Nguyên nhân và cách khắc phục nứt mặt đá bàn bếp

    28/07/2021 06:002.519 lượt xem

    Mặt đá bàn bếp xuất hiện những vết nứt khiến không gian bếp thiếu đi tính thẩm mỹ. Bên cạnh đó, những vết nứt còn là nơi khó lau chùi, dễ dàng sinh sôi vi khuẩn. Nếu các vết nứt lớn và kéo dài cũng sẽ ảnh hưởng đến độ bền và cấu trúc của bàn bếp.

    Bài liên quan:

    1. Làm gì để trần nhà không bị dột thấm? Nguyên nhân và cách khắc phục khi trần nhà dột thấm

    2. Nguyên nhân và cách khắc phục tường nhà bị nứt

    3. Điểm qua một số nguyên nhân và giải pháp chống dột mái tôn hiệu quả

    Những nguyên nhân gây nứt mặt đá bàn bếp

    Do va đập lớn hoặc kê chặt trong quá trình nấu ăn

    Mặt bàn bếp là nơi gia chủ chế biến món ăn. Trong nếp sinh hoạt ẩm thực của người Việt Nam, không thể không kể đến những món ăn cần các công đoạn như chặt, băm, giã,... bằng dao lưỡi lớn, chày, cối,... Những tác động lực lớn này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng mặt bàn đá gây nên các vết nứt.

    Các hoạt động chặt, giã, băm,... với lực mạnh là một trong những nguyên nhân gây nên vết nứt cho mặt đá bàn bếp

    Ngoài ra, mặt đá bàn bếp có thể hình thành những khe nứt do va đập, rơi vỡ vật nặng hoặc do người đứng lên.

    Do chất lượng đá làm mặt bàn bếp

    Trên thị trường hiện này có đa dạng lựa chọn các chủng loại đá để làm mặt bàn bếp, từ đá tự nhiên cho đến đá nhân tạo. Mỗi loại đá lại có những ưu và nhược điểm riêng. Một số loại đá nhân tạo có độ cứng không cao và bề mặt dễ bị biến dạng nếu đặt trực tiếp đáy nồi đang nóng.

    Các loại đá làm mặt bàn bếp có những ưu - nhược điểm khác nhau

    Do thiếu ván đỡ mặt đá

    Để gia cố khả năng chịu lực cho mặt đá bàn bếp, các đơn vị thi công thường làm thêm một ván đỡ mặt đá. Ván đỡ này có chức năng phân tán lực khi gia chủ tác động lực lên mặt đá như kê chặt hoặc các tình huống rơi vỡ, va đập.

    Thiếu đi ván đỡ, mặt đá bàn bếp sẽ là nơi chịu hoàn toàn lực tác động khi có va đập mạnh

    Ván đỡ là chi tiết không thể thiếu kể cả khi tủ bếp dưới mặt bàn đá là gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp. Tuy nhiên, thực tế, nhiều đơn vị thi công đã bỏ qua chi tiết này hoặc làm ván đỡ với thiếu kích thước.

    Do kết cấu của tủ dưới mặt đá bàn bếp

    Một nguyên nhân khác có thể gây nên nứt vỡ trên mặt đá bàn bếp đó là tủ bếp bị võng xệ hoặc chân kê của tủ không bằng nhau. Gỗ tủ bếp bị mối mọt cũng khiến chất lượng tủ giảm đi, không đỡ đủ lực cho mặt đá bàn bếp.

    Kết cấu tủ bếp thiếu chắc chắn hoặc mối mọt cũng là nguyên nhân gây nên vết nứt mặt đá bàn bếp

    Cách khắc phục khi mặt đá bàn bếp bị nứt

    Thay đổi thói quen kê chặt

    Gia chủ nên chuyển các thao tác chặt, giã, băm với lực mạnh xuống mặt đất hoặc bàn chặt thịt chuyên dụng. Ngoài ra, gia chủ có thể lót thêm một lớp khăn để tạo độ êm cho thớt và cũng giúp tán lực tác động.

    Chọn loại đá thay mới cho bàn bếp

    Nếu mặt đá bàn bếp xuất hiện những vết nứt lớn nghiêm trọng, gia chủ nên thay lại mặt đá mới. Trong các loại đá hoa cương, đá kim sa đen là lựa chọn phổ biến của nhiều gia đình. Ưu điểm của loại đá này là độ bền cứng khá tốt, không bị xước, dễ dàng vệ sinh, không thấm nước và các loại dầu mỡ. Ngoài ra đá kim sa đen cũng có giá cả vừa phải, phù hợp kinh tế của đa số gia đình.

    Đá kim sa đen là loại đá thông dụng với độ bền cứng tối ưu để làm bàn bếp

    Dòng đá nhân tạo cũng có đá nhân tạo gốc thạch anh Vicostone với các ưu điểm như khả năng chống trầy xước, độ cứng cao, vân đá và họa tiết mô phỏng nhiều kiểu khác nhau.

    Các loại đá nhân tạo có nguồn gốc tự nhiên cũng là một lựa chọn mới trong thời gian gần đây

    Gia cố lại mặt đá bàn bếp

    Một cách tiết kiệm chi phí hơn thay mới mặt đá bàn bếp là gia cố lại nếu vết nứt nhỏ và không ảnh hưởng đến cấu trúc chung. Gia chủ có thể tự gia cố hoặc thuê đơn vị thi công.

    Hướng dẫn cách tự sửa chữa mặt đá bàn bếp khi bị nứt vỡ:

    Bước 1: Làm sạch bụi bẩn trên vết nứt hoặc cạnh vỡ bằng bàn chải lông cứng hoặc bàn chải đánh răng

    Bước 2: Dùng miếng bọt biển hoặc vải (không dùng chất liệu có lông xơ) cùng dung dịch axeton để làm sạch vết nứt trước khi gắn keo

    Mặt đá bàn bếp trước và sau khi gia cố bằng keo epoxy

    Bước 3: Dùng keo epoxy dán lại vết nứt mặt đá bàn bếp

    Keo epoxy gồm hai tuýp A và B. Trộn hai tuýp này theo tỷ lệ 1:1 để tạo thành hỗn hợp cực dính và bền chặt.

    Trộn đều keo rồi trét vào vết nứt. Nếu keo có tràn ra thì chỉ cần lấy khăn lau đi.

    Bước 4: Làm nhẵn bề mặt vừa dán keo

    Đợi cho vết keo khô hoàn toàn, dùng cây cạo sàn (cây sủi sàn) để làm sạch lượng keo thừa trên bề mặt đá. Sau đó dùng giấy nhám chuyên dụng để chà để có bề mặt đá sáng bóng.

    Gia cố tấm ván, tủ bếp hoặc thay mới

    Trong trường hợp nguyên nhân gây ra vết nứt trên mặt đá bàn bếp đến từ tấm ván chịu lực hoặc tủ bếp, gia chủ cần có phương pháp gia cố hoặc thay mới lại khu vực này để có một bộ khung chắc chắn cho mặt đá bàn bếp.

    Với những nguyên nhân và cách khắc phục cho hiện tượng nứt vỡ mặt đá bàn bếp, gia chủ sẽ có thêm thông tin để xử lý những rắc rối trong căn bếp nhà mình.

    Bài viết: Tùng Dương

    Xem thêm:

    1. 1. Muta House thiết kế lệch sàn để khắc phục nhược điểm đất dốc và tận dụng tối đa cảnh quan thiên nhiên
    2. 2. Tổng hợp nhà ống chiều ngang dưới 4m: Thiết kế khéo léo để khắc phục nhược điểm thiếu sáng điển hình
    3. 3. 4 mẹo khắc phục tình trạng trần nhà bị đen do thắp hương
    4. 4. Nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng ẩm mốc trên tường nhà bạn
    5. 5. 5 mẹo khắc phục những vết bẩn bám trên bàn gỗ đơn giản và hiệu quả

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0