Mùa hè sắp tới là lúc các thiết bị điện lạnh gia dụng được sử dụng hết công suất. Tuy nhiên, vì dùng quá nhiều nên đôi khi các thiết bị này cũng sẽ phát sinh một số lỗi không như mong muốn. Vậy các vấn đề đó là gì? Cách khắc phục ra sao? Mời bạn đọc tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây nhé!
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thiết bị điện lạnh gia dụng bị hỏng hóc và không sử dụng được
1. Thiết bị điện lạnh không hoạt động
Máy lạnh, tủ lạnh… khi bị hỏng hóc, không sử dụng được, chúng ta thường nghĩ đến việc gọi thợ sửa chữa ngay. Nhưng thực ra đôi khi lại quên không kiểm tra nguồn điện đã được kết nối hay chưa, ổ cắm, dây dẫn điện, cầu chì… có lỗi gì không? Chính vì thế, hãy kiểm tra hết những vấn đề trên, nếu chúng thực sự hoàn toàn bình thường thì khi đó mới gọi thợ sửa chữa.
2. Thiết bị điện lạnh kém lạnh
Khi có không khí vẫn thổi ra có nghĩa là các thiết bị vẫn hoạt động một cách bình thường. Do đó, nguyên nhân thiết bị kém lạnh có thể do:
- Hệ thống lạnh đang bị thiếu gas
- Thiết bị quá bẩn, lâu ngày chưa được vệ sinh
- Chưa đóng chặt thiết bị (đối với tủ lạnh) hoặc chưa đóng kín phòng (đối với điều hòa)
Nếu nguyên nhân từ việc thiếu gas, gia chủ cần gọi thợ đến thay và kiểm tra lại thiết bị.
Không thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra sẽ dẫn đến việc các thiết bị điện lạnh bị xuống cấp
3. Thiết bị điện lạnh có mùi hôi
Khi trong phòng kín, sử dụng điều hòa, nếu như gia đình bạn dùng đồ ăn có mùi, hút thuốc lá… Hoặc để thức ăn nặng mùi, thịt cá sống, đồ ăn quá hạn mà không bọc kín trong tủ lạnh… Tất cả những điều này sẽ dẫn đến việc thiết bị lạnh có mùi hôi khó chịu. Do vậy, bạn nên định kỳ vệ sinh đồ điện lạnh của gia đình để đảm bảo sự sạch sẽ, khô thoáng.
4. Thiết bị điện lạnh sáng đèn nhưng không hoạt động
Lý do của vấn đề này có thể do rơ-le máy nén đã bị hỏng. Đây là một lỗi yêu cầu sửa chữa khá phức tạp, do đó gia chủ nên gọi nhân viên chuyên nghiệp đến kiểm tra và xử lý.
5.Thiết bị điện lạnh phát ra tiếng ồn
Hầu như các thiết bị đồ điện gia dụng nói chung và điện lạnh nói riêng đều phát ra những tiếng kêu rất nhỏ. Tuy nhiên, một khi mức độ tiếng kêu lớn hơn, bạn hãy xem xét những nguyên do sau:
- Thiết bị không được đặt trên nền vững chắc
- Thiết bị không được lắp đúng kỹ thuật
- Thiết bị không được vệ sinh thường xuyên
Nếu sau khi kiểm tra kỹ 3 vấn đề trên mà thiết bị điện lạnh vẫn gây ra tiếng ồn lớn, nguyên nhân có thể do hoạt động của quạt dàn ngưng hoặc quạt bay hơi hư hại. Đây là lúc bạn cần gọi cho thợ sửa chữa đến nhà.
Với những lỗi hư hỏng nghiêm trọng, gia chủ nên gọi thợ sửa chữa chuyên nghiệp
6. Thiết bị điện lạnh có tiếng nước chảy
Nếu nghe thấy tiếng nước chảy bên trong thiết bị lạnh, bạn đừng lo lắng. Vì đó chỉ là hoạt động bình thường của chất làm lạnh chảy bên trong máy. Đây không phải là một sự cố cần được khắc phục.
7. Thiết bị điện lạnh có gây hiện tượng tê, giật điện
Đây là một lỗi khá phổ biến thường gặp ở thiết bị điện lạnh gia dụng. Khi gặp hiện tượng này, bạn hãy kiểm tra lại thiết bị điện xem đã nối mát cho thiết bị lạnh chưa, đường dây điện hở có chạm vào thiết bị. Hoặc có thể tay bạn ướt khi chạm vào thiết bị. Nếu phát hiện hỏng dây, bạn cần sửa chữa ngay lập tức. Đằng sau tủ lạnh có chỗ để nối mát, cần nối mát cho tủ lạnh. Đồ điện nào nếu không nối mát cũng đều bị giật, tê. Lưu ý cần lau khô tay trước khi kiểm tra thiết bị lạnh và đường dây dẫn điện.
8. Thiết bị điện lạnh có phần vỏ ngoài rất nóng
Lý do của vấn đề này có thể do bạn để thiết bị trong một không gian quá chật chội, hay có nhiều vật dụng áp sát phần thân tủ khiến tủ giải nhiệt kém. Để giải quyết lỗi này, bạn nên di dời những vật dụng ra xa thiết bị lạnh để máy được thông thoáng.
Vệ sinh sạch sẽ là một trong những bí kíp giúp thiết bị điện lạnh nâng cao tuổi thọ
Tóm lại, các thiết bị như tủ lạnh, tủ cấp đông, máy điều hòa nhiệt độ khi bị hư hỏng, bạn cần xem xét kỹ lưỡng để tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết. Đối với những lỗi nghiêm trọng, tốt nhất nên gọi thợ sửa chữa chuyên nghiệp.
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm:
- 1. 5 lỗi thiết kế nội thất cần tránh nếu không muốn lãng phí nhiều thời gian vào việc dọn dẹp
- 2. Các dấu hiệu cho thấy hệ thống điện nhà ở gặp sự cố, gia chủ cần khắc phục ngay
- 3. 8 vật dụng quen thuộc trong nhà tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao, nên đặc biệt lưu ý trong mùa khô hanh
- 4. 5 loại vật liệu nội thất đẹp nhưng khó vệ sinh, gia chủ Việt nên cân nhắc (Phần 2)
- 5. 6 lỗi thiết kế nhà ở gây khó chịu khi sinh hoạt, rất khó để sửa chữa nếu thiết kế sai từ đầu