Ưu - nhược điểm 3 cách bố trí phòng bếp phổ biến, kèm hình ảnh gợi ý thực tế

    Cập nhật ngày 11/10/2022, lúc 07:005.060 lượt xem

    Một gian bếp đẹp không chỉ nằm ở vật liệu, màu sắc mà còn phải phù hợp với phong cách nấu ăn của gia chủ, giúp cho người nội trợ hoạt động dễ dàng khi chế biến món ăn. Trong bài viết dưới đây, Happynest sẽ gợi ý 3 cách bố trí phòng bếp phổ biến dành cho những ai muốn sở hữu một phòng bếp đẹp và tiện nghi.

    Trải nghiệm bài viết và hình ảnh mượt mà hơn với ứng dụng Happynest tại đây.

    1. 1. Phòng bếp hình chữ U

    2.  

    Phòng bếp hình chữ U là kiểu bếp được bao quanh bởi 3 mặt tủ bếp, tạo thành hình chữ U. Kiểu bếp này khá linh hoạt, phù hợp với nhiều thiết kế nhà hiện đại dù là diện tích nhỏ, vừa hay rộng rãi.

    Căn bếp chữ U xinh xắn trong trong một căn hộ 48m2 (Ảnh minh họa: Ravie House)

    • Ưu điểm bếp chữ U

    •  

    Bếp hình chữ U sẽ có không gian lưu trữ rất thoải mái khi 3 phía thường là hệ tủ bếp. Cũng chính vì thế mà các thiết bị nhà bếp được sắp xếp trong một không gian khép kín, giúp cho thao tác của người nội trợ nhanh chóng, thuận tiện hơn.

    Mẫu bếp này có thể biến một cạnh bếp thành bàn chuẩn bị đồ ăn hoặc quầy bar trong một không gian mở. Đồng thời có thể tận dụng được hết những góc chết và tiết kiệm diện tích tối đa cho ngôi nhà, bởi vậy mẫu bếp hình chữ U phù hợp với những căn bếp có diện tích nhỏ và hẹp. Với những gia chủ thích kiểu nhà bếp khép kín thì thiết kế hình chữ U sẽ giúp không gian tách biệt với khu vực tiếp khách và ăn uống.

    >>> Xem thêm: 5 lưu ý khi thiết kế tủ bếp chữ U

    Khu bếp sử dụng tủ kịch trần giúp tiết kiệm diện tích, bên dưới có đảo bếp rộng rãi phục vụ nhu cầu nấu nướng của gia đình (Ảnh minh họa: TL House)

    • Nhược điểm bếp chữ U

    •  

    So với các mẫu bếp khác, thiết kế bếp chữ U sẽ có mức chi phí cao hơn, thời gian thi công cũng dài hơn. Khi gia chủ muốn thay đổi mẫu mã thì phải thay đổi toàn bộ thiết kế căn bếp của mình. Nếu thiết kế bếp chữ U theo cách tận dụng không gian trong ngôi nhà nhỏ để tối đa diện tích thì gia chủ phải chấp nhận không gian bếp sẽ có phần chật chội. 

    • Một số cách bố trí phòng bếp chữ U đẹp

    •  

    Bếp chữ U đẹp thường được bố trí kết nối với các không gian liền kề, theo đó một phía của bếp có thể tận dụng làm bàn ăn hoặc quầy bar nhỏ. Cách làm này vừa tiết kiệm không gian, lại vừa tiện lợi cho người nội trợ khi không phải di chuyển nhiều để tạo nên một bữa ăn hoàn thiện.

    Một không gian bếp chữ U được kết nối với thiên nhiên qua những ô cửa kính rộng (Ảnh minh họa: Nha Trang House)

    Căn bếp hình chữ U độc đáo với bức tường gạch mộc (Ảnh minh họa: Fairytale

    Căn bếp chữ U với hệ tủ bếp màu xanh dương bắt mắt, sàn bếp được lát gạch bông cùng tông màu (Ảnh minh họa: MT Villa)

    1. 2. Phòng bếp hình chữ L

    2.  

    Phòng bếp hình chữ L là kiểu bếp chạy dọc hai cạnh góc vuông. Thiết kế bếp này thường tận dụng triệt để góc phòng, mở rộng không gian hoạt động, di chuyển cho người nội trợ.

    Khu bếp chữ L hiện đại, tiện nghi với tầm nhìn thoáng đãng để người mẹ cảm thấy thoải mái mỗi khi nấu nướng (Ảnh minh họa: Nhà Nghệ Hiền)

    • Ưu điểm bếp hình chữ L

    •  

    Bếp hình chữ L mang đến trải nghiệm nấu nướng theo không gian mở. Đồng thời, dễ dàng thích hợp với mọi không gian nhỏ hẹp hay rộng rãi. Thiết kế phòng bếp chữ L thường được bố trí ở vị trí góc nhà giúp tiết kiệm không gian và “ăn gian” được diện tích phòng bếp. Không chỉ vậy, tủ bếp chữ L dễ dàng thay đổi kích thước mà không cần thay tủ mới, như nới rộng 2 đầu bếp hoặc lắp đặt thêm bếp phụ, đảo bếp.

    >>> Xem thêm: Gợi ý thiết kế bàn bếp chữ L giúp tăng diện tích sử dụng, hội yêu bếp thích mê

    Căn bếp ngăn nắp, thông thoáng và sáng sủa trong căn hộ nhỏ (Ảnh minh họa: Căn hộ 23m2)

    • Nhược điểm bếp hình chữ L

    •  

    Phòng bếp hình chữ L có một số nhược điểm nhỏ đó là khó bố trí trong không gian quá nhỏ hoặc nhà có hình dáng bất thường, không có góc vuông. Trường hợp nhà ống có chiều ngang hẹp thì phòng bếp hình chữ L không phải là lựa chọn tốt bởi thiết kế bị mất cân xứng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

    • Một số cách bố trí phòng bếp chữ L đẹp

    •  

    Bố trí bếp chữ L dễ thích hợp đối với mọi không gian, bởi điểm mạnh của loại bếp này là có thể tận dụng góc nhà, không chiếm quá nhiều diện tích nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ công năng.

    Gian bếp chữ L với màu ghi bóng lạ mắt trong một căn hộ hiện đại (Ảnh minh họa: Căn hộ 132m2)

    Không gian bếp có thiết kế mang phong cách tối giản, nhẹ nhàng (Ảnh minh họa: House of Ayoob)

    Không gian bếp mở bên cạnh khu vườn nhỏ xanh mát (Ảnh minh họa: House for Daughter)

    1. 3. Phòng bếp galley

    2.  

    Phòng bếp galley là kiểu nhà bếp bao gồm hai đơn vị tủ bếp, hoặc một tủ - một đảo bếp chạy song song, tạo một hành lang trống ở chính giữa. Thiết kế kiểu galley bắt nguồn từ những nhà bếp trên tàu, trong đó mọi thứ đều nằm trên một đường thẳng.

    Phòng bếp galley thoáng đãng với phần đảo bếp có thể làm thành nơi ăn uống rộng rãi (Ảnh minh họa: HL House)

    • Ưu điểm phòng bếp galley

    •  

    Nhà bếp được thiết kế theo kiểu galley giúp gia chủ tiết kiệm chi phí với độ sang trọng tương đương những thiết kế hiện đại, cầu kỳ khác. Chỉ cần có hai bộ tủ chạy dài song song là đã có thể bố trí được một phòng bếp vừa hiệu quả lại tiết kiệm diện tích. Các thiết bị nội thất cũng dễ dàng được sử dụng vì khoảng cách giữa người và đồ gia dụng được thu hẹp lại.

    Các thiết bị bồn rửa, tủ lạnh và tủ lưu trữ đều nằm theo chiều dọc của bức tường. bởi vậy gia chủ chỉ cần sắp xếp chúng theo thứ tự là sẽ nhận thấy sự tiện lợi ngay tức thì.

    Một căn bếp hiện đại với tông trắng kết hợp backsplash họa tiết (Ảnh minh họa: Nhà 1 tầng không tường)

    • Nhược điểm phòng bếp galley

    •  

    Nhà bếp galley vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như không thể bố trí trong một căn phòng có chiều rộng quá hẹp. Khoảng cách thích hợp giữa hai bên tủ bếp cũng rất quan trọng để đảm bảo có không gian thoải mái cho mọi người nấu ăn và đi qua nhau. Bên cạnh đó, một số nhà bếp theo phong cách galley sẽ không có cửa sổ, bởi vậy người nội trợ sẽ có chút cảm giác ngột ngạt nếu căn bếp đó không có giải pháp chiếu sáng và thông gió hợp lý.

    >>> Xem thêm: KTS tư vấn cách lựa chọn và thiết kế căn bếp lý tưởng cho gia đình trẻ

    • Một số cách bố trí phòng bếp galley đẹp

    •  

    Bếp galley được nhiều gia đình hiện đại ưa chuộng vì mang vẻ đẹp hiện đại, sang trọng và có tính mở. Kiểu bếp này có thể bố trí linh hoạt trong nhiều kiểu nhà bởi nó không choán diện tích. 

    Một gian bếp có phong cách thiết kế kết hợp hài hòa giữa truyền thống & hiện đại với màu nguyên bản của vật liệu gỗ (Ảnh minh họa: Villa Karesan)

    Gian bếp bố trí dọc theo chiều dài nhà với những kệ tủ gỗ mở (Ảnh minh họa: Labri - Nhà ở Huế)

    Gian bếp “ton-sur-ton” với toàn bộ không gian ngôi nhà (Ảnh minh họa: UOY Home)

    Trong mỗi công trình dù lớn hay nhỏ, phòng bếp luôn là không gian quan trọng, được ví như “trái tim” sưởi ấm cho ngôi nhà. Bởi vậy phòng bếp lúc nào cũng được các gia chủ đầu tư thiết kế, bố trí để đảm bảo công năng cũng như thẩm mỹ. Với các gợi ý về 3 cách bố trí phòng bếp phổ biến trong bài viết, hy vọng bạn sẽ tìm được ý tưởng sáng tạo cho căn bếp của riêng mình.

    Tổng hợp và viết bài: Thảo Vy

    *Bài viết được biên tập bởi đội ngũ Happynest. Xin vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức.

    Cuối năm 2021, Happynest ra mắt ứng dụng chuyên về Nhà ở, đồng thời chính thức "chào sân" lĩnh vực thương mại điện tử với Happynest Shop. Các đơn vị bán hàng xuất hiện trên Happynest Shop đều là những thương hiệu đầu ngành, sở hữu nhóm sản phẩm chính hãng và được Happynest chọn lọc kỹ lưỡng để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho người tiêu dùng. 

    Để tham khảo sản phẩm và đặt hàng, quý khách vui lòng truy cập website / app của Happynest, hoặc liên hệ fanpage Happynest / Happynest Shop để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất. Để cập nhật những chương trình khuyến mãi hot nhất, vui lòng truy cập tại đây.

    Mọi thắc mắc về đơn hàng, vui lòng gọi tới hotline 093 468 06 36, hoặc gửi phản hồi về email info@happynest.vn

    Happynest trân trọng mọi trải nghiệm của khách hàng. Bởi vậy, hãy chia sẻ mức độ hài lòng của bạn với chúng tôi bằng cách tham gia khảo sát này, và để lại những góp ý chân thành nhất tới đội ngũ Happynest bạn nhé!

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0