Mái kính lấy sáng: Nên dùng kính cường lực hay kính dán 2 lớp?

    11/05/2021 08:006.720 lượt xem

    Lắp kính trên mái nhà chính là giải pháp cứu tinh cho những căn hộ hạn chế cả về diện tích lẫn không gian tự nhiên. Vậy, cần chọn chất liệu kính nào cho mái nhà để vừa đảm bảo an toàn, vừa thoáng sáng mà vẫn dễ vệ sinh?

    Bài liên quan:

    1. Nên lắp phòng tắm kính kiểu phẳng cửa mở trượt hay cửa mở xoay?

    2. Lợi ích của mặt tiền hai lớp kính cho nhà ở

    3. Kính dán an toàn là gì? Ưu - Nhược điểm và Giá thành của kính dán an toàn

    Tại sao cần lắp kính trên mái nhà?

    Lắp kính trên mái nhà mang đến một ưu điểm tuyệt vời trong việc lấy sáng, phù hợp với tất cả các loại công trình, đặc biệt phù hợp cho những căn nhà diện tích nhỏ, nhà trong ngõ, nhà bị che khuất tầm nhìn. Lớp kính vừa đưa ánh sáng tự nhiên được lọc sạch vào nhà vừa giúp giảm độ chói của nắng.

    Công trình có thể lấy sáng tự nhiên nhờ thiết kế kính trên mái nhà

    Những ngôi nhà lắp kính trên mái nhà luôn được thông sáng, giúp gia chủ tiết kiệm được năng lượng điện vào ban ngày. Nhờ có ánh sáng chiếu đầy đủ mà các công trình nhà ở sẽ tránh được tình trạng ẩm mốc, đặc biệt với điều kiện khí hậu miền Bắc.

    Với kính trên mái nhà, gia chủ không cần lo lắng về nước mưa, khói bụi, ô nhiễm từ môi trường bên ngoài mà không gian trong nhà vẫn luôn được chiếu sáng bằng ánh sáng tự nhiên

    Ngày nay, để làm kính trên mái nhà, có hai lựa chọn phổ biến cho gia chủ, đó là kính cường lực và kính dán hai lớp. Mỗi chất liệu đều có những ưu và nhược điểm riêng.

    Dùng kính cường lực cho mái nhà

    Kính cường lực có khả năng chịu lực tốt, gấp 4 - 5 lần so với các loại cửa kính khác. Do được tôi luyện ở nhiệt độ rất cao nên kính cường lực hoàn toàn không bị biến dạng khi sử dụng thời gian dài trong điều kiện thời tiết nắng nóng liên tục.

    Kính cường lực là loại vật liệu được sử dụng phổ biến để làm mái nhà

    Nhờ có khả năng chịu lực tốt nên kính cường lực vô cùng an toàn trước những va đập mạnh. Dù có chẳng may bị vỡ, mảnh vỡ của kính cường lực cũng có hình dạng tròn, không phải những miếng vụn với những cạnh sắc nhọn, giảm khả năng sát thương cho người sử dụng.

    Khi làm kính trên mái nhà cần chọn loại kính an toàn, chịu được va đập tốt như kính cường lực

    Một trong những ưu điểm của kính cường lực là dễ lau chùi vệ sinh. Gia chủ chỉ cần dùng khăn sạch và nước lau kính chuyên dụng là có thể làm sạch kính khỏi những bụi bẩn. sẽ nhanh chóng đánh bay những vết bụi bẩn bám trên bề mặt kính.

    Kính cường lực còn có khả năng cách âm tốt, giúp hạn chế được tiếng ồn bên ngoài

    Điểm yếu của kính cường lực là không thể gia công như cắt, khoan, mài,... nên nếu mái nhà cần thay đổi kết cấu hay kiểu dáng thì sẽ không tận dụng lại được kính cường lực cũ. Ngoài ra, khi mép cạnh kính cường lực bị hư hỏng sẽ khiến toàn bộ tấm kính bị nứt vỡ.

    Nếu chọn kính cường lực cho mái nhà, gia chủ cần nghiên cứu và xem xét kỹ vị trí dựng giếng trời. Vì kính cường lực khá nặng nên gia chủ cần chuẩn bị hệ thống giá đỡ kính bên dưới chắc chắn. Vì phát sinh thêm hệ thống giá đỡ kính nên chi phí làm kính cường lực cho mái nhà sẽ tương đối tốn kém.

    Chi phí làm kính cường lực cho mái nhà tương đối cao

    Dùng kính dán 2 lớp cho mái nhà

    Kính dán hai lớp được sử dụng phổ biến cho mái nhà vì độ bền cao, có giá trị sử dụng lâu dài dưới điều kiện thời tiết thiên nhiên khắc nghiệt. Ngoài ra, loại kính này có khả năng ngăn chặn được tia cực tím của ánh nắng bảo vệ đồ nội thất trong nhà và sức khỏe của con người.

    Kính dán hai lớp cũng có thể làm giảm cường độ ánh sáng, giảm việc truyền nhiệt từ mặt trời

    Kính dán hai lớp có thể được ghép từ các loại kính có độ dày khác nhau, kích cỡ khác nhau, màu sắc khác nhau, đặc tính khác nhau. Lớp film ở giữa cũng có độ dày, màu sắc đa dạng, thỏa mãn nhiều loại công trình kiến trúc.

    Tính năng giảm âm của lớp film PVB giúp kính dán 2 lớp có khả năng cách âm, ngăn chặn tiếng ồn

    Tương tự kính cường lực, kính dán hai lớp cũng có độ an toàn cao vì khi vỡ, các mảnh kính vẫn bám chặt vào lớp film PVB ở giữa. Kính dán hai lớp cũng được đánh giá cao về độ an ninh khi các loại kính dán hai lớp đặc biệt như kính dán chống đạn, kính dán chống đột nhập có thể chịu được va đập mạnh, chống đạn hay an toàn khỏi những vụ nổ nhỏ.

    Khi vỡ, các mảnh kính không văng tứ tung mà được giữ lại nhờ lớp film ở giữa

    Bên cạnh rất nhiều ưu điểm, kính dán hai lớp vẫn tồn tại một vài nhược điểm như giá thành khá cao, ảnh hưởng tương đối đến giá thành xây dựng chung. Việc thi công, lắp đặt kính dán hai lớp cũng đòi hỏi phải chuẩn hơn bình thường. Dù được đánh giá là có độ bền cao nhưng lớp keo ở giữa cũng có thể bị lão hóa do những tác động thời tiết, từ đó gây ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của công trình.

    Bài viết: Tùng Dương

    Xem thêm:

    1. 1. Tủ lạnh cấp đông mềm là gì? Có nên sử dụng tủ lạnh cấp đông mềm không?
    1. 2. Những lưu ý khi đặt bàn thờ trong phòng khách giúp mang lại tài lộc, sức khỏe
    2. 3. Lưu ý khi sử dụng robot hút bụi thông minh để đảm bảo độ bền và tránh sự cố
    3. 4. Xây cột giữa nhà: Có phạm phong thủy không và nên xử lý như thế nào?
    4. 5. 8 vật dụng quen thuộc trong nhà tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao, nên đặc biệt lưu ý trong mùa khô hanh

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0