Nên xây thềm nhà bao nhiêu bậc để tài lộc, may mắn?

    31/01/2023 06:10155.941 lượt xem

    Theo quan niệm xưa, bậc thềm đóng vai trò quan trọng trong phong thủy nhà ở. Vậy xây thềm nhà như thế nào và nên xây thềm nhà bao nhiêu bậc để đón tài lộc, may mắn? Cùng theo dõi bài viết sau đây nhé.

    Trải nghiệm bài viết và hình ảnh mượt mà hơn với ứng dụng Happynest tại đây.

    Bậc thềm chính là một trong những yếu tố đầu tiên mà mọi người nhìn thấy trước khi bước vào nhà. Nhiều người gọi bậc thềm là “bậc tam cấp”, bởi người xưa thường xây thềm nhà 3 bậc để lấy lối vào, lối đi lên xuống trong trường hợp nền nhà cao hơn mặt sân. 

    Trong nhiều công trình, phần bậc thềm chỉ có 1 hoặc 2 bậc thì dân gian vẫn quen gọi chung là bậc tam cấp cho dễ hiểu. Như vậy, bậc tam cấp là tên gọi chỉ một bộ phận trong kiến trúc và hoàn toàn mang tính tương đối. Tuy nhiên, mỗi bậc thềm đều có ý nghĩa và quy cách xây dựng khác nhau.

    Hình minh họa số bậc thềm trong thiết kế nhà ở 

    1. 1. Thềm nhà 1 bậc

    • Thềm nhà 1 bậc là gì?

    Thềm nhà 1 bậc là phần nền trước cửa hoặc xung quanh nhà, có mái che nhưng thường không có cột đỡ. Thềm nhà này có tác dụng tạo vẻ đẹp và trang trọng cho không gian ngôi nhà. 

    Thông thường, bề mặt thềm được thiết kế rộng hơn mặt nhà để tạo chỗ nghỉ trước khi vào nhà, giữ cho ngôi nhà bớt ẩm ướt mỗi khi trời mưa, giảm bớt cảm giác nóng nực trong mùa hè. 

    Bậc thềm 1 bậc góp phần tạo vẻ đẹp, sự sang trọng cho không gian tổng thể căn nhà

    Theo quan niệm phong thủy, thềm nhà 1 bậc thuộc vào cung “Sinh” - cung hoàng đạo mang nghĩa khởi đầu tốt đẹp, trẻ trung, đầy năng lượng và ngập tràn sinh khí. Thềm nhà 1 bậc sẽ đem lại may mắn, sức khỏe, tiền tài, thành công cho gia chủ và các thành viên khác trong gia đình.

    >>> Xem thêm: Bậc tam cấp là gì? Cách tính bậc tam cấp theo phong thủy chính xác nhất

    • Độ cao của thềm nhà 1 bậc

    Để đảm bảo khi trời mưa, nước mưa không hắt được vào nhà thì chiều cao thềm nhà 1 bậc thường được xây cao hơn mức trung bình, khoảng 10-15cm. Chiều cao này cũng giúp phân biệt mặt sân và thềm nhà dễ dàng hơn. 

    Khi khoảng cách giữa mặt thềm với mặt sân quá thấp, nước mưa, rác, bụi bẩn dễ dàng vào nhà khiến cho ngôi nhà trông không sạch sẽ, gọn gàng. Bởi vậy, độ cao của thềm nhà 1 bậc thường được tính theo 2 mức sau: 

    - Chiều cao lý tưởng của bậc thềm dao động từ 15-18cm.

    - Chiều rộng lý tưởng của bậc thềm trung bình từ 26-30cm.

    1. 2. Thềm nhà 2 bậc

    Thềm nhà 2 bậc là gì?

    Khác với thềm nhà 1 bậc, thềm nhà 2 bậc được xây thêm 1 bậc nữa để nâng chiều cao tổng thể của lối đi vào nhà. Tuy nhiên, theo quan niệm phong thủy, thềm nhà 2 bậc đại diện cho điềm không tốt. Rất ít người xây thềm nhà 2 bậc cho nhà ở của mình.

    Thông thường, khi xây bậc thềm, người ta sẽ xây theo số lẻ 1,3,5,7,9 và hiếm khi xây theo số chẵn như 2,4,6.... Quan niệm phong thủy cho rằng, số bậc thềm sẽ ứng với quy trình Sinh - Lão - Bệnh - Tử. 

    Thềm nhà 2 bậc không được ứng dụng nhiều trong xây nhà

    Bởi vậy, nếu xây thềm nhà 2 bậc thì bậc thứ 2 sẽ rơi vào cung “Lão”. Nếu theo quan niệm cuộc đời mỗi người trải qua 4 giai đoạn Sinh - Bệnh - Lão - Tử thì bậc thứ 2 rơi vào cung “Bệnh”. Còn nếu theo quan niệm Thiên - Địa - Nhân thì xây thềm nhà 2 bậc lại chỉ có “Thiên - Địa” mà thiếu mất “Nhân”. Như vậy không đúng với quy luật của tự nhiên.

    • Cách hóa giải thềm nhà 2 bậc

    Nếu nhà bạn đã lỡ xây thềm nhà 2 bậc mà muốn sửa lại để hạn chế những điều không may thì có thể áp dụng những cách sau:

    - Phương án 1: Xây thêm 1 bậc giả ở dưới sân khoảng một vài cm để cùng với 2 bậc ban đầu tạo thành bậc tam cấp. Đây là cách mà có một số người vẫn làm. Cách này không đạt thẩm mỹ và bất tiện cho việc đi lại do chiều cao bậc giả thấp, dễ bị va vấp, chưa kể với chiều cao như vậy thì khó có thể gọi là bậc.

    - Phương án 2: Gỡ bỏ bậc thứ nhất đi, đo chiều cao từ sân lên hiên nhà và chia thêm 2 bậc nữa. Hai 2 bậc mới này + hiên nhà = 3 bậc. Cách này không tốn kém mấy mà cho sự ổn định về lâu dài, lại có tính thẩm mỹ hơn so với phương án 1 dù chiều cao của bậc thấp hơn so với ban đầu một chút nhưng không ảnh hưởng nhiều.

    - Phương án 3: Phá bỏ luôn bậc thứ nhất chỉ để 1 bậc bước từ sân lên hiên nhà (thềm nhà 1 bậc). Cách này khả thi nếu chiều cao 1 bậc không vượt quá bước chân người và thuận tiện cho việc đi lại.

    Có thể áp dụng nhiều cách để hóa giải thềm nhà 2 bậc

    >>> Xem thêm: Nhà của Quyến - Thiết kế không gian kết nối theo cấp bậc vừa tăng tính thẩm mỹ vừa hài hoà công năng 

    1. 3. Thềm nhà 3 bậc 

    • Thềm nhà 3 bậc là gì? 

    Thềm nhà 3 bậc chính là cách gọi khác của bậc tam cấp, gồm 3 bậc thềm phía trước nhà, dùng như khớp nối phần trong căn nhà với sân trước. Sở dĩ gọi là bậc tam cấp là vì, phần bậc này được xây dựng chỉ với 3 bậc thang, được hiểu theo quy luật xa xưa là Thiên - Địa - Nhân, tức đại diện cho 3 chủ thể chính là Trời - Đất - Con người.

    Thềm nhà thường được xây theo số lẻ, phổ biến từ 3-5-7 bậc

    Trên thực tế, có một vài sự nhầm lẫn giữa cách tính bậc tam cấp Thiên - Địa - Nhân với cách tính Sinh - Lão - Bệnh - Tử khiến nhiều người mang tâm lý lo sợ khi làm bậc tam cấp. Tuy nhiên, cách tính Thiên - Địa - Nhân trong Tam Sinh chỉ áp dụng cho bậc thềm giữa nhà và sân mà không áp dụng để tính cầu thang lên xuống. Còn cách tính Sinh - Bệnh - Lão - Tử chỉ áp dụng để tính bậc cầu thang mà không áp dụng để tính bậc nối vào nhà và sân. 

    Một số chuyên gia phong thủy cho rằng, thay vì xây thềm nhà 3 bậc như truyền thống, gia chủ có thể xây tam cấp 5 bậc tượng trưng cho Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ để mang lại phong thủy tốt.

    • Độ cao của thềm nhà 3 bậc 

    Thông thường, thềm nhà 3 bậc có chiều cao từ 15-18cm. Đây là khoảng cách lý tưởng để việc bước lên xuống được dễ dàng, thoải mái, không phải gắng sức và tránh đau mỏi, chấn thương xương khớp. Điều này cực kỳ cần thiết đối với những gia đình có người già và trẻ nhỏ. 

    Với các công trình công cộng như bệnh viện, thềm nhà 3 bậc có thể thấp hơn, khoảng 12-18cm cho phù hợp với đặc thù công việc.

    Thềm nhà 3 bậc rất phổ biến trong xây dựng nhà ở

    Bề rộng mặt bậc thông thường khoảng 20-30cm, lý tưởng nhất là 26-30cm. Đây là kích thước vừa với bàn chân người để khoảng cách giữa các bước không quá gần hay quá xa, chân bước không bị hẫng. Khi thiết kế nhà ở dân dụng, kích thước bậc có thể linh hoạt tùy theo thông số nhân trắc học của các thành viên trong gia đình mà không nhất thiết phải tuân theo các thông số trên.

    Chiều dài bậc tương đương với chiều dài của sảnh chính bước vào nhà, phụ thuộc vào thiết kế và thực tế xây dựng của từng công trình. Với những công trình có tiền sảnh rộng rãi, mặt bậc cũng cần được thiết kế đủ dài để ôm trọn không gian sảnh. Thềm nhà 3 bậc có thể được xây một mặt hoặc bao quanh hai, ba mặt sảnh tùy thuộc vào thiết kế và yêu cầu kiến trúc của từng ngôi nhà.

    1. 4. Nên xây thềm nhà mấy bậc thì tốt?

    Số bậc ở thềm nhà sẽ có sự khác nhau giữa mỗi công trình xây dựng. Sự khác nhau này phụ thuộc và độ cao của thềm nhà so với nền sân. 

    Với công trình nhà ở thông thường hoặc biệt thự, bậc thềm thường được xây 3 bậc hoặc 5 bậc (vì để đảm bảo 3 cấp của bậc tam cấp người ta sẽ đặt bậc 1 cao hơn sân và bậc 3 thấp hơn thềm nhà. Vậy nếu tính cả sân, bậc tam cấp và thềm nhà thì sẽ có 5 bậc).

    Còn các công trình đền, chùa thường có 7 hoặc 9 bậc để mang lại sự tôn nghiêm.

    3 bậc hoặc 5 bậc là số bậc lý tưởng khi xây thềm nhà

    Trên đây là những thông tin cơ bản về xây thềm nhà và gợi ý số bậc khi xây thềm nhà để mang lại tài lộc, may mắn cho gia chủ. Mong rằng sẽ giúp gia chủ đưa ra được quyết định chính xác nhất cho tổ ấm của mình.

    >>> Xem thêm: Kiến trúc sư Việt chia sẻ chi tiết về cầu thang thép bậc hở cho nội thất hiện đại 

    Tổng hợp và viết bài: Thảo Vy

    *Bài viết được biên tập bởi đội ngũ Happynest. Xin vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức.

    Chia sẻ ngay câu chuyện của bạn tại đây để kết nối với cộng đồng yêu nhà đẹp trên nền tảng Happynest nhé. 

    Nếu đây là lần đầu bạn đăng bài, hãy tham khảo trước tài liệu này để hiểu rõ hơn về các thể loại bài đăng, tips giúp bài đăng được duyệt nhanh và thu hút sự chú ý nhất từ cộng đồng. 

    Mọi thắc mắc về việc đăng bài hoặc chỉnh sửa bài, xin vui lòng liên hệ địa chỉ email info@happynest.vn, hoặc phản hồi trực tiếp qua fanpage Happynest để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời. 

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0