Villa Savoye là tác phẩm được nhào nặn dưới bàn tay của KTS người Thụy Sĩ lừng danh Le Corbusier. Ngay từ khi hoàn thành và ra mắt công chúng, Villa Savoye luôn nằm trong top những biểu tượng kiến trúc nổi tiếng nhất thế kỷ XX. Khởi công từ giữa năm 1928 và hoàn thành năm 1929, cho đến nay, Villa Savoye vẫn trở thành nguồn cảm hứng cho những thế hệ kiến trúc sư trẻ nhờ thiết kế phóng khoáng, tinh tế, mang đậm dấu ấn cá nhân của KTS Le Corbusier.
Villa Savoye là một trong những biểu tượng kiến trúc vĩ đại của thế kỷ XX
Công trình có chiều cao 9.4m, gồm 2 tầng và 1 tầng sân thượng
Căn biệt thự được thiên nhiên bao bọc bởi rừng cây rộng lớn.
Khuôn viên cảnh quan được thiết kế đơn giản nhưng vẫn tinh tế và sang trọng
>>> Xem thêm: Biệt thự nghỉ dưỡng có đầy đủ hoạt động giải trí của gia đình 3 thế hệ tại Bình Dương
Vì sao Villa Savoye là một kiệt tác kiến trúc Le Corbusier?
Để hiểu rõ Villa Savoye là gì, nhiều chuyên gia kiến trúc đã ví công trình này như một “tuyên ngôn ba chiều” cho tư tưởng hiện đại trong thế kỷ XX. Giáo sư William J.R. Curtis, nhà nghiên cứu nổi tiếng về lịch sử kiến trúc, đánh giá rằng Villa Savoye của Le Corbusier đã thể hiện một cách hoàn hảo năm nguyên tắc thiết kế nền tảng của ông: hệ cột trụ (pilotis) nâng nhà lên khỏi mặt đất, mặt bằng tự do, mặt đứng tự do, cửa sổ ngang kéo dài và mái bằng đa năng. Đây là công trình được xem là hiện thân hoàn chỉnh nhất cho triết lý thiết kế "ngôi nhà là cỗ máy để ở" của Le Corbusier – triết lý đã định hình toàn bộ dòng chảy kiến trúc hiện đại sau này.
Giáo sư Colin Rowe – tác giả bài luận “The Mathematics of the Ideal Villa” – còn cho rằng Villa Savoye chính là cầu nối giữa hai thế giới: cổ điển và hiện đại. Ông chỉ ra sự tương đồng đáng ngạc nhiên giữa tỷ lệ và bố cục của Villa Savoye và biệt thự Villa Rotonda của kiến trúc sư cổ điển Andrea Palladio. Điều này cho thấy dù là một kiệt tác kiến trúc Le Corbusier, công trình vẫn mang trong mình những giá trị xuyên thời đại, tiếp nối tinh thần lý tính và cân đối của kiến trúc phương Tây cổ điển.
Tuy nhiên, Villa Savoye không phải không có tranh cãi. Một số chuyên gia, được Harvard Design Magazine dẫn lại, đã phê bình công trình vì sự “lạnh lùng” trong hình khối và thiếu kết nối với thiên nhiên xung quanh. Dù vậy, phần lớn giới học thuật vẫn đồng thuận rằng đây là một biểu tượng kiến trúc mang tính khai phá, phản ánh tầm nhìn vượt thời đại của người tạo ra nó.
>>> Xem thêm: Giải mã thiết kế không cột, 7.429 tấm kính khiến The Gherkin trở thành “huyền thoại” trong làng kiến trúc
Villa Savoye được coi là một trong những kiệt tác kiến trúc nổi bật nhất của KTS Le Corbusier
Villa Savoye tiêu biểu trong kiến trúc hiện đại với nguyên tắc không gian độc đáo
Được biết đến là một trong những KTS có tầm ảnh hưởng lớn đến ngành kiến trúc trên thế giới, Le Corbusier đã thành lập nên 5 nguyên tắc trong thiết kế mang đậm phong cách cá nhân. 5 nguyên tắc đó là: Nhà trên cột giúp giải phóng không gian; Mái đa năng; Mặt bằng tự do; Cửa sổ ngang; Mặt đứng tự do.
5 nguyên tắc thiết kế của Le Corbusier được áp dụng triệt để trong Villa Savoye
Góc ảnh thể hiện khái quát tổng thể hình khối kiến trúc của công trình
Phối cảnh “bóc tách” thiết kế 3 tầng của Villa Savoye
Sơ đồ phối cảnh 3 tầng của công trình
Tầng 1 chủ yếu được thiết kế với khoảng trống lớn, sử dụng lưới cột lớn đỡ sàn và mái. Công trình được nâng lên khỏi mặt đất bởi hệ thống cột, cho phép không gian sân tầng 1 có sự kết nối tự do với thiên nhiên. Nhờ kiểu thiết kế này, không gian tầng 1 được giải phóng tầm nhìn và có tính liên tục từ ngoại thất vào nội thất.
Giải phóng không gian là nguyên tắc thiết kế đầu tiên của Le Corbusier
Ở tầng 2, cửa sổ được thiết kế theo kiểu băng dài nằm ngang, chạy theo bề rộng gian phòng. Băng cửa sổ dài giúp công trình đón sáng và thông gió tự nhiên vô cùng hiệu quả. Vườn trên mái có diện tích lớn, phẳng, được dùng làm nơi nghỉ ngơi, thư giãn, chỗ chơi của trẻ con, chỗ tập thể dục, sinh hoạt của gia chủ.
>>> Xem thêm: Biệt thự sân vườn đơn giản, hiện đại với chất liệu gỗ, kính chủ đạo
Băng cửa sổ kéo dài là điểm nhấn độc đáo về cả hình thức và công năng của công trình
Một góc trên tầng mái của công trình, ô trống trên mảng tường lớn tựa như một khung ảnh khổng lồ
>>> Xem thêm: Lật mở từng “hộp” bê tông: Điều gì khiến Habitat 67 của Safdie Architects trở nên đặc biệt?
Sự hoàn hảo về công năng và tính thẩm mỹ cao phù hợp với người sử dụng
Phần lớn không gian tầng 1 được thiết kế nhiều khoảng thông thoáng, sử dụng hệ thống lưới cột xung quanh 3 phía mặt tiền. Điều này vừa giúp công trình thêm vững chắc về kết cấu, lại vừa giúp không gian rộng thoáng, đón nhiều gió mát tự nhiên. Chức năng chủ yếu phục vụ cho nhà để xe, một phần cho bố trí cầu thang và các phòng cho người giúp việc.
Mặt bằng công trình từ tầng một đến tầng mái (từ trái sang phải)
Sơ đồ chức năng tầng một của công trình
Không gian thông thoáng tại tầng 1 được tận dụng làm chỗ để xe cho gia đình
Không gian bên trong tầng một với sự bố trí và sắp xếp khác lạ
Tầng 2 có mặt bằng hình chữ L, gồm phòng khách, 3 phòng ngủ, bếp. Các chức năng bên trong bao quanh một khoảng sân lớn, mở rộng ra không gian bên ngoài, không có sự tách biệt mà kết nối giữa trong và ngoài.
Sơ đồ các không gian chức năng tầng hai của công trình
Không gian sân vườn ở tầng hai được mở rộng, kết nối với thiên nhiên
Không gian sinh hoạt chung rộng rãi, thoáng đãng kết hợp với đồ nội thất đơn giản giúp công trình có sự tinh tế và hài hòa
Trục thang sử dụng đường cong kết hợp ram dốc thẳng gây ấn tượng và toát lên được chất riêng của KTS, một chất riêng phá cách.
Sơ đồ trục giao thông trong công trình (xanh dương: thang cuốn; xanh lá cây: ram dốc).
Hình ảnh ram dốc bên trong công trình
Một góc thang cuốn bên trong công trình
Ram dốc ấn tượng dẫn lên tầng mái của công trình
Cận cảnh ram dốc khi được sử dụng để di chuyển lên tầng mái
>>> Xem thêm: Những kiến trúc sư dám “đi ngược” xu hướng khiến giới chuyên môn phải ngả mũ
Thiết kế sân thượng tạo ra tầm nhìn lớn, tự do và phóng khoáng. Sân vườn tự nhiên kết hợp phòng tắm nắng có tường kín bao quanh giúp gia chủ tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên một cách thoải mái và riêng tư nhất. Việc sử dụng những hình khối mang tính điêu khắc, tròn, uốn cong khiến công trình có phần đặc biệt, làm nổi bật phong cách thiết kế rất riêng của Le Corbusier.
Nếu ở tầng 2, các không gian được thiết kế chủ yếu là các khối hộp, thì tầng 3 được thiết kế với không gian mở kết nối chủ yếu với thiên nhiên, hình khối mềm mại hơn. Sự bổ trợ về hình thức giữa tầng 2 và tầng 3 góp phần giúp công trình hoàn hảo hơn.
Sơ đồ không gian chức năng tầng mái của công trình
Tổng thể góc nhìn từ tầng hai lên tầng mái của công trình
Một góc vườn trên mái với không gian mở, kết nối với thiên nhiên
>>> Xem thêm: Những “bóng hồng” quyền lực trong làng kiến trúc cảnh quan thế giới
FAQs – Giải đáp về kiệt tác kiến trúc Villa Savoye
1. Villa Savoye thuộc phong cách kiến trúc nào?
Villa Savoye là đại diện tiêu biểu của kiến trúc hiện đại đầu thế kỷ XX, được thiết kế theo triết lý công năng (functionalism) của Le Corbusier. Công trình áp dụng triệt để 5 nguyên tắc thiết kế hiện đại do chính ông đề xướng, đồng thời thể hiện tinh thần “ngôi nhà là một cỗ máy để ở” – một trong những tuyên ngôn nổi tiếng nhất trong lịch sử kiến trúc. Đây là lý do vì sao Villa Savoye là gì không chỉ là một biệt thự mà còn là tuyên ngôn định hình kiến trúc hiện đại toàn cầu.
2. Villa Savoye có ảnh hưởng đến kiến trúc Việt Nam không?
Dù Villa Savoye tọa lạc tại Pháp, nhưng triết lý thiết kế của nó đã lan rộng và ảnh hưởng không nhỏ đến kiến trúc hiện đại tại Việt Nam. Nhiều công trình đương đại tại Việt Nam, đặc biệt là các thiết kế nhà ở theo phong cách tối giản, đề cao ánh sáng tự nhiên, thông gió chéo và không gian mở – đều mang hơi hướng từ tư tưởng thiết kế của Le Corbusier. Một số KTS Việt Nam cũng từng lấy cảm hứng từ Villa Savoye trong việc tổ chức mặt bằng tự do và ứng dụng giếng trời, sân trong – cách tiếp cận vừa hiện đại vừa phù hợp khí hậu nhiệt đới.
>>> Xem thêm: Những công trình kiến trúc đỉnh cao được đánh giá là “kỳ quan thế giới”
3. Le Corbusier còn công trình nổi bật nào khác ngoài Villa Savoye?
Bên cạnh Villa Savoye, Le Corbusier còn để lại nhiều kiệt tác kiến trúc hiện đại khác, nổi bật như:
- Unité d'Habitation (Marseille, Pháp): khu nhà ở xã hội nguyên mẫu, kết hợp căn hộ, nhà trẻ, siêu thị... trong một khối kiến trúc phức hợp.
- Chapelle Notre Dame du Haut (Ronchamp, Pháp): nhà nguyện nổi tiếng với thiết kế uốn cong độc đáo, mang tính biểu tượng về mặt tạo hình.
- Carpenter Center for the Visual Arts (Harvard, Mỹ): công trình duy nhất của Le Corbusier tại Bắc Mỹ, kết hợp nghệ thuật và giáo dục.
- La Tourette Monastery (Eveux, Pháp): tu viện thiết kế theo triết lý “kiến trúc phục vụ đời sống tinh thần”.
Mỗi công trình đều thể hiện rõ triết lý sáng tạo mang tính cách mạng, tiếp nối dấu ấn từ Villa Savoye của Le Corbusier.
Le Corbusier thiết kế công trình theo chủ nghĩa công năng, các không gian từ nhỏ đến lớn đều có chức năng riêng. Những yếu tố mang tính trang trí trong công trình luôn đi kèm với một công năng nhất định. Những đường nét và hình khối rất cơ bản đưa công trình đến một vẻ đẹp tinh giản và thuần khiết. Tuy nhiên, ngoài việc tận dụng triệt để công năng, KTS còn thiết kế công trình dựa trên sự cộng sinh giữa kiến trúc và môi trường thiên nhiên, thể hiện qua sự đan xen giữa ngoại thất và nội thất. Đây cũng là yếu tố tiên quyết khiến Villa Savoye trở thành một trong những kiệt tác kiến trúc nổi tiếng trên toàn thế giới.
Thông tin công trình:
Tên công trình: Villa Savoye
Địa điểm: Poissy, Pháp
Kiến trúc sư: Le Corbusier
Năm thiết kế: 1928
Năm hoàn thành: 1929
*Để lại thông tin trong box dưới đây, Happynest sẽ giúp bạn kết nối đơn vị thiết kế - thi công phù hợp và nhanh chóng nhất.