TOP 10 nhà phố áp dụng bố cục “đặc rỗng”, tạo khoảng mở thông thoáng

    Cập nhật ngày 14/02/2024, lúc 18:007.856 lượt xem

    Lấy sáng và lưu thông khí cho nhà phố luôn là bài toán khó dành cho các KTS và gia chủ. Một trong những giải pháp được ứng dụng ngày càng phổ biến hiện nay là sắp xếp các không gian chức năng trong một bố cục đặc rỗng hợp lý. Dưới đây là 10 công trình nhà phố có cách bố trí khoảng đặc - rỗng đan xen hài hòa, đẹp mắt mà các gia chủ có thể tham khảo, học hỏi.

    *Tham khảo Hướng dẫn đăng bài trên website Happynest tại đây để kết nối với cộng đồng Happynest nhé.

    1. Nhà phố thiết kế bố cục đặc rỗng để xóa bỏ nhược điểm nhà ống dài và hẹp

    Ở Long Thanh House, cách bố trí khoảng đặc - rỗng xen kẽ đã giải quyết quyết bài toán lấy sáng và thông gió tự nhiên cho nhà ống mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ. Các khu vực sinh hoạt không nằm liền kề mà sẽ đan xen với các khoảng sân, cây xanh tươi mát. Khoảng thông tầng ở giữa nhà, kết nối phòng ngủ, khu đa năng/bếp là yếu tố tạo nên điểm khác biệt cho ngôi nhà. Mái của ô thông tầng lợp kính cường lực có khung sắt bảo vệ để đón sáng, che mưa, chống thấm.

    Bố cục đặc - rỗng giúp Long Thanh House trở nên thoáng đãng, xóa bỏ nhược điểm nhà ống dài và hẹp

    >>> Xem toàn bộ thông tin và hình ảnh của Long Thanh House tại đây.

    1. 2. Nhà phố 3 tầng giữ gìn kết nối gia đình nhờ bố cục đặc rỗng hợp lý

    Ngay từ mặt tiền, Son’s House đã thu hút ánh nhìn với các hình khối xếp chồng, lùi dần vào theo chiều cao. Cũng chính cách bố trí này đã tạo cảm giác về một bố cục đặc - rỗng đan xen nhau. Trong đó, mỗi khối đặc sẽ chứa đựng không gian riêng tư, còn các khoảng rỗng là không gian sinh hoạt chung và trục giao thông. Cách thiết kế này giúp các thành viên có nơi chốn riêng nhưng luôn sẵn sàng kết nối với nhau bằng việc mở cửa sổ, nhìn ra khoảng thông tầng và sân chung.

    Thiết kế mở đã tạo nên một tổng thể thống nhất, với mỗi khối chức năng đều kết nối chặt chẽ với nhau ở bên trong Son’s House

    >>> Xem toàn bộ thông tin và hình ảnh của Son’s House tại đây.

    1. 3. Nhà phố ứng dụng khéo léo bố cục đặc rỗng để gia chủ có thể “chạm” nắng mưa ngay trong nhà

    Khác với mặt tiền có phần thô cứng, bên trong K House lại mở ra một không gian ấn tượng, tựa như một hang động nguyên thủy với cấu trúc vòm bê tông cùng nắng gió, cây xanh. Bước vào ngôi nhà, có thể cảm nhận từng phân lớp đặc - rỗng xen kẽ nhau. Các không gian chức năng trong nhà được đan cài với các khoảng trống một cách khéo léo tạo nên sự kết nối theo cả trục đứng và chiều ngang. 

    Để lấy sáng cho bên trong nhà, KTS đã thiết kế thêm một lõi giếng trời ở giữa nhà. Các yếu tố tự nhiên được khéo léo lồng ghép thông qua lõi giếng trời, tạo nên nguồn năng lượng tích cực cho các thành viên trong gia đình khi thư giãn, ngắm nhìn.

    Đơn giản mà tinh tế, khép kín nhưng vẫn gần gũi với thiên nhiên là những yếu tố hiện diện trong K House

    >>> Xem toàn bộ thông tin và hình ảnh của K House tại đây.

    1. 4. Nhà phố đáp ứng tiện nghi cho gia đình nhiều thế hệ thông qua bố cục đặc rỗng 

    Nhà Hạ Long là một công trình nhà ở có tỷ lệ hài hòa và tràn ngập ánh sáng tự nhiên. Nét đặc biệt trong cấu trúc của Nhà Hạ Long chính là sử dụng bố cục đặc - rỗng: Những khối nhỏ được sử dụng làm không gian riêng tư (private space), trong khi không gian chung (public space) giúp gia chủ kết nối với cộng đồng và thiên nhiên. Điều này giữ được hình thái kiến trúc mái dốc bản địa, nhưng vẫn đáp ứng được những công năng tiện nghi nhất cho các thế hệ trong gia đình.

    Kết cấu không gian chung và riêng của Nhà Hạ Long vô cùng hài hòa, linh hoạt

    >>> Xem toàn bộ thông tin và hình ảnh của Nhà Hạ Long tại đây.

    1. 5. Hana House thiết kế công năng theo bố cục đặc rỗng, mang đến trải nghiệm mới mẻ cho gia chủ

    Hana House có diện tích 147m2, bao gồm 3 tầng được thiết kế tối giản với nhiệm vụ mang đến cuộc sống thoải mái, gắn kết giữa con người - con người và con người - thiên nhiên. Tại tầng 1, không gian phòng khách, bếp, sinh hoạt và nghỉ ngơi được kết nối thông qua hành lang và thiết kế mở với khoảng sân trung tâm. Tầng 2 gồm 4 phòng ngủ yên tĩnh và tầng 3 là sân vườn. Với những khoảng đặc - rỗng kết nối hài hòa qua sân trong và cầu thang, Hana House đã mang đến một chốn về yên ả, đầy cảm xúc cho gia chủ.

    Cầu thang thẳng tạo kết nối liền mạch giữa các không gian trong Hana House

    >>> Xem toàn bộ thông tin và hình ảnh của Hana House tại đây.

    1. 6. Bố cục đặc rỗng giúp nhà phố gia tăng kết nối theo chiều dọc và tạo hiệu ứng đẹp mắt

    Park Roof House là ngôi nhà mà gia chủ xây dựng để nghỉ ngơi cuối tuần và dành tặng một phần cho người anh trai. Ngôi nhà có diện tích xây dựng 110m2 gồm 3 tầng và 1 sân thượng. Các khu vực công năng được thiết kế bố cục đặc - rỗng linh hoạt, kết nối theo chiều dọc qua hệ cầu thang. Tại đây, KTS cũng bố trí thêm giếng trời, các khoảng xanh để lưu thông không khí, đưa ánh sáng tự nhiên len lỏi vào nhà và tạo cảm giác thoáng mát. 

    Các khối chức năng được sắp đặt từ trong ra ngoài, từ dưới lên trên, tạo sự độc đáo, lạ mắt cho không gian sống

    >>> Xem toàn bộ thông tin và hình ảnh của Park Roof House tại đây.

    1. 7. Nhà phố 5x20 thiết kế theo bố cục đặc rỗng, lấy yếu tố tự nhiên và con người làm trung tâm

    Ry’s House có diện tích xây dựng 270m2, là tổ ấm của một gia đình trẻ yêu thiên nhiên. Khi lên ý tưởng cho Ry’s House, KTS không hướng theo một phong cách thiết kế cụ thể nhưng vẫn đảm bảo tinh thần tối giản, phân mảng vật liệu nền theo một tỷ lệ phù hợp. 

    Theo đó, bố cục đặc rỗng được sử dụng với nhiều lối đi nhỏ và vừa, xen kẽ các khoảng trống chức năng. Cách bố trí này vừa tăng sự kết nối giữa các thành viên trong gia đình, vừa đem tới trải nghiệm thú vị khi di chuyển đến từng khu vực trong nhà. Kết hợp với hiệu quả ánh sáng từ giếng trời và hệ thống đèn, các điểm nhìn càng được thay đổi mới mẻ và không gây nhàm chán.

    Khoảng trống “xanh” với hai cây cau lớn đặt ở giữa tầng 1, mang đến bầu không khí tươi mát, trong lành cho không gian chung của gia đình

    >>> Xem toàn bộ thông tin và hình ảnh của Ry’s House tại đây.

    1. 8. Nhà phố phân chia không gian theo bố cục đặc rỗng để tạo điểm nhìn thú vị

    House for Daughter đã ứng dụng bố cục đặc rỗng hiệu quả khi chia không gian bên trong thành 2 khối riêng biệt với bức tường uốn cong đẹp mắt. Không gian sinh hoạt chung ở tầng trệt để cả gia đình quay quần, tụ tập. Phía bên trên là những không gian riêng tư. Khối nhà bên ngoài là phòng ngủ dành cho gia đình còn khối phía sau nhà là phòng ngủ và phòng làm việc của cô con gái. Ở đây có sân thượng với tầm nhìn ra đường phố rộng thoáng ở phía dưới. Đặc biệt, khoảng giếng trời lớn ở trung tâm không chỉ tạo độ thông thoáng giữa các khối chức năng, mà còn đưa ánh sáng, gió trời ngập tràn không gian trong nhà.

    Không gian chung và giếng trời đặt ở các khoảng “rỗng”, trong khi phòng chức năng riêng tư lại nằm kín đáo trong các khối nhà 

    >>> Xem toàn bộ thông tin và hình ảnh của House for Daughter tại đây.

    1. 9. Nhà phố 1 tầng giải quyết hợp lý bài toán thẩm mỹ - công năng bằng bố cục đặc rỗng

    Căn nhà phố có diện tích 75m2, nằm trong một khu dân cư mới ở ngoại ô Sài Gòn. Ý tưởng thiết kế của ngôi nhà là xen kẽ các khối đặc (không gian sử dụng) và các khối rỗng (sân vườn, mặt nước, khoảng đệm) tạo thành một tổ hợp có dạng caro. Cách bố trí này kết hợp với phần khung mái kết cấu thép kín - mở tạo ra ranh giới giữa các khối thêm rõ nét. Trong đó, các khu vực có trần kín là phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp. Khu vực bàn ăn, hồ nước tiểu cảnh, sân vườn thiết kế mái hở để đưa ánh sáng, không khí và gió trời vào nhà. Việc bố trí đan xen các khoảng hở mái giúp mọi nơi trong nhà đều được tiếp xúc với thiên nhiên, tăng sự thoáng mát.

    Ý tưởng thiết kế xen kẽ các khối đặc - rỗng giúp ngôi nhà 1 tầng tối ưu công năng, tăng thêm khoảng thông thoáng

    >>> Xem toàn bộ thông tin và hình ảnh của Caro House tại đây.

    1. 10. Boundary House áp dụng thiết kế lệch tầng và bố cục đặc rỗng để tăng hiệu quả lấy sáng, thông gió

    Boundary House gây ấn tượng không chỉ bởi vẻ ngoài khác lạ mà còn ở không gian bên trong với bố cục linh hoạt, sáng tạo. KTS đã sử dụng tường gạch đất nung với kết cấu đặc rỗng đan xen, tạo ra ranh giới tiếp xúc cho bên trong và ngoài căn nhà. Sự thay đổi màu sắc trên tường gạch tương ứng với ý đồ riêng - chung của các không gian phía sau, phân cấp theo độ cao và chức năng sử dụng. Sự tương tác sẽ “đóng” dần ở những tầng cao nhất, nơi được thiết kế làm phòng ngủ riêng tư cho cặp vợ chồng mới cưới, hay không gian làm việc đòi hỏi sự tập trung cao của họa sĩ đồ họa.

    Thiết kế “tưởng đặc mà rỗng” giúp đảm bảo sự kín đáo, nhưng vẫn thông gió và lấy sáng hiệu quả cho không gian bên trong

    >>> Xem toàn bộ thông tin và hình ảnh của Boundary House tại đây.

    Mỗi công trình trên đây đều có cách bố trí, sắp xếp các khoảng đặc, rỗng khéo léo, vừa tối ưu diện tích vừa tạo khoảng mở rộng thoáng cho gia đình. Hy vọng TOP nhà phố ứng dụng bố cục đặc rỗng trong bài viết sẽ mang tới nhiều mẫu thiết kế sáng tạo, mới mẻ để các gia chủ áp dụng cho tổ ấm tương lai của mình.

    Tổng hợp

    *Để lại thông tin trong box dưới đây nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế - thi công nhà ở nhé.

    Phương TrangTheo dõi

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0