6 lưu ý khi thiết kế giếng trời nhà 2 tầng (kèm 10 mẫu ứng dụng công trình thực tế)

    Cập nhật ngày 11/11/2023, lúc 11:003.671 lượt xem

    Thiết kế giếng trời nhà 2 tầng không chỉ đạt hiệu quả lấy sáng, thông gió mà còn tăng tính thẩm mỹ và đảm bảo yếu tố phong thủy. Vậy, thiết kế giếng trời như thế nào để tối ưu nhất? Theo dõi bài viết ngay sau đây nhé.

    Tham gia Group Cộng đồng gia dụng thông minh để nâng cấp chất lượng sống và trang bị những kiến thức hữu ích cho cả gia đình nhé.

    1. 1. Lợi ích của thiết kế giếng trời nhà 2 tầng

    • Lấy sáng, thông gió tự nhiên giúp tiết kiệm điện năng 

    Giếng trời là nguồn cung cấp ánh sáng, gió tự nhiên cho nhà 2 tầng. Tùy vào tổng diện tích ngôi nhà mà bạn có thể thiết kế 1, 2 hoặc nhiều giếng trời to, nhỏ khác nhau để đạt hiệu quả lấy sáng, thông gió. 

    Nhờ nguồn năng lượng thiên nhiên này mà bạn không cần sử dụng đèn nhân tạo vào ban ngày hoặc giảm lượng điện tiêu thụ khi sử dụng thiết bị điều hòa, làm mát.

    Khu vực bàn ăn “hưởng lợi” ánh sáng nhờ giếng trời ở khu vực cầu thang. Ảnh: Parent’s House

    • Điều hòa không khí

    Ngoài ánh sáng, gió tự nhiên, khu vực giếng trời 2 tầng thường trồng rất nhiều loại cây dây leo, vườn cây tiểu cảnh… giúp làm mát và kết nối con người - thiên nhiên. Khí trời cũng dễ dàng lưu thông trong - ngoài đóng vai trò “lá phổi” điều hòa không khí toàn nhà.

    >>> Xem thêm: Nguyên tắc thông gió giếng trời giúp ngôi nhà mát mẻ, dễ chịu

    • Tăng giá trị thẩm mỹ 

    Giếng trời nhà 2 tầng với giải pháp trang trí tiểu cảnh, vườn cây, ốp lát tường… trở thành một trong những điểm nhấn ấn tượng của ngôi nhà. Hay dù không trang trí gì, giếng trời vẫn mang đến một khoảng sáng tự nhiên và mát mẻ, đủ ghi điểm với những vị khách ghé thăm. 

    Góc thư giãn an yên dưới chân giếng trời nhà 2 tầng. Ảnh: Minimalist House

    • Ý nghĩa về phong thủy 

    Theo quan niệm phong thủy, ánh sáng là nguồn sinh khí giúp con người khỏe mạnh, hạnh phúc; ánh sáng cũng giúp cân bằng sinh khí ngôi nhà nhờ việc lưu thông không khí tốt. Vì vậy, nếu giếng trời được thiết kế đúng cung mệnh, đúng hướng, đúng vị trí… sẽ mang tới tài lộc, may mắn cho gia đình.

    1. 2. Lưu ý khi thiết kế giếng trời nhà 2 tầng

    - Đảm bảo kích thước tiêu chuẩn: Theo quy định thì giếng trời nhà 2 tầng phải chiếm 10% tổng diện tích và còn cần xem xét tính cân bằng. Diện tích giếng trời dao động từ 4m2 đến 6m2 nhưng nhà càng cao thì giếng trời phải càng rộng.

    - Cách âm cho giếng trời: Giếng trời có một nhược điểm là khuếch đại âm thanh, bạn nói chuyện ở tầng trệt nhưng tầng trên vẫn nghe thấy. Vì vậy, tường giếng trời cần ốp lát đá nhám, mảng sần… để cản âm thanh. 

    Giếng trời nhà 2 tầng với tường ốp đá nhám vừa giúp giảm âm vừa tạo điểm nhấn ấn tượng. Ảnh: C&TH House

    - Trang trí đơn giản, đảm bảo sự thông thoáng: Không nên trang trí quá nhiều chi tiết cầu kỳ ở khu vực giếng trời, bởi nó không chỉ làm cản trở khả năng lấy sáng, thông gió mà còn không tốt về mặt phong thủy. Bên cạnh đó, giếng trời tiếp xúc với không khí bên ngoài nên dễ tích tụ bụi bẩn, nhiều chi tiết sẽ gây khó khăn trong việc vệ sinh, lau chùi.

    - Lắp mái che phù hợp: Mái kính lấy sáng là giải pháp được sử dụng nhiều nhất hiện nay cho giếng trời nhà 2 tầng. Ngoài ra còn có mái tôn, mái nhựa tổng hợp… Bạn cũng có thể thiết kế các loại mái che tự động đóng mở để linh hoạt hơn trong việc lấy sáng hoặc che chắn khi trời mưa.

    Mái kính lấy sáng giúp cây trồng ở giếng trời nhà 2 tầng phát triển tốt hơn nhờ điều chỉnh lượng nắng, lượng mưa vào nhà. Ảnh: House of Breeze

    - Đảm bảo an toàn: Khi thiết kế giếng trời nhà 2 tầng, bạn cần lưu ý các vấn đề an toàn như không treo đèn, đồ trang trí nặng đề phòng tình trạng rơi vỡ gây nguy hiểm ở khu vực giếng trời; thiết kế lan can, hoa sắt ở hành lang, cửa sổ, cầu thang các tầng mà chiều dài giếng trời ngang qua…

    - Thiết kế giếng trời chuẩn phong thủy: Giếng trời phải được đặt ở cung tốt và cân nhắc tính chất ngũ hành để điều chỉnh cho hài hòa. Ví dụ: giếng trời bên cạnh phòng ngủ thì trang trí nhẹ nhàng, màu sắc tươi sáng, thiên về tính thủy và mộc; giếng trời không đặt hướng Bắc của ngôi nhà…

    >>> Xem thêm: Đừng bỏ qua những lưu ý này nếu muốn có phong thủy giếng trời tốt lành

    1. 3. Một số công trình nhà 2 tầng có giếng trời trên Happynest

    Giếng trời là giải pháp ngày càng được các gia chủ Việt ưu ái. Tuy nhiên, muốn thiết kế giếng trời phù hợp, hiệu quả và thẩm mỹ còn phải dựa vào diện tích, thế đất, nhu cầu sử dụng thực tế hoặc các yếu tố ngân sách, phong thủy…

    Dưới đây là những mẫu giếng trời nhà 2 tầng đẹp mắt, tăng hiệu quả lấy sáng và thông gió mà gia chủ có thể tham khảo cho ngôi nhà của mình:

    Giếng trời nhà 2 tầng đặt ở cuối nhà, bên cạnh bàn ăn với hồ cá Koi để gia đình có thể tận hưởng gió mát hoặc ngắm cá thư giãn. Ảnh: CP House

    Giếng trời nhà 2 tầng sử dụng vách kính để đạt hiệu quả về lấy sáng và kết nối thiên nhiên. Ảnh: Fleming Park House

    Cây thân gỗ vươn thẳng lên cao là cách trang trí đơn giản mà hiệu quả cho giếng trời nhà 2 tầng. Không chỉ lan tỏa khí mát và làm đẹp, cây vươn cao còn góp phần kết nối các tầng với nhau. Ảnh: Nhà 2 tầng 8x16 tại Quảng Ngãi

    Giếng trời nhà 2 tầng là nơi trồng cây kim ngân cỡ lớn để thu hút tài lộc và bố trí võng, ghế ngồi thư giãn. Ảnh: House of Breeze

    Giếng trời nhà 2 tầng tạo ấn tượng thị giác nhanh chóng nhờ hệ cầu thang xoắn và ánh nắng chiếu vào. Ảnh: T house

    Giếng trời nhà 2 tầng đồng thời là khoảng sân trong, địa điểm thư giãn lý tưởng của gia đình. Ảnh: Domus Laetitiae

    Thiết kế giếng trời nhà 2 tầng lấy sáng cho bếp và tạo điểm nhấn trang trí với đèn mây mộc mạc. Ảnh: Nhà 6.6x14m ở Sơn La

    Thiết kế giếng trời nhà 2 tầng đơn giản mà vẫn ấn tượng nhờ phụ kiện trang trí đặc biệt: ánh sáng. Ảnh: NJ House

    Hình ảnh giếng nước cổ kết hợp với giếng trời bên trên, đưa ánh sáng và gió trời tràn ngập ngôi nhà 2 tầng. Ảnh: Time House

    Thiết kế giếng trời nhà 2 tầng hình oval kết hợp với cầu thang và cây xanh mang đến sự mới mẻ, thú vị.  Ảnh: Ambara House

    >>> Xem thêm: 27 thiết kế giếng trời của nhà phố 2 tầng, không những có cây tỏa bóng mát mà có cả hồ nước mát lành

    Hi vọng những thông tin về lợi ích, cách thiết kế giếng trời nhà 2 tầng cũng như một số gợi ý mà mình giới thiệu trong bài viết sẽ hữu ích với bạn. Tuy nhiên, bạn nên tìm đến các đơn vị thiết kế uy tín, có kinh nghiệm để được tư vấn thiết kế, bố trí khoảng giếng trời hợp lý.

    Tổng hợp

    Nhàn NguyễnTheo dõi

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0