Chị Vũ Thuận chia sẻ cách chống nóng hiệu quả cho căn hộ vách kính hướng Tây sau 2 mùa hè nóng như đổ lửa

    25/06/2021 08:0017.655 lượt xem

    Rất nhiều gia đình Việt, dù sở hữu nhà thổ cư hay chung cư đều thích sử dụng vách kính thay cho tường bê tông, bởi ưu điểm mang lại ánh sáng tự nhiên cũng như làm không gian rộng thoáng hơn. Thế nhưng nhiều người còn e ngại bởi nhược điểm bức xạ nhiệt cao của vách kính. 

    Bài viết dưới đây là chia sẻ của chị Vũ Thuận - thành viên của Group Happynest - về cách chống nóng, lạnh cho căn hộ vách kính đã được chị áp dụng thành công sau khi trải nghiệm qua 2 mùa hè nóng như “đổ lửa”. 

    Bài liên quan:

    1. Nhà Hai Mái Tôn - Giải pháp chống nóng Sài Gòn từ ngôi nhà ống hẹp 

    2. Sơn chống nóng (sơn cách nhiệt) là gì? Sơn chống nóng có hiệu quả không?

    3. Với giải pháp chống nóng cho nhà hướng Tây, căn nhà ống dài và hẹp đã trở nên vô cùng mát mẻ và thanh lịch

    Căn hộ vách kính của chị Vũ Thuận

    Chị Thuận gọi nhà mình là “Căn hộ full kính”, được hiểu đơn giản là căn hộ có các bức tường giáp khoảng không gian bên ngoài, sẽ thay tường bằng kính. 

    Những căn hộ full kính có ưu điểm là đẹp, thoáng nhà, lấy ánh sáng tối đa cùng tầm nhìn bên trong và bên ngoài, “view” thành phố đẹp như khách sạn sẽ giúp nâng tầm không gian sống cho gia chủ. Tuy nhiên, vách kính có nhược điểm khá lớn là sẽ hấp thụ nhiệt nóng, lạnh hơn nhiều so với tường, và chi phí xây dựng cũng cao hơn. 

    Gia đình chị Thuận rất thích ngắm cảnh thành phố, kể cả các thành viên nhí

    Từ phòng ngủ thứ 2 có thể ngắm mặt trời lặn cực đẹp

    Cảnh quan khi thành phố lên đèn 

    Theo chị Thuận, đối với bề mặt kính, các gia chủ nên sử dụng film dán cách nhiệt loại tốt, sẽ giảm được độ chói vào mùa hè và giảm đáng kể nhiệt độ trong phòng. Bên cạnh đó, cũng không thể thiếu rèm cản nhiệt và cản sáng. Chị Thuận đã đặt lắp cả 2 loại rèm cuộn và kéo song song. Năm ngoái nhà chị chỉ có 1 loại rèm kéo nên nhà vẫn nóng. Rút kinh nghiệm, chị làm thêm rèm cuộn và thấy giảm nóng đáng kể. 

    Quá trình thi công dán film cách nhiệt

    Sau khi dán film, ánh nắng chiếu qua lớp kính giảm độ chói rõ rệt

    2 mã film cách nhiệt mà nhà chị Thuận sử dụng

    Chi phí dán film cách nhiệt của nhà chị Thuận

    Các phòng đều được bố trí tận 2 lớp rèm để cản sáng và nóng 

    Khi kéo rèm lên thì trong nhà lại tràn ngập ánh sáng

    Việc chọn điều hoà cũng rất quan trọng đối với những gia đình sử dụng nhiều vách kính. Chị Thuận chia sẻ rằng nên chọn điều hoà có công suất phù hợp với diện tích phòng, nếu có thể hãy chọn loại inverter để tiết kiệm điện năng. Vệ sinh điều hoà thường xuyên cũng giúp máy lạnh làm lạnh tối ưu và không khí trong phòng cũng sạch hơn. Ngoài ra, các gia chủ cũng nên trang bị thêm quạt để căn phòng được mát đều. 

    Nhờ chống nóng kỹ càng nên vách kính không ảnh hưởng gì đến các bạn nhỏ 

    Lưu thông không khí trong nhà cũng sẽ giúp các thành viên trong gia đình cảm thấy dễ chịu hơn. Các gia chủ nên mở cửa sổ các phòng vào sáng sớm (hoặc khi không dùng điều hoà). Khi trời bắt đầu nắng nên kéo hết rèm để bảo vệ đồ nội thất và giúp phòng đỡ nóng, như vậy lúc mở điều hoà phòng cũng nhanh mát hơn. Nếu có thêm máy lọc không khí thì sẽ rất tốt. 

    Chị Thuận cũng tranh thủ mở cửa sổ để lưu thông không khí 

    Chị Thuận vui vẻ chia sẻ: “Nhà mình hướng Tây nhưng áp dụng các cách trên đã đỡ nóng hơn nhiều, bật điều hoà 27-29 độ là mát lạnh rồi, tiền điện cũng giảm được đáng kể. Đối với mùa lạnh, hôm nào có mặt trời thì nhà mình rất ấm, còn ban đêm kéo cả 2 loại rèm, film cũng giúp cách nhiệt một phần rồi nên cũng không quá lạnh”.

    Góc chụp ảnh nào cũng “xịn xò” hệt như đang ở khách sạn hạng sang 

    Từ những chia sẻ của chị Vũ Thuận, bạn đọc chắc hẳn đã có thêm kinh nghiệm chống nóng, lạnh nếu như nhà sử dụng nhiều vách kính. Tuy rằng chi phí có phần cao hơn song vách kính cũng mang lại rất nhiều ưu điểm về thẩm mỹ, công năng. 

    Nguồn + Ảnh: Thuan Vu 

    Xem thêm:

    1. 1. 4 kỹ thuật giảm nhiệt cho nhà ở đã được áp dụng thành công trong căn nhà nhiệt đới Baan Boon Home 
    2.  
    3. 2. Mái kính lấy sáng: Nên dùng kính cường lực hay kính dán 2 lớp? 
    4.  
    5. 3. 4 sai lầm khi thiết kế giếng trời gia chủ Việt nên tránh để khỏi “tiền mất tật mang” 
    6.  
    7. 4. 8 lỗi thường gặp ở thiết bị điện lạnh gia dụng và cách xử lý 
    8.  
    9. 5. Vườn treo trong nhà - Xu hướng sống xanh và đầy cảm hứng thẩm mỹ

     

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0