Nguyên tắc thông gió giếng trời giúp ngôi nhà mát mẻ, dễ chịu

    Cập nhật ngày 24/05/2022, lúc 07:269.863 lượt xem
    • Ngân sách xây thô
      0 đồng
    • Ngân sách hoàn thiện
      0 đồng
    • Kích thước
      0m ngang0m dọc
    • Diện tích mặt bằng
      0m2
    • Tổng diện tích
      0m2
    • Năm hoàn thành
      0

    Thông gió là điều hướng không khí lưu thông trong và ngoài nhà. Điều này nhằm mục đích tạo nên không gian sống thoáng mát và dễ chịu. Nhất là đối với những ngôi nhà tối và bí do hình dạng lô đất thì việc tìm những biện pháp thông gió rất quan trọng. Giếng trời trong nhà chính là một giải pháp thông gió hiệu quả, cải thiện không gian sống của bạn.

    Nguyên tắc thông gió giếng trời

     

    Điều chỉnh hướng và vị trí đặt giếng trời

     

    Tùy vào nhu cầu và diện tích thực tế để bạn chọn vị trí đặt giếng trời. Thông thường, giếng trời được bố trí ở giữa nhà, cuối nhà và sau nhà. Vị trí trước nhà không lý tưởng bởi vốn dĩ nơi đây đã rất thoáng, tiếp xúc nhiều với không gian bên ngoài. Theo kinh nghiệm của các chuyên gia, để có thể khai thác tối đa công dụng của giếng trời, bạn nên bố trí nó ở giữa nhà. Tốt nhất là cạnh cầu thang bởi lẽ khu vực này cũng thường được đặt ở trung tâm nhà. Các không gian chức năng khác đều xoay xung quanh nên ánh sáng và không khí cũng sẽ lan tỏa đều khắp nhà. 

    Vị trí và hướng đặt giếng trời ảnh hưởng nhiều đến khả năng thông gió của nó

    Nói chung, dù đặt giếng trời ở đâu thì cũng cần đảm bảo quá trình lưu thông khí thuận lợi. Mục đích cuối cùng là để ánh sáng và không khí không bị tập trung quá trình ở một nơi, chiều gió có đường ra đường vào. Mặt khác, việc chọn vị trí cũng phụ thuộc vào hướng gió của khu vực bạn sinh sống. Nó cũng liên quan nhiều đến yếu tố phong thủy giếng trời để hút tài lộc, may mắn cho các thành viên trong gia đình. Về hướng đặt giếng trời thì không có quy định  cụ thể. Tuy nhiên bạn nên tránh đặt ở hướng Bắc của ngôi nhà vì đây là hướng xấu. Thay vào đó, bạn có thể chọn hướng Nam hoặc Đông Nam. Đây là những hướng đón không khí mát mẻ và ổn định nhất trong ngôi nhà. 

    Thiết kế kích thước giếng trời hợp lý

     

    Trong nguyên tắc thông gió giếng trời, kích thước giếng cũng là một yếu tố quan trọng. Nó cần được tính toán để phù hợp với kiến trúc, tổng diện tích xây dựng công trình. Đồng thời cũng phải đảm bảo yếu tố phong thủy, tạo sự thuận lợi cho việc lấy sáng, lấy gió tốt nhất. Theo đó, kích thước giếng không nên quá to hay quá bé đều giảm hiệu quả sử dụng. Tốt nhất nên từ 4 – 6m2 để tránh ảnh hưởng với bố cục chung của ngôi nhà. Còn về độ rộng thì sẽ không nhỏ hơn 1m ảnh hưởng tới thẩm mỹ và công năng. Đối với nhà có nhiều cửa sổ, kích thước giếng hợp lý sẽ là nhỏ hơn 5% diện tích sàn. Trong khi đó với những căn có ít cửa sổ, con số này là 15%. 

    Tùy theo diện tích thực tế và nhu cầu để xác định kích thước giếng trời phù hợp

    Diện tích giếng trời theo tiêu chuẩn xây dựng trong những ngôi nhà phố chiếm 10% diện tích sàn. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn tùy thuộc vào hình dạng của lô đất xây nhà. Căn cứ vào chiều rộng, chiều cao và chiều sâu để kiến trúc sư tính toán kích thước giếng trời hợp lý. Nhà càng cao thì giếng trời càng phải rộng. Đối với nhà biệt thự hay nhà phân lô thì bề rộng của giếng nên dao động từ 3 – 5m2. Nếu giếng trời quá nhỏ thì tác dụng thông gió và lấy sáng không thể phát huy được hết.

    Thông gió giếng trời cho nhà ống

     

    Nguyên tắc thông gió giếng trời nói chung chính là phải tạo đường cho không khí đối lưu. Nghĩa là đẩy khí nóng trong nhà ra ngoài và hút gió mát thiên nhiên vào trong. Đối với nhà ống theo đặc điểm xây dựng thường chỉ thông thoáng được 1 hay 2 mặt. Tùy theo diện tích và hình dạng thực tế của căn nhà, bạn có thể lựa chọn thiết kế 1 hoặc 2 giếng trời. 

    • Với nhà ống ngắn: Dùng 1 giếng trời. Nguyên tắc thông gió giếng trời trong trường hợp này là đẩy khí nóng trong nhà thông qua giếng. Để lấy gió mát thì lấy theo phương ngang (tốt nhất là theo hướng gió). Ví dụ như lấy gió thông qua cửa chính hoặc sân.. Nếu nhà nhiều tầng thì lấy thêm gió ngang ở tầng trên bằng các phòng để trống không có vách ngăn.
    •  
    • Với nhà ống dài: Bố trí 2 giếng trời. Vị trí đặt nên phân chia ở khoảng giữa và ở sau nhà. Lối thông gió sẽ theo đường parabol, gió luân chuyển qua lại giữa 2 giếng. Một giếng phụ trách đưa gió nóng ra ngoài, giếng còn lại sẽ lấy gió mát vào trong. Nguyên tắc này còn được gọi là cân bằng áp suất tự nhiên trong không khí.
    •  

    Những yếu tố ảnh hưởng khác

     

    Bên cạnh những nguyên tắc thông gió giếng trời nêu trên, để bộ phận nội thất này phát huy hết khả năng thì còn phải kể đến những yếu tố ảnh hưởng khác. Đó là cách thiết kế cửa nhà, cách bố trí nội thất, sắp xếp đồ vật trang trí,…Một số điều bạn cần lưu ý để ngôi nhà đạt được sự thông gió hiệu quả nhất:

    • Cửa gió vào và cửa gió ra không nên bố trí cùng một phía. Điều này khiến gió quẩn trong nhà, không lưu thông được. Thay vào đó, có thể cân nhắc mở thêm cửa thoát gió sau nhà. Chỉ cần chừa một khoảng sân khoảng 60cm cũng đủ để không khí thông thoáng hơn.
    •  
    • Cửa hút gió cần được đặt ở vị trí đầu gió và nên ở phía chân tường. Đối với cửa gió ra thì đặt ở vị trí cuối hướng gió và ở điểm cao hơn trong phòng.
    •  
    • Nên thiết kế những ô trống, cửa đi và cửa sổ có kích thước lớn nhất trong giới hạn cho phép để thông gió được tốt.
    •  
    • Tránh thiết kế phòng chỉ mở cửa ở một phía. 
    •  
    • Khi xây tường có thể xây thành 2 lớp có khoảng trống ở giữa. Như vậy việc thông gió sẽ tốt hơn. Tường cũng chỉ nên sử dụng kết cấu nhẹ. 
    •  
    • Sử dụng những vật liệu với bề mặt nhám để tự tạo bóng râm cho bề mặt. Nó cũng giúp làm tăng diện tích bề mặt sẽ nhận được khí mát vào ban đêm.
    •  
    • Cần tránh bày biện quá nhiều đồ đạc trong phòng, nhất là ở những căn phòng hẹp.
    •  

    Kết hợp thiết kế các yếu tố nội thất khác để giếng trời phát huy tối đa tác dụng thông gió

    Những cách thông gió giếng trời phổ biến

     

    Sử dụng quả cầu thông gió giếng trời

     

    Quả cầu thông gió được làm từ inox, được bán phổ biến trên thị trường. Đây là một thiết bị cơ khí công nghiệp, vận hành dựa trên nguyên tắc đối lưu không khí. Khi lắp đặt quả cầu thông gió, không khí trong nhà sẽ được lưu thông tự nhiên. Gió nóng được đẩy ra và khí mát được hút vào bên trong. Chúng hoạt động dựa trên 100% sức gió, không hề sử dụng điện năng nên rất tiết kiệm chi phí. Ngay cả khi trời ít gió thì quả cầu vẫn vận hành, đảm bảo sự trao đổi khí diễn ra liên tục. Một ưu điểm khác nữa chính là thiết kế gọn nhẹ, cách sử dụng hết sức đơn giản.

    Bên cạnh đó quả cầu thông gió cũng tồn tại một số hạn chế. Nếu nhà bạn ở nơi khuất gió thì nó không thể phát huy được tác dụng. Nó cũng dễ bị kẹt nếu rác hoặc lá cây, cành khô chẳng may mắc vào. Hiện nay quả cầu thông gió chưa được thiết kế tính năng lọc nên bạn sẽ thường phải lau dọn nhà cửa do bụi bay vào nhà.

    Sử dụng quạt thông gió

     

    Quạt thông gió giếng trời cũng là thiết kế thông dụng được nhiều người lựa chọn. Nó nổi bật với những tác dụng như:

    • Duy trì dưỡng khí trong lành
    •  
    • Khử mùi
    •  
    • Loại bỏ bụi và nguồn không khí ô nhiễm
    •  
    • Hút hơi ẩm
    •  
    • Giá thành của loại quạt này cũng hợp lý với điều kiện kinh tế của nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên cần lưu ý là hiệu quả làm mát của nó không cao như quả cầu thông gió.
    •  

    Sử dụng quạt thông gió âm trần

    Trên đây là những thông tin về nguyên tắc thông gió giếng trời giúp không gian sống luôn thông thoáng, dễ chịu. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình thiết kế và lắp đặt giếng trời cho gia đình.

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0