Đừng bỏ qua những lưu ý này nếu muốn có phong thủy giếng trời tốt lành

    09/02/2022 10:002.361 lượt xem
    • Ngân sách xây thô
      0 đồng
    • Ngân sách hoàn thiện
      0 đồng
    • Kích thước
      0m ngang0m dọc
    • Diện tích mặt bằng
      0m2
    • Tổng diện tích
      0m2
    • Năm hoàn thành
      0

    Kiến trúc có phần chật hẹp, bí bách vì xây dựng san sát của nhà ống hay nhà phố hiện nay là lý do thiết kế giếng trời ngày càng phổ biến. Bên cạnh mục đích lấy sáng, yếu tố phong thủy giếng trời cũng được nhiều người quan tâm. Nó ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, tài lộc và may mắn của các thành viên trong gia đình. 

    Giếng trời là gì?

    Giếng trời được hiểu là một khoảng không gian được thiết kế theo phương thẳng đứng, thông từ mái nhà xuống tầng trệt.
    Cấu tạo của giếng trời gồm 3 phần:

    • Đáy giếng: là tầng thấp nhất của căn nhà. Đây là nơi đón nhận ánh sáng vào và giúp đón ánh sáng vào và giúp thông khí cho ngôi nhà. Các vị trí đáy giếng thường được đặt trong phòng khách hoặc phòng bếp.
    • Thân giếng: được tính là chiều dài xuyên suốt của ngôi nhà giúp ánh sáng vươn tới mọi vị trí trong nhà.
    • Đỉnh giếng: đỉnh giếng là phần cao nhất của ngôi nhà được cấu tạo từ hệ thống khung mái và mái che.

    Ưu điểm vượt trội của giếng trời trong nhà

    • Đón gió, giúp không khí lưu thông tốt hơn: Với những căn nhà bí bách thì tiêu chí thông khí luôn là một vấn đề quan trọng. Trong trường hợp này, giếng trời giúp lượng giá trong môi trường tự nhiên tràn vào không gian nhà nhiều hơn. Từ đó mà giúp cho lưu thông khí trong nhà một cách tự nhiên, làm cho không gian trở nên thông thoáng và mát mẻ dù là trong thời tiết nóng bức.
    • Đón sáng tốt: Những ngôi nhà bị bao bọc bởi nhiều căn nhà khác nên dễ dẫn đến vấn đề thiếu sáng. Tuy nhiên, giếng trời sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề này. Phần đỉnh giếng với không gian mở giúp đưa ánh sáng vào trong nhà, mang đến không gian tươi trẻ và tránh được các tình trạng ẩm mốc.
    • Tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà: Với những căn nhà kết hợp cùng khu vực giếng trời tạo cảm giác kiến trúc đặc biệt. Ngôi nhà của bạn sẽ trở nên thật ấn tượng và đẹp mắt hơn rất nhiều. Chắc chắn rằng đây sẽ là một điểm nhấn đầy thu hút cho ngôi nhà phố của bạn.

    Ưu điểm với nhiều tiện ích vượt trội của giếng trời mang lại

    Nhược điểm của giếng trời trong nhà

    Bên cạnh những ưu điểm vượt trội trên, giếng trời trong nhà cũng có một số nhược điểm nhất định mà bạn nên cân nhắc trước khi quyết định có nên thiết kế giếng trời không nhé!

    Có khả năng bị rỉ nước vào mùa mưa, bị chói nắng vào mùa hè. Bởi lẽ giếng trời có thiết kế với phần đỉnh nằm ở trên cùng của ngôi nhà. Đây sẽ là nơi hứng chịu các thay đổi của thời tiết, tác động trực tiếp đến phần giếng. Vì vậy bạn cần thiết kế giếng trời để ngôi nhà tránh được những trường hợp trên.

    • Giảm tuổi thọ nội thất trong nhà: Với những vật liệu “tránh tiếp xúc với ánh mặt trời” thì không nên đặt dưới giếng trời vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và độ bền của vật dụng.
    • Thiết kế phong thủy giếng trời hút may mắn, tài lộc

    Phong thủy nói chung và phong thủy giếng trời nói riêng luôn được quan tâm khi thiết kế nội thất. Nó có tác động không nhỏ đến đời sống, sức khỏe, tài vận của các thành viên trong gia đình. Theo đó, giếng trời phải tuân theo luật âm dương và ngũ hành để tương sinh với ngôi nhà. Đặc biệt chú ý, nếu trong nhà bố trí nhiều hơn một giếng trời. Bạn cần thiết kế để hướng lưu thông giếng trời hợp lý. Tránh trường hợp bít đường khí lưu thông, chỉ luẩn quẩn trong nhà. 

    Vị trí của giếng trời cần đảm bảo sự cân bằng sinh khí

    Đối với những căn nhà diện tích rộng rãi, việc bố trí giếng trời theo phong thủy khá dễ dàng. Tuy vậy, đất xây dựng ngày càng thu hẹp, nhất là ở những thành phố, khu đô thị lớn. Do đó, khi thiết kế phong thủy giếng trời tại đây có phần khó khăn hơn. Nhất là với những ngôi nhà có hình dạng đặc biệt, không vuông vức. Dưới đây là một số chú ý bạn cần lưu tâm để đảm bảo sự cân bằng sinh khí của giếng trời.

    Vị trí của giếng trời là một yếu tố vô cùng quan trọng trong phong thủy

    Giếng trời phong thủy khi đặt ở trung cung ngôi nhà

    Khi bố trí giếng trời, bạn có thể lựa chọn đặt ở giữa nhà, cuối nhà hoặc sau nhà. Tuy vậy, để phong thủy giếng trời có thể phát huy được tối đa, nó thường được đặt ở trung tâm (trung cung) ngôi nhà. Đây là khu vực được xem là thuộc hành Thổ, cân bằng được năng lượng với các hành khác. Theo một trong hai nguyên tắc sau:

    • Hỏa thăng – Thủy giáng – Thổ bình hòa.
    • Mộc chuyển – Kim ẩn – Thổ trung dung.

    Ngoài ra vị trí trung cung này cũng hợp lý theo kiến trúc bởi ánh sáng, gió tại đây dễ lan tỏa tới các khu vực trong nhà nhất. Theo ngũ hành, 4 hành còn lại đều lấy Thổ làm cầu nối. Từ đó tương tác qua lại với nhau thông qua các yếu tố như màu sắc, vật liệu, kiểu dáng. Chúng tạo nên một không gian với sự cân bằng sinh khí, đảm bảo yếu tố may mắn, tài lộc. Cung đặt giếng trời sẽ được đặt ở những cung tốt lành là Tài Lộc hoặc Thiên Mạng. Về hướng thì giếng trời không có hướng rõ ràng. Tuy vậy bạn không nên đặt ở vị trí hướng Bắc của ngôi nhà vì đó là hướng xấu.

    Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý không gian chức năng bên cạnh giếng trời ở trung cung là gì. Từ đó xem xét nó phòng đó thuộc ngũ hành nào để lựa chọn chất liệu và có điều chỉnh phù hợp.

    Vị trí giếng trời ở "Trung cung" của ngôi nhà

    Giếng trời phong thủy khi không đặt ở trung cung

    Giếng trời phát huy tác dụng và có ý nghĩa về mặt phong thủy tốt nhất ở vị trí trung cung khi ngôi nhà của bạn vuông vắn. Trong trường hợp không thể đặt ở vị trí này thì ta sẽ đặt ở những nơi khác phù hợp. Sao cho có thể sửa chữa những khuyết điểm của hình dạng lô đất đó. Ví dụ như gặp dạng nhà méo thì giếng trời nên đặt ở chính góc méo nhọn thuộc Hành hỏa. Theo quy luật phong thủy, Hỏa sinh Thổ. Khi đó không gian nhà sẽ có lại sự cân bằng, vuông góc. 

    Nếu diện tích không cho phép hoặc muốn tận dụng không gian, bạn có thể kết hợp giếng trời ở những ô trống giữa hoặc bên cạnh cầu thang. Cách bố trí này thì không mang lại hiệu quả thoáng khí như giếng trời độc lập. Tuy vậy nó hữu ích trong việc tạo sự luân chuyển nội khí tốt với cửa trời dạng chéo trên nóc cầu thang. Đồng thời bạn có thể trang trí vách cầu thang thành điểm nhấn ấn tượng cho căn nhà.

    Nếu giếng trời thiết kế sau và nhà bạn bố trí cầu thang đi về một bên và đổi tầng. Hoặc dạng cầu thang lệch tầng thì có thể làm giếng trời dạng xiên. Nó cũng thuộc hành Hỏa sẽ sinh Thổ, vừa đảm bảo việc đi lại thuận tiện, an toàn. Vừa tăng sự thông thoáng, phát huy khả năng lấy sáng và lấy gió. 

    Phong thủy giếng trời ở những khu vực cụ thể

    Giếng trời gần phòng bếp

    Tại những căn nhà dài hẹp như nhà ống, nhiều người chọn thiết kế giếng trời ở gần phòng bếp. Nhất là với những gia đình bố trí khu bếp ở phía hậu. Việc này góp phần hỗ trợ việc thoát hơi nóng và lấy ánh sáng, gió cho phòng bếp nói riêng và các không gian khác nói chung. Nguyên tắc phong thủy nói chung có “tụ thủy tắc khí bất tán”. Ở đây có nghĩa là nước ngưng tụ là điều tốt nhưng không được để úng nước. Cần phải để nước chảy vào trong và luân chuyển để kích hoạt sinh khí, tránh ứ đọng. 

    Do đó, gia chủ có thể đưa Tiểu Sơn Thủy (núi sông thu nhỏ) vào trong khu vực đáy giếng. Nó thể hiện qua tổ chức non bộ, hồ cảnh. Cũng có thể là bể cá có bộ lọc nước tuần hoàn, hay đài phun nước loại nhỏ. Chúng thuộc hành Thủy giúp cho Thủy sinh Mộc. Đồng thời đây còn là điểm nhấn bắt mắt và đầy ấn tượng cho không gian nấu nướng gia đình. Song song với đó còn tạo ra sự lưu thông nước trong nhà rất tốt. Tuy vậy cần lưu ý, bếp cần phải kín đáo, “tàng phong” thì mới “tụ khí” được. Vì vậy bạn không nên bố trí giếng trời ngay trên bếp ăn gia đình. Cần đảm bảo giếng có mái che để tránh mưa, gió hắt vào. 

    Giếng trời gần nhà bếp và những lưu ý phong thủy

    Giếng trời gần phòng ngủ

    Ngoài hai vị trí kể trên, thiết kế giếng trời gần hoặc ngay trong phòng ngủ cũng thu hút sự yêu thích của nhiều người. Phong thủy giếng trời cho thấy với cách bố trí này, bố cục nghiêng về Thủy và Mộc nhiều hơn. Bởi phòng ngủ thiên về cách trang trí nhẹ nhàng, tươi sáng để tạo sự dễ chịu cho giấc ngủ. Tuy vậy, bạn cũng không nên để giếng trời trống, không trang trí hay bọc khung giếng với sắt dày. Chúng vừa ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, vừa không tốt cho chất lượng giấc nghỉ ngơi. 

    Tốt nhất bạn nên để phần đáy giếng trời thông thoáng, trang trí bằng những vật liệu có tính chất gần gũi thiên nhiên (Thổ, Mộc, Thủy). Để đảm bảo an toàn thì có thể thiết kế thêm khung hoa sắt với đường nét tạo hình sinh động. Nó mang đến cảm giác trẻ trung, tràn đầy năng lượng tươi mới. Nếu bạn muốn đặt giếng trời bên trong phòng ngủ thì đừng quên lắp đặt rèm che. Bằng cách này bạn có thể điều chỉnh lượng ánh sáng mặt trời để dễ chịu hơn. Đồng thời vẫn có thể mở ra ngắm cảnh đêm khi muốn.

    Giếng trời gần phòng ăn nên lưu ý gì về phong thủy?

    Bố trí giếng trời gần phòng ăn cũng được nhiều gia chủ lựa chọn thiết kế. Ở vị trí này, theo phong thủy giếng trời, phòng ăn thuộc Mộc. Do đó bạn có thể sử dụng cây cảnh hoặc đài phun nước mini để Mộc và Thủy tương sinh. Ngoài ra khi đặt giếng trời ở đây, bạn nên thiết kế theo dạng ống hút thẳng đứng (Mộc sinh Hỏa). Cũng không được quên lắp đặt mái che trên đỉnh giếng phòng mưa, gió gây bẩn, hỏng hóc nhà cửa. 

    Phần trang trí ở đáy giếng cũng rất quan trọng. Nó tạo ra một khung cảnh đầy lãng mạn và thư giãn cho các bữa ăn gia đình. Ví dụ như tiểu cảnh mini gồm cỏ cây, hoa lá, nước, đá sỏi,…mang đến cảm giác mát mẻ. Vào ban ngày thì giếng trời mở ra một không gian chan hòa với thiên nhiên. Nguồn sáng tự nhiên giúp cho phòng ăn thêm nổi bật, tô điểm cho không gian nội thất. Đêm xuống, kết hợp hệ thống đèn chiếu sáng trong nhà mang đến vẻ đẹp rất riêng cho căn phòng. Đặc biệt nếu phòng ăn gia đình chọn tone màu trắng hay vàng nhẹ thì càng thêm nổi bật.

    Trên đây là những lưu ý dành cho phong thủy giếng trời mà bạn cần biết. Chúng tôi mong rằng với những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm những thông tin để xây dựng khu vực giếng trời đẹp mắt, mang đến tài lộc cho gia đình của bạn nhé. Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào về những thông tin trên thì xin vui lòng để lại bình luận bên dưới nhé.

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0