12 mẹo sử dụng chất tẩy rửa gia đình thông minh, vừa an toàn, vừa giữ đồ đạc sáng bóng như mới

    Cập nhật ngày 17/05/2022, lúc 09:00809 lượt xem

    Sử dụng hoá chất tẩy rửa không đúng cách là ngầm phá hoại nhà cửa và khiến đồ nội thất nhanh chóng “đội nón ra đi". Để vệ sinh đồ đạc sao cho đúng cách, an toàn, tiết kiệm, hãy cùng Happynest tham khảo ngay 12 mẹo hữu ích trong bài viết dưới đây.

     

    Bài liên quan:

    1. Gợi ý 8 loại cây trồng trong nhà bếp giúp thanh lọc không khí, lại giúp khử mùi hiệu quả

    2. Vỏ chuối và cà phê: bộ đôi nguyên liệu xanh, sạch giúp bạn thanh lọc không gian sống

    3. 5 loại cây thân gỗ thường được sử dụng ở thiết kế sân vườn trong nhà và những điều cần lưu ý

    Trải nghiệm bài viết và hình ảnh mượt mà hơn với ứng dụng Happynest tại đây.

    1. Nên pha loãng nước rửa bát trước khi sử dụng

    Dùng quá nhiều nước rửa bát có thể gây hại cho đồ đạc, bởi một lượng nước rửa bát vẫn bám lại trên bề mặt bát đĩa, đồ dùng, khiến chúng mất đi vẻ sáng bóng ban đầu. Nguy hiểm hơn, nếu rửa không kỹ, lượng nước rửa bát còn lưu lại này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và gia đình.

    Ngoài ra, không nên pha loãng xà phòng trong hộp đựng hay bát đĩa bẩn, vì cách làm này sẽ tạo điều kiện cho một số loại vi khuẩn lưu lại trên bát đĩa. Tốt nhất là bạn nên pha loãng nước rửa bát với nước nóng trong bồn rửa theo tỷ lệ 1 thìa cà phê nước rửa bát pha với 1 lít nước nóng.

    Pha loãng xà phòng trong chậu rửa vừa giúp tiết kiệm vừa tránh gây hại cho bát đĩa

    2. Không lạm dụng chất tẩy rửa có clo 

    Chất tẩy rửa có clo thường được dùng để làm sạch đồ đạc trong nhà bởi khả năng khử trùng và tiêu diệt vi khuẩn tối ưu. Tuy nhiên, không phải vật liệu nào cũng có thể được vệ sinh bằng loại chất tẩy rửa này. Ví dụ như lau sàn gạch bằng chất tẩy rửa có clo sẽ làm mất đi màu sắc vốn có của gạch. Thép không gỉ và đồng thậm chí có thể phản ứng với clo, tạo thành vết bẩn hoặc gỉ sét. Ngoài ra, chất tẩy rửa có clo cũng không có tác dụng làm sạch vết gỉ sét 

    Nên cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng chất tẩy rửa có clo cho mỗi loại vật liệu

    3. Đọc hướng dẫn sử dụng của chất đánh bóng cho đồ gỗ

    Chất đánh bóng thường có 2 loại: loại dạng dầu và dạng nhũ. Cả 2 loại đều có những ưu điểm riêng trong việc loại bỏ bụi bẩn. Nhưng loại dạng dầu có một vài nhược điểm, ví dụ như nó có thể để lại vết bẩn hoặc làm hỏng lớp bảo vệ bên ngoài của đồ đạc, thu hút bụi bẩn. Ngoài ra, lâu ngày dầu sẽ thay đổi màu sắc, trở thành màu vàng hoặc thậm chí hơi nâu. Đồ nội thất có nhiều lớp cũng không nên dùng chất đánh bóng dạng dầu hoặc sáp bởi nó có thể để lại vết ố và làm hỏng lớp bảo vệ của vật liệu. 

    Muốn kéo dài tuổi thọ cho đồ gỗ thì bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của các loại chất đánh bóng

    4. Không mua chất tẩy rửa có clo để dự trữ, không pha với nước nóng

    Nhiều người lầm tưởng rằng chất tẩy rửa có thời hạn sử dụng lâu và có thói quen mua nhiều loại để dự trữ trong nhà. Nếu chai tẩy rửa có chứa clo của bạn đã mở khoảng 6 tháng thì cần bỏ đi vì nó đã mất các thuộc tính khử trùng theo thời gian. Vì vậy, bạn không nên dự trữ nhiều mà chỉ nên mua khi chai cũ đã dùng hết hoặc đến hạn sử dụng. Bên cạnh đó, chỉ nên pha nước tẩy rửa có clo với nước lạnh bởi nhiệt độ cao có thể khiến hóa chất hoạt động kém hiệu quả.

    Khi mua các loại chất tẩy rửa có chứa clo, hãy chú ý đến hạn sử dụng của chúng

    5. Không dùng giấy ăn để lau màn hình

    Không phải bề mặt nào trong nhà cũng có thể sử dụng giấy ăn để lau chùi. Bởi khả năng hút nước của giấy ăn có hạn nên không thể làm sạch mặt bàn và thớt một cách hiệu quả. Đặc biệt, không nên dùng khăn giấy để lau các thiết bị điện tử vì nó có thể để lại các vết xước trên màn hình hoặc thậm chí phá hủy các tinh thể nếu bạn lau quá mạnh.

    Nên chọn những loại khăn chuyên dụng để vệ sinh đồ điện tử thay vì sử dụng giấy ăn

    6. Khăn lau kháng khuẩn có thể làm hỏng da

    Nhiều người cho rằng khăn ướt kháng khuẩn có thể làm sạch hiệu quả và tiêu diệt vi khuẩn gây hại, nên thường xuyên sử dụng nó để lau chùi nhiều đồ nội thất trong nhà. Trên thực tế, khăn ướt kháng khuẩn không thể sử dụng cho nhiều bề mặt. Khi sử dụng khăn ướt kháng khuẩn để lau bề mặt gỗ, gỗ có thể mất vẻ ngoài sáng bóng. Nó cũng gây hại đến mặt bàn và sàn bởi bề mặt ướt mất rất nhiều thời gian mới có thể khô. Đặc biệt, không nên làm sạch đồ nội thất da với khăn ướt kháng khuẩn vì có thể làm mất chất dầu tự nhiên của da, khiến bề mặt da quá khô và dễ rách.

    Khăn ướt kháng khuẩn giúp làm sạch nhanh nhưng chỉ nên sử dụng với một số chất liệu và đồ dùng nhất định

    7. Không làm sạch thảm với nước rửa bát

    Vì tiện lợi, nhiều người thường sử dụng luôn nước rửa bát để làm sạch các vết ố trên thảm. Tuy nhiên, thói quen này dễ gây hại nhiều hơn lợi. Bởi các sợi vải trong thảm có thể hấp thụ nước rửa bát và trở nên ngày càng bết dính, dễ bám bẩn hơn. Do đó, bạn sẽ phải làm sạch thảm thường xuyên hơn bình thường.

    Thảm nhanh bẩn, khó làm sạch có thể là do bạn dùng nước rửa bát để làm sạch các vết bẩn trên thảm

    8. Chất tẩy rửa đa năng không tốt cho một số bề mặt

    Chất tẩy rửa đa năng không nên sử dụng cho một số bề mặt vì có thể khiến nó biến dạng hoặc mất màu. Nếu dùng chất tẩy rửa này để lau sàn hoặc đồ nội thất bằng gỗ thì gỗ sẽ dễ phai màu. Các bề mặt bằng đồng hoặc đá cẩm thạch cũng nên cân nhắc khi sử dụng.

    Chất tẩy rửa đa năng hóa ra không thể áp dụng cho mọi loại bề mặt, vì vậy nên cẩn thận khi sử dụng

    9. Không dùng chất tẩy rửa có mùi

    Nhiều bà nội trợ thích sử dụng những chất tẩy rửa có mùi để giúp không gian thêm phần thơm tho. Tuy nhiên, một vài loại chất tẩy rửa có mùi lại chứa phthalate - một loại hóa chất gây nhiều tác động nguy hại đến sức khỏe. Nếu có thể, bạn vẫn nên ưu tiên những loại chất tẩy rửa có thành phần từ thiên nhiên để bảo đảm an toàn sức khỏe cho gia đình.

    Chất tẩy rửa có mùi thơm thật nhưng nên hạn chế dùng thì hơn

    10. Nước giặt có enzyme không tốt cho len hoặc lụa

    Để quần áo được thơm tho và bền chắc, các bà nội trợ cần quan tâm hơn đến các loại nước giặt phù hợp với từng loại quần áo. Ví dụ nước giặt chứa enzyme không nên dùng cho đồ len hoặc lụa vì nó có thể phá hủy kết cấu của chất liệu này. Bởi trong khi loại bỏ protein từ bụi bẩn, loại nước giặt chứa enzyme sẽ vô tình phá hủy luôn protein có trong sợi vải.

    Các loại vải mềm, dễ rách như len và lụa cần phải có loại nước giặt phù hợp

    11. Không dùng nước xịt kính cho đồ gỗ và màn hình

    Nước xịt kính có thể sử dụng để làm sạch nhiều bề mặt, nhưng bạn không nên dùng để làm sạch đồ gỗ vì nó có thể làm mất lớp bóng và lớp vecni của đồ gỗ. Tốt nhất bạn nên sử dụng hỗn hợp giấm trắng và dầu để loại bỏ vết bẩn và giúp đồ gỗ sáng bóng. Ngoài ra, nước xịt kính có thể làm sạch dấu vân tay, nhưng tuyệt đối không nên dùng để vệ sinh màn hình của các đồ điện tử vì các hóa chất của nước xịt kính sẽ phá huỷ kết cấu của màn. 

     

    Với thớt gỗ, thay vì hóa chất, bạn có thể áp dụng các chất làm sạch thiên nhiên như giấm trắng, dầu…

    12. Dùng chất tẩy rửa với liều lượng vừa đủ

    Quá nhiều chất tẩy rửa không có nghĩa là đồ đạc sẽ sạch hơn, đôi khi nó lại gây tác dụng ngược. Chất tẩy rửa dư thừa bám lại trên bề mặt có thể khiến đồ đạc hút nhiều bụi bẩn hơn và kích thích vi khuẩn sinh sôi. Vì vậy, ngoài việc chọn đúng loại chất tẩy rửa, bạn nên cân nhắc xem mình đã dùng đúng cách hay chưa. Ví dụ, bạn nên thấm bột giặt lên vết bẩn khoảng 10-15 phút rồi bắt đầu giặt, như thế vết bẩn sẽ được loại bỏ dễ dàng hơn.

    Bạn nên đổ một lượng chất tẩy rửa đủ dùng để vừa tiết kiệm, vừa không gây hại cho sức khỏe

    Nguồn: Bright Side 

     

    Xem thêm:

    1. 3 mẹo 'dọn sạch, xếp gọn' tối ưu không gian cho tổ ấm, các gia chủ Việt có thể tham khảo

    2. 5 loại cây trồng thanh lọc không khí tốt nhất cho phòng ngủ

    3. Có dùng quất cảnh, phật thủ sau Tết để làm mứt hoặc ngâm rượu, pha trà được không?

    4. 7 loại cây không nên trồng trong nhà, liệu các gia chủ có biết?

    5. Hướng dẫn cách đưa “vườn xanh” vào nhà phố theo diện tích cụ thể

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0