Giật cô hồn có xui không? Tại sao cúng cô hồn lại mong bị giật?

16/08/2024 14:00808 lượt xem

Giật cô hồn có sao không? Có bị xui không hiện đang là câu hỏi của nhiều gia đình. Điều này liên quan đến hiện tượng tâm linh của người Việt diễn ra vào dịp tháng 7 Âm lịch hàng năm. Vậy tháng 7 Âm lịch giật cô hồn có sao không? Cùng xem ngay bài viết này ngay nhé!

*Tham khảo Hướng dẫn đăng bài trên website Happynest tại đây để kết nối với cộng đồng Happynest nhé.

1. Giật cô hồn là gì?

Trước khi tìm hiểu giật cô hồn có sao không thì hãy cùng xem khái niệm giật cô hồn là gì nhé. 

Giật cô hồn (hay còn gọi là giựt cô hồn) là phong tục lâu đời của người Việt, trở thành một phần văn hóa trong tháng 7 Âm lịch của nước ta vào lễ cúng chúng sinh với mục đích là để người khác lấy đi những việc xui xẻo, không may của gia chủ.

Trước khi tìm hiểu giật cô hồn có sao không thì hãy cùng xem khái niệm giật cô hồn là gì nhé

  1. 2. Nguồn gốc của phong tục giật cô hồn

Giật cô hồn có sao không, nguồn gốc của phong tục này là gì? Theo quan niệm dân gian, tháng 7 Âm lịch còn được xem là tháng cô hồn, thời điểm các vong hồn được tự do đi lại trên trần thế. 

Chính vì thế, vào ngày rằm tháng 7, ngoài nghi lễ cúng thần linh, tổ tiên, các gia đình thường thực hiện thêm nghi lễ cúng chúng sinh hay còn gọi là cúng cô hồn để tránh bị ma quỷ quấy nhiễu.

Trước khi buổi lễ cúng cô hồn kết thúc, gia chủ sẽ bê mâm lễ gồm có tiền lẻ, bỏng ngô, khoai luộc, bánh, kẹo... ra ngoài đường để trẻ con tranh cướp nhau.

Bởi theo quan niệm người xưa, cúng chúng sinh là để giúp đỡ các linh hồn lang thang, đói khát.

Trước kia, việc “giật cô hồn” thường là trò chơi của những đứa trẻ bởi người xưa tin rằng các cô hồn rất yêu trẻ con nên sẽ không tức giận khi thấy chúng vui vẻ, hào hứng.

Việc mâm đồ cúng bị trẻ con tranh giành sạch sẽ được coi như điều may mắn cho gia chủ vì điều này sẽ làm các cô hồn hài lòng. Nhiều người còn cho rằng, cho trẻ nhỏ ăn đồ cúng sẽ giúp chúng được phù hộ, khỏe mạnh .

Vì vậy, đồ ăn giật được ở lễ cúng cô hồn đều có thể ăn uống bình thường, không phải lo lắng điều gì cả.

Nguồn gốc của phong tục giật cô hồn

  1. 3. Ý nghĩa của giật cô hồn

Ở nhiều nơi, việc cúng cô hồn và giật rất linh đình và đông vui lên đến vài trăm người. Cách cúng cô hồn là nghi lễ rất được coi trọng trong tháng 7 âm lịch hàng năm. 

Tuy nhiên, cách cúng cô hồn phải được thực hiện đúng, để tránh rước vong vào nhà. Theo quan niệm càng nhiều người giật thì gia chủ càng hên, may mắn trong buôn bán.

Trong không khí ảm đạm của tháng cô hồn thì việc giựt cô hồn trở thành một việc làm bầu không khí nhộn nhịp hơn hẳn, đặc biệt là với trẻ em, tục giật cô hồn luôn được các em yêu thích vì sẽ có thêm đồ ăn vặt. Hành động giựt cô hồn còn mong muốn để giúp đỡ trẻ em, các người nghèo khổ,mang ý nghĩa làm phước, tích đức, làm điều thiện.

Ý nghĩa của giật cô hồn

  1. 4. Giật cô hồn có sao không?

Giật cô hồn có sao không? Có nhiều ý kiến cho rằng việc giật cô hồn sẽ mang đến vận vui cho mình vì đã giật đồ của ma quỷ. Tuy nhiên, đây chỉ là quan niệm dân gian mà thôi, chính vì vậy mà mọi người không cần phải lo lắng về điều này. Thậm chí ở một số nơi khác, đồ lễ cô hồn còn được gọi là lộc.

Có một sự thật là việc giật cô hồn chính là nét đẹp của văn hóa người Việt. Tuy nhiên hiện nay, số người tham gia giật cô hồn cũng ít dần. Điều này khiến nhiều người không biết cách làm thế nào để cúng chúng sinh vào ngày rằm tháng 7 âm lịch. 

Trong trường hợp này, gia chủ cũng không nên mang đồ lễ vào nhà mà hãy gói thành gói, sau đó đem đi chia cho những người ăn mày, khất thực.

Giật cô hồn có sao không?

  1. 5. Những lưu ý khi tổ chức giật cô hồn

Với gia chủ

- Thời gian thực hiện cúng cô hồn là vào buổi chiều tối bởi ban ngày ánh sáng và khí dương quá thịnh.

- Nên cúng cô hồn xong trước 12h đêm rằm tháng 7 Âm lịch.

- Đồ lễ cúng cô hồn tránh dùng đồ mặn như xôi, gà, lợn, bò... chỉ nên dùng hoa quả bánh trái, cháo trắng...

- Khi rải tiền vàng ra mâm cúng phải để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Mỗi hướng cắm từ 3 - 5 - 7 cây hương.

- Thực hiện lễ cúng chúng sinh ở ngoài trời hoặc trước cửa chính ngôi nhà.

- Kết thúc lễ cô hồn, gạo, muối được vãi ra sân và ngoài đường. Sau đó mới tiến hành đốt vàng mã.

Với người giật cô hồn

- Sau khi gia chủ đã làm lễ xong mới tiến hành giật cô hồn.

- Nếu người khác đã lấy được đồ thì mình không được giành giật, cướp lại.

Những lưu ý khi tổ chức giật cô hồn

Giật cô hồn là gì? Giật cô hồn có sao không đã được giải đáp trong bài viết này, hy vọng có thể mang đến cho bạn những thông tin hữu ích. Theo dõi mình để biết thêm nhiều điều mới mẻ khác nhé!

Tổng hợp

>> Xem thêm: Cách giải xui tháng cô hồn được nhiều người áp dụng

*Để lại thông tin trong box dưới đây nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế - thi công nhà ở nhé.

An NguyễnTheo dõi

Bình luận

Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

Bài đăng liên quan

Chuyện nhà

Xem tất cả

Kho kiến thức

Xem tất cả

Happynest Story

Xem tất cả

Sự kiện

Xem tất cả

HappynestTV

Xem tất cả

Thảo luận

Xem tất cả

Ăn - Chơi

Xem tất cả
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0