Tình trạng nhà có côn trùng không hề hiếm gặp. Đặc biệt với những ngôi nhà trồng nhiều cây xanh, bố trí nhiều đèn huỳnh quang, ô thoáng không bịt lưới,... Côn trùng lại càng dễ dàng xâm nhập. Vậy, gia chủ cần làm gì để cải thiện tình trạng này?
*Tham khảo Hướng dẫn đăng bài trên website Happynest tại đây để kết nối với cộng đồng Happynest nhé.
Gợi ý cách xử lý nhà có côn trùng giúp các gia chủ
1. Nguyên nhân khiến côn trùng dễ xâm nhập vào công trình nhà ở dân sinh
Côn trùng xuất hiện trong nhà thường đến từ nhiều nguyên nhân. Cụ thể như một vài nguyên nhân phổ biến sau:
>>> Xem thêm: 6 thói quen xấu khiến côn trùng xuất hiện nhiều trong nhà
Khe hở, vết nứt tường không được xử lý
Theo quan sát của phần lớn kiến trúc sư, hệ thống khe hở cùng vết nứt sẽ tạo điều kiện cho các loại côn trùng xâm nhập vào bên trong mỗi căn nhà. Trong đó, khe hở thường tập trung tại khu vực cửa sổ, cánh cửa ra vào, khu vực tường bị ẩm mốc. Khu vực kẽ nứt là nơi tập trung làm tổ của một số loại côn trùng như kiến, mối, sâu, gián,...
Côn trùng dễ dàng bay vào nhà qua khe hở tại cửa ra vào, cửa sổ
Mặt khác, hầu như gia chủ nào cũng muốn không gian ngôi nhà thông thoáng. Vì thế trong quá trình xây dựng, các gia chủ thường yêu cầu bố trí hệ thống cửa sổ, lỗ thoáng. Tuy nhiên, phần lớn mọi người lại quên xử lý khe hở, kẽ nứt, tạo điều kiện cho côn trùng xâm nhập.
Lỗ thông gió không bố trí lưới chắn
Rất ít gia đình chú ý đến việc bố trí lưới chắn tại lỗ thoáng. Đây chính là nguyên nhân khiến côn trùng dễ xâm nhập vào trong nhà hơn. Bởi hầu như căn nhà nào xây cũng có một vài lỗ thông gió.
Thi công, thiết kế ban đầu không đảm bảo
Theo quan sát của một số kiến trúc sư, quá trình thiết kế và thi công ban đầu không đảm bảo sẽ tạo điều kiện cho côn trùng xâm nhập vào nhà sau này. Chẳng hạn như nền đất không được xử lý kỹ, không bổ sung xịt chống mối,... là nguyên nhân chủ yếu làm tăng tình trạng côn trùng xuất hiện trong nhà.
Quá trình thi công không đảm bảo trình tạo điều kiện cho côn trùng xâm nhập về sau
Các loài côn trùng hay xâm nhập vào những căn nhà xây dựng trên khu vực đất trống, gần vùng đọng nước, nền đất chưa xử lý tốt,... Chúng có thể bay hoặc bò vào nhà cả ban đêm và ban ngày, gây không ít khó chịu cho gia chủ.
Bố trí cây xanh không phù hợp
Việc bố trí cây xanh không phù hợp, nhiều cây xanh quanh nhà kết hợp ao nuôi cá, sân vườn trên ban công hoặc sân thượng,... Vô tình tạo môi trường thuận lợi cho côn trùng phát triển, sinh sôi trong chính căn nhà của gia chủ.
Khu vực tập trung nhiều cây xanh dễ trở thành môi trường sinh sôi của côn trùng
Phải làm gì khi nhà có côn trùng?
Muốn phòng ngừa, xử lý tình trạng côn trùng xuất hiện trong nhà, gia chủ cần đồng thời triển khai các biện pháp trước và sau xây dựng.
>>> Xem thêm: 5 loại cây được mệnh danh là "khắc tinh" ruồi muỗi và côn trùng
Lắp đặt cửa ngăn côn trùng
Để hạn chế tối đa tình trạng côn trùng bay vào trong nhà, gia chủ cần bố trí hệ thống lưới chuyên dụng tại cửa ra vào, hoặc cửa sổ. Đây là loại lưới có nhiều mắt nhỏ, mỏng nhưng rất bền, có khả năng ngăn chặn côn trùng nhưng không gây bí bách không gian.
Gia chủ nên lắp đặt cửa lưới ngăn côn trùng
Sau khi lắp đặt cửa lưới, ánh sáng và gió mát tự nhiên vẫn tràn ngập bên trong nhưng côn trùng lại gần như không thể bay vào. Trên thị trường hiện nay, chủng loại cửa lưới ngăn côn trùng khá đa dạng. Bạn có thể lựa chọn các loại cửa như cửa lưới cuốn, cửa lưới dạng xếp, cửa lưới dạng lùa.
Bố trí lưới chống côn trùng
Khu vực ô thoáng, gia chủ có thể ngăn chặn côn trùng bay vào nhà bằng cách sử dụng lưới chuyên dụng. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả để ngăn chặn các loại côn trùng có khả năng bay như muỗi, ong, bướm,...
Loại lưới chuyên dụng có khả năng ăn côn trùng
Song song với đó, gia chủ cần thường xuyên phát quang bụi rậm, trồng một số loại cây chứa tinh dầu có khả năng xua đuổi côn trùng. Ví dụ như cây sả, cây bạc hà, cây ngải cứu, cây húng quế.
Xử lý kỹ nền móng trước khi xây dựng
Trước khi xây dựng phần thô bên trên, gia chủ cần triển khai xử lý phần móng để hạn chế mối mọt về sau. Theo đó, ở bước đổ bê tông móng, bạn nên yêu cầu bên xây dựng phun hóa chất chống mối xuống nền đất. Ưu điểm của phương pháp này là có khả năng ngăn chặn sự sinh sôi của mối, không ảnh hưởng đến nền móng xây dựng.
Sử dụng thuốc chống mối để xử lý nền đất xây dựng
Chi phí cho thuốc chống mối phun vào nền đất thường chỉ từ một vài triệu đồng. Không chỉ tại khu vực đất nền mà một bê tông nền, bê tông làm móng và vữa xây lên tường cũng phải trộn thêm dung dịch chống mối.
Bịt các khe hở côn trùng dễ xâm nhập
Với kiểu nhà phố hay biệt thự nhiều khe hở tại khu vực cửa ra vào hay cửa sổ, gia chủ nên bịt các khe hở để ngăn chặn côn trùng xâm nhập. Ngoài ra tại khu vực khe nứt, bạn cũng nên sử dụng keo chuyên dụng hoặc một số vật liệu khác để bịt lại.
Nội thất trong nhà nên kê sát nhau
Trong quá trình sắp xếp vật dụng nội thất, bạn hãy bố trí các đồ dùng nằm ở vị trí phù hợp, hạn chế tối đa khe hở. Trong đó, khoảng cách giữa mặt sàn và bề mặt phía dưới của đồ nội thất chỉ nên cách nhau từ 15 đến 20 cm.
Lắp đặt loại cửa sản xuất từ vật liệu chống mối mọt tốt
Tại vị trí cửa ra vào bên ngoài, gia chủ hãy ưu tiên lắp đặt loại cửa sản xuất từ nhôm, thép hoặc cửa nhựa nhưng có lõi thép. Những loại cửa này có khả năng chống mối mọt tốt hơn là cửa gỗ.
Cửa nhôm tại cửa ra vào
Trường hợp bố trí cửa gỗ trong nhà, gia chủ cần lựa chọn loại cửa chế tác từ các loại gỗ chống muỗi tốt. Chẳng hạn như gỗ lim, gỗ mít.
Cửa gỗ bố trí trong nhà
Như vậy, sau khi tham khảo phần chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn đã biết cách xử lý tình trạng nhà có côn trùng. Hy vọng bạn sẽ áp dụng thành công những phương pháp chống côn trùng giới thiệu trong bài viết này!
Nguồn: Tổng hợp
>>> Xem thêm: Điên đảo với mẹo diệt côn trùng triệt để, bạn đã thử chưa?
*Để lại thông tin trong box dưới đây nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế - thi công nhà ở nhé.