà chung cư
Chuồng cọp là gì?
Chuồng cọp là tiếng lóng, thường để chỉ những chiếc lồng bằng khung sắt bọc bên ngoài khu vực ban công của các căn hộ cao tầng, thường được dùng để thay thế cho lan can, đồng thời giúp làm tăng diện tích sinh hoạt của căn hộ và bảo vệ không gian nhà ở khỏi sự xâm nhập từ bên ngoài.
Chuồng cọp được lắp đặt tại khu nhà tập thể cũ
So sánh Ưu - Nhược điểm của Lưới an toàn và Chuồng cọp
Về tính thẩm mỹ, lưới an toàn vượt trội hơn chuồng cọp. Lưới an toàn được thiết kế từ những thanh cáp inox chống rỉ, chịu được thời tiết nắng mưa, và ít cản trở tầm quan sát của gia chủ nhiều nhất có thể. Còn chuồng cọp được cấu tạo từ những thanh sắt dày, dù có được sơn bảo vệ đến mấy, sau một thời gian dài sử dụng sẽ gặp tình trạng rỉ sét, làm mất mỹ quan của căn nhà. Thiết kế chuồng cọp cũng tạo cảm giác bí bách hơn so với lưới an toàn thanh mảnh, mỏng nhẹ.
Ban công chiếm lợi thế hơn về mặt thẩm mỹ
Về mặt đảm bảo an toàn khi có sự cố, cả lưới an toàn và ban công đều có những ưu - nhược điểm riêng. Nếu chẳng may xảy ra hỏa hoạn, cháy nổ tại khu vực chung cư, nhà cao tầng, gia chủ có thể dễ dàng xử lý lưới an toàn bằng cách dùng kìm cắt lưới và thoát hiểm. Điều này khá khó khăn để áp dụng với chuồng cọp. Tuy nhiên, gia chủ cũng có thể khắc phục bằng cách làm thêm cửa ngách chuồng cọp, và sử dụng ổ khóa để phòng tránh sự xâm nhập từ bên ngoài.
Việc xây dựng chuồng cọp không có cửa ngách thoát hiểm vừa làm mất mỹ quan, vừa không đảm bảo an toàn PCCC
Về mặt bổ sung công năng, chuồng cọp chiếm ưu thế hơn lưới an toàn, bởi việc lắp đặt chuồng cọp là một cách để mở rộng thêm không gian sinh hoạt cho gia chủ. Tuy nhiên, không phải khu chung cư hay tòa nhà cao tầng nào cũng cho phép lắp đặt và sử dụng chuồng cọp. Do những bất cập của chuồng cọp trong an toàn PCCC, đã có những ý kiến xây dựng luật nhằm cấm hành vi sử dụng chuồng cọp và đưa chuồng cọp vào quản lý nghiêm ngặt Trong một số trường hợp cụ thể, việc tự ý cơi nới, lắp đặt thêm chuồng cọp có thể gây vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý kỷ luật về mặt hành chính. Gia chủ nên tìm hiểu kỹ quy định của khu dân cư để áp dụng các biện pháp gia cố ban công phù hợp với căn nhà của mình.
Tham khảo thêm bài viết Review về lưới an toàn của gia chủ ở căn hộ tầng 22 sau 5 năm sử dụng tại đây.
Bài viết: Phương Thảo