Xây nhà gác lửng cần biết điều gì? 10 mẫu nhà gác lửng thực tế

    Cập nhật ngày 20/05/2024, lúc 09:0869.003 lượt xem

    Thiết kế nhà gác lửng được biết đến là giải pháp vừa tăng diện tích sinh hoạt, vừa giúp nhà nhỏ thoáng đãng hơn. Vậy nhà gác lửng là gì? Những ai nên xây nhà gác lửng? Cùng tìm câu trả lời và tham khảo các mẫu nhà gác lửng ấn tượng trong bài viết này nhé.

    *Tham khảo Hướng dẫn đăng bài trên website Happynest tại đây để kết nối với cộng đồng Happynest nhé.

    1. 1. Nhà gác lửng là gì?

    Gác lửng (hay tầng lửng, gác xép) có nghĩa là lửng một tầng trong kiến trúc của một căn nhà, là tầng trung gian giữa các tầng chính. Thông thường, gác lửng không được tính vào số tầng của một căn nhà.

    Như vậy, nhà gác lửng là những ngôi nhà có tầng lửng. Đó có thể là tầng nằm giữa tầng 1 (tầng dưới cùng) và tầng 2, được thiết kế để tăng diện tích sử dụng trong nhà.

    Phương án nhà gác lửng ngày càng được nhiều gia ưa chuộng

    Hiện nay, nhà gác lửng đã trở thành kiểu kiến trúc phổ biến, đặc biệt với những ngôi nhà có diện tích hẹp hoặc nằm trong khu vực bị hạn chế chiều cao. Tuy nhiên, những căn nhà rộng lớn vẫn có thể thiết kế gác lửng để tạo điểm nhấn hay ứng dụng làm khu đọc sách, trưng bày hoặc thư giãn.

    1. 2. Vì sao thiết kế nhà gác lửng ngày càng được ưa chuộng?

    Thiết kế nhà gác lửng được biết đến là sự lựa chọn hoàn hảo cho những gia đình muốn gia tăng diện tích sử dụng nhưng không có nhu cầu xây thêm tầng. 

    Có 3 ưu điểm nổi bật của thiết kế nhà gác lửng như sau:

    • Tăng diện tích sử dụng

    Một trong những ưu điểm lớn nhất của nhà gác lửng là tối ưu không gian, mở rộng công năng sử dụng cho nhà nhỏ hẹp. Với gác lửng, bạn có thể làm phòng ngủ, thiết kế thêm vách ngăn làm phòng thờ, phòng chức năng phụ mà không chiếm diện tích ở không gian chính. Phần dưới cầu thang gác lửng có thể bố trí tủ sách, kệ TV. 

    Gác lửng hoàn toàn có thể làm một góc đọc sách, giải trí độc đáo

    • Mang lại sự thuận tiện

    Ở một số khu vực, công trình nhà ở bị giới hạn về chiều cao và số tầng để không phá vỡ quy hoạch. Khi đó, thiết kế nhà gác lửng trở thành phương án “cứu cánh” nhằm đảm bảo tiện nghi sinh hoạt cho gia đình. 

    Đặc biệt, thiết kế nhà gác lửng cũng phù hợp với những gia đình muốn xây dựng mô hình nhà ở kết hợp kinh doanh. Theo đó, tầng lửng có thể làm nơi tiếp khách riêng của gia đình mà không cản trở tầm quan sát việc buôn bán ở tầng dưới.

    Nhà gác lửng đem tới sự kết hợp chức năng chung và riêng hài hòa (Ảnh: Office and House)

    >>> Xem thêm: Tổng hợp 100 mẫu nhà gác lửng đẹp 2023 kèm ảnh thực tế (cập nhật)

    • Tiết kiệm chi phí thi công

    Vì đặc trưng ứng dụng cho khu đất nhỏ hẹp, thường chỉ xây được một tầng nên thiết kế tầng lửng phần nào giảm bớt chi phí thi công mà vẫn đủ đáp ứng nhu cầu của gia đình. Thêm nữa, bố trí nội thất cho gác lửng cũng đơn giản, bớt cồng kềnh hơn. Nhờ đó, gia chủ sẽ tiết kiệm thêm một khoản phối cảnh, trang trí cho ngôi nhà.

    Nội thất cho gác lửng không nhiều và phức tạp, giúp giảm bớt chi phí mua sắm

    1. 3. Cần lưu ý gì khi thiết kế nhà gác lửng?

    Ngoài những ưu điểm, thiết kế nhà gác lửng cũng tồn tại một số nhược điểm mà gia chủ cần chú ý:

    - Do độ cao của tầng lửng bị giới hạn nên việc lấy sáng tự nhiên, lắp đặt đèn điện tại khu vực này sẽ khó khăn hơn. Thêm nữa, những loại đèn trang trí như đèn chùm, đèn thả trần sẽ không thể lắp đặt ở gác lửng vì không đủ chiều cao, gây vướng víu cho người dùng.

    - Không gian gác lửng thường thấp và nhỏ nên việc bài trí nội thất, đồ dùng sẽ bị hạn chế và bất tiện hơn.

    - Dễ gây lãng phí điện năng vì là kiểu thiết kế phòng có không gian gấp đôi diện tích sảnh 

    - Không phù hợp với người cao tuổi vì phải lên xuống cầu thang.

    - Nếu sau này muốn cơi nới thêm một phần gác lửng nữa thì sẽ bị giới hạn về mặt pháp lý như chiều cao, kể cả kết cấu nhà.

    Do vậy, khi lựa chọn xây nhà gác lửng, gia chủ cần dựa vào kiến trúc của ngôi nhà, phong cách thiết kế và mục đích sử dụng để có phương án phù hợp.

    Với những ngôi nhà cấp 4 vừa và nhỏ, gia chủ có thể xây gác lửng để  tạo cảm giác không gian thoáng đãng, rộng rãi và hiện đại. Tầng lửng có thể tận dụng làm phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, khu vui chơi, nghỉ ngơi hoặc chứa đồ tiện lợi, dành không gian bên dưới làm bếp, khu vực vệ sinh.

    Không gian nhà trở nên sáng sủa, thoáng đãng hơn nhờ phân chia diện tích cho gác lửng và giếng trời (Ảnh: MaisonT)

    >>> Xem thêm: Chi tiết cách tính chi phí xây nhà cấp 4 gác lửng

    Với nhà ống hẹp ngang, dài sâu, thiết kế tầng lửng sẽ nằm trong phần trệt và để làm nơi sinh hoạt chung của gia đình, còn các không gian chung và riêng được phân bổ đến các tầng.

    Với nhà rộng hoặc biệt thự thì tầng lửng có thể trở thành điểm nhấn thẩm mỹ ấn tượng khi làm khu trưng bày, phòng đọc sách, thư viện…

    Một thiết kế tầng lửng làm góc học tập, vui chơi cho con trẻ (Ảnh: Bin Bon House)

    1. 4. Những ai nên lựa chọn thiết kế nhà gác lửng?

    Dưới đây là một vài tiêu chí xây nhà gác lửng mà các gia chủ có thể xem xét:

    - Nhà gác lửng phù hợp với những gia đình có nhà chật hẹp, không có nhiều diện tích sử dụng.

    - Nếu gia chủ có điều kiện tài chính hạn chế nhưng muốn bổ sung công năng thì nhà gác lửng là phương án hoàn hảo.

    - Những gia chủ muốn có một góc nhỏ riêng tư, kín đáo, không ảnh hưởng đến các khu vực chính thì nên chọn thiết kế nhà gác lửng.

    - Với những gia chủ có sở thích sưu tầm, trưng bày thì xây gác lửng là một phương án lý tưởng để đáp ứng nhu cầu này.

    Thiết kế nhà gác lửng phù hợp nhất với các gia đình có điều kiện tài chính hạn chế, không muốn xây nhà cao tầng (Ảnh: Long Thanh House)

    1. 5. Kinh nghiệm thiết kế nhà gác lửng chuẩn hiện đại, tiện nghi

    • Kích thước tiêu chuẩn

    Theo lý thuyết, chiều cao của gác lửng nên nằm trong khoảng 2,4 - 2,8m. Diện tích của gác lửng không vượt quá 60% diện tích mặt sàn theo quy chuẩn xây dựng. Nếu xây thấp sẽ làm cho không gian này có cảm giác tù túng, nhưng quá cao thì sẽ thành một tầng riêng biệt.

    • Xác định công năng và vật liệu

    Gia chủ cần xác định rõ công năng gác lửng ngay từ khi lên ý tưởng xây nhà. Điều này giúp cho quá trình thiết kế và thi công gác lửng trở nên dễ dàng, đồng bộ hơn.

    Nếu tầng lửng được thi công trong quá trình xây dựng, khu vực này sẽ sử dụng bê tông, cốt thép làm vật liệu chính và có độ bền cao.

    Nếu tầng lửng được thi công sau khi công trình nhà ở đã đi vào sử dụng thì sẽ ưu tiên những vật liệu nhẹ, dễ sử dụng và có độ cứng, độ bền cao, ví dụ như gỗ, tấm làm gác lửng chuyên dụng... Trường hợp này, gia chủ nên bố trí phòng ngủ, phòng làm việc tại đây sẽ phù hợp hơn.

    Tùy vào thời điểm xây tầng lửng mà gia chủ nên sử dụng vật liệu thích hợp

    • Hỗ trợ trọng lượng 

    Kết cấu móng xung quanh nhà gác lửng phải chịu được trọng lượng ít nhất 200kg, bao gồm: trọng lượng người dùng, trọng lượng của đồ nội thất, trọng lượng kết cấu gác lửng, vật liệu sàn, vật liệu trần… mà khi cộng tất cả các giá trị trọng lượng lại với nhau không được nhỏ hơn 200kg. Nếu giá trị hỗ trợ trọng lượng của nhà gác lửng thấp hơn mức 200kg thì có thể xảy ra sự cố.

    • Nội thất

    Vì không gian gác lửng không quá rộng rãi nên khi bố trí nội thất, gia chủ cần tiết chế về số lượng và kiểu dáng để tránh cảm giác rối mắt, chật chội. Nên ưu tiên tone màu trung tính, hạn chế màu sặc sỡ. 

    • Lan can

    Lan can cho gác lửng nên được làm từ chất liệu kính cường lực, gỗ hoặc kim loại, thiết kế tối giản, không cầu kỳ. Không nên làm lan can quá cao sẽ gây mất cân đối, cũng không nên quá thấp nhằm phòng tránh rủi ro mất an toàn, đặc biệt cho trẻ em. Chiều cao tiêu chuẩn của lan can cầu thang nên vào khoảng 90cm.

    Lan can kính giúp dẫn sáng và mở rộng không gian tầng lửng hiệu quả (Ảnh: Căn hộ gác lửng chỉ 40m2)

    • Cầu thang

    Gia chủ có thể cân nhắc lựa chọn cầu thang thẳng, xương cá, xoắn ốc, với các chất liệu đa dạng như gỗ, kính, sắt... Tuy nhiên, không nên đặt cầu thang ở chính giữa vì vừa tốn diện tích lại bất tiện khi sử dụng. Thay vào đó, thiết kế cầu thang 1 vế sẽ thích hợp hơn.

    Cầu thang dọc 1 vế là gợi ý hoàn hảo cho thiết kế nhà gác lửng (Ảnh: Bin Bon House)

    >>> Xem thêm: Những lưu ý khi thiết kế cầu thang cho nhà gác lửng

    • Hệ thống ánh sáng và nhiệt độ

    Để giải quyết nhược điểm thiếu ánh sáng ở tầng lửng, gia chủ nên lắp đặt hệ thống điện khoa học, cùng các cửa sổ đón ánh sáng tự nhiên kết hợp thông gió. Không nên sử dụng đèn trần dạng chùm hay quạt trần để tránh việc thừa ánh sáng và đảm bảo an toàn cho quá trình sử dụng. Hệ thống trần nên được thiết kế và thi công theo phong cách đơn giản, bằng phẳng hoặc kiểu giật cấp nhẹ. 

    Với yêu cầu điều hòa nhiệt độ, đặc biệt trong mùa hè nóng bức, có thể cân nhắc phương án sử dụng tấm cách nhiệt trên trần và xung quanh tường.

    Vì chiều cao bị giới hạn nên việc thiết kế hệ thống chiếu sáng cho tầng lửng vô cùng quan trọng (Ảnh: Minimalist House)

    1. 6. Gợi ý thiết kế gác lửng cho nhà thêm rộng thoáng

    Thiết kế nhà gác lửng đẹp và tiện lợi không kém việc chia tầng nếu được phân bổ không gian hợp lý. 

    Dưới đây là những mẫu nhà gác lửng hiện đại, ấn tượng cho các gia chủ tham khảo và ứng dụng vào nhà mình:

    Nhà gác lửng mang thiết kế hiện đại, hợp lý, được cải tạo từ một phòng kho có diện tích khiêm tốn (Ảnh: Nhà gác lửng 25m2)

    Không gian nhà gác lửng mang đến cảm giác thông thoáng, thoải mái (Ảnh: Nhà cấp 4 mái dốc)

    Cửa sổ kính lớn đưa ánh sáng tự nhiên tràn ngập không gian nhà gác lửng (Ảnh: Pettanco House)

    Thiết kế nhà gác lửng đơn giản, gọn gàng với nhiều cây xanh (Ảnh: Minimalist House)

    Thiết kế nhà gác lửng, gia chủ có thêm một góc thư giãn cực chill (Ảnh: House in Butantã)

    Toàn bộ tầng lửng được dành cho không gian chung của gia đình (Ảnh: M9-House)

    7. Cải tạo cửa hàng kinh doanh đã xuống cấp thành nhà gác lửng hiện đại, tiện nghi

    Không gian sinh hoạt chung nằm ở tầng 1, được thiết kế dạng mở liền mạch, tạo cảm giác thông thoáng

    Khu vực để bàn ghế ăn cũng là nơi phân chia không gian phòng khách và bếp (Ảnh: nhà 1 tầng 1 lửng)

    Tổng hợp

    *Để lại thông tin trong box dưới đây nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế - thi công nhà ở nhé.

    Phương TrangTheo dõi

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0