Time House là dự án tọa lạc tại thành phố cao nguyên Kon Tum, nơi sông Đăk Bla bồi đắp phù sa màu mỡ. Khi tiếp cận công trình, nhóm KTS quyết định sẽ đem tới một không gian sống thoáng đãng, chất lượng cho gia chủ, nhưng đồng thời cũng giữ lại những chi tiết cũ với ý nghĩa biểu tượng “chứng nhân” của thời gian.
Time House sở hữu thiết kế độc đáo, khác lạ so với những ngôi nhà xung quanh
Tại thành phố Kon Tum, các công trình kiến trúc địa phương đang dần mất đi bản sắc kiến trúc nhiệt đới, khiến tác động của của tiếng ồn và khói bụi trở thành vấn đề lớn trong không gian sống. Khi tiếp cận dự án này, nhóm KTS rất quan tâm đến những tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và xã hội. Bên cạnh đó, phần đất của ngôi nhà có có sẵn một giếng nước cổ từ xưa, nhóm KTS và gia chủ đã quyết định giữ lại chi tiết này. Không gian xung quanh giếng rất ấm cúng, giúp kết nối con người với thiên nhiên và gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau, trong khi không hề phá vỡ sự riêng tư của họ. Đó là lý do giếng nước cổ này được giữ lại.
Time House nằm sát đường cái nên phải xử lý vấn đề tiếng ồn và khói bụi
Lô đất xây dựng Time House có diện tích 8,4x56, chiều sâu “khủng” khiến không gian chức năng ở tầng 1 tựa như một dòng chảy bất tận, là lợi thế giúp tách biệt với đô thị hỗn loạn xung quanh.
Do công trình nằm sát đường lớn nên vấn đề tiếng ồn và khó bụi cần được xử lý đầu tiên. Giải pháp được nhóm KTS đưa ra là: tạo không gian xanh là vùng đệm nhằm ngăn tiếng ồn và khói bụi, trong đó mặt tiền “hai lớp da” giúp giảm bớt tác động của bức xạ nhiệt từ hướng Tây, đồng thời thúc đẩy sự lưu chuyển của gió và ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà.
Sân trước là khoảng lùi giúp không gian bên trong giảm bớt tiếng ồn và khói bụi từ đường cái
Mặt tiền của ngôi nhà sử dụng tường gạch thông gió và lam gỗ
Bên cạnh đó, những công trình nhà ống có chiều sâu gấp nhiều lần chiều rộng, thì vấn đề lấy sáng và gió tươi cũng rất được quan tâm. Không gian bên trong Time House cũng luôn tràn ngập nắng gió nhờ khoảng thông tầng lớn liên thông với không gian đọc sách và bàn thờ phía trên. Tại đây, những tia nắng thay đổi liên tục trong ngày khiến ngôi nhà trở nên sinh động và thu hút hơn. Việc sử dụng những bức tường gạch mộc, gốm sứ thủ công kết hợp với gỗ tự nhiên, gạch âm dương giúp không gian trở nên thanh thoát và gần gũi hơn. Những vật liệu quen thuộc cũng giúp không gian nhà phảng phất màu sắc đặc trưng của vùng quê cao nguyên này.
Cửa ra vào là hệ cửa gỗ màu nâu đậm
Không gian phòng khách rộng thoáng nhờ trần cao. Phòng khách sử dụng bàn trà ghế gỗ mộc mạc
Nhờ sử dụng hệ lam gỗ và tường thông gió nên ánh nắng chiều vào tạo nên hiệu ứng bóng nắng rất đẹp
Khu vực đọc sách được bố trí cạnh giếng trời nên nhận được nhiều ánh sáng
Khoảng giếng trời thông tầng và được trồng thêm cây xanh
Khu vực bếp chữ U nhỏ gọn, với hệ tủ bếp màu trắng được đóng chạm trần giúp tăng diện tích để đồ
Bàn ăn được đặt đối diện với khu vực bếp và sát với hành lang dẫn đến các không gian riêng tư
Ngôi nhà có một hành lang mở chạy dài quanh giếng nước cổ, kết nối với không gian cá nhân phía sau. Bên cạnh đó, hệ thống nan gỗ, gạch thông gió và giếng trời ở khu vực này giúp các khối chức năng dễ dàng tiếp cận với thiên nhiên mà vẫn đảm bảo sự riêng tư cho các không gian. Ở cuối nhà, nhóm KTS đã bố trí một không gian sân vườn lớn, nơi các thành viên có thể quây quần và vui chơi với nhau.
Khu vực hành lang dài được trồng nhiều cây xanh giúp điều hòa không khí tốt hơn
Các không gian riêng tư được kết nối bởi hành lang này
Giếng nước cổ được gia đình giữ lại, bên trên là giếng trời của công trình
Khu vực này giúp ngôi nhà luôn thoáng đãng và đầy nắng gió
Tường ở khu vực giếng trời được ốp gạch bông gió cùng đá ong vàng, kết hợp cây xanh để tạo nên vẻ tự nhiên, gần gũi với thiên nhiên
Phòng ngủ được bài trí đơn giản với vật liệu chủ đạo là gỗ
Để tối ưu diện tích sinh hoạt, nhóm KTS đã sử dụng tủ quần áo chạm trần, tích hợp bàn làm việc và kệ để đồ
Phòng ngủ dành cho các con với thiết kế dễ thương, gam màu vàng - xám làm chủ đạo
Phòng thoáng đãng nhờ kết nối với hành lang dài của ngôi nhà
Cầu thang gỗ khung thép dẫn lên tầng 2 của công trình
Phòng vệ sinh mang cảm giác gần gũi với thiên nhiên nhờ sử dụng vật liệu như đá, gạch gốm. Hai không gian khô - ướt được phân chia tách biệt rất tiện nghi
Tường phòng vệ sinh được ốp gạch giả đá marble
Sân vườn phía cuối nhà là nơi để các thành viên trong gia đình tụ tập và vui chơi
Nhóm thiết kế bố trí thêm một cầu thang xoắn màu trắng dẫn lên tầng 2
Khi màn đêm buông xuống, đèn vàng giúp cho không gian sân vườn ấm cúng
Bản vẽ mặt bằng công trình
Bản vẽ mặt cắt công trình
Time House đúng như tên gọi của nó, là ngôi nhà mang đến nhiều cung bậc cảm xúc khi kết hợp cái cũ và cái mới: giếng cổ và không gian hiện đại, vật liệu cũ, tự nhiên và vật liệu mới, và cũng là sự kết nối của hiện tại, quá khứ, tương lai. Thêm vào đó, ngôi nhà sở hữu giải pháp thiết kế hợp lý, giúp giảm bớt tiếng ồn, khói bụi, khiến không gian bên trong luôn tràn ngập ánh sáng và khí tươi.
Thông tin công trình:
Tên công trình: Time House
Địa điểm: Thành phố Kon Tum
Diện tích khu đất: 470m2
Diện tích mặt sàn: 220m2
Diện tích xây dựng: 320m2
Đơn vị thiết kế: X11 Design Studio
Năm hoàn thành: 2020
Ảnh: Quang Dam
Bài viết: Khánh Linh
Xem thêm:
- 2. Đổi thay để tìm kiếm “chất riêng” cho căn hộ duplex 220m2 tại TP HCM
- 3. Cải tạo căn hộ micro-flat tại Singapore để kết nối với hàng xóm và hành lang bên ngoài
- 4. Căn nhà giản dị của những hạnh phúc đời thường
- 5. Cô gái 29 tuổi nghỉ việc về quê, xây biệt thự lập nghiệp để được sống gần bố hơn