Cách chọn cây trồng dưới giếng trời để cây sinh trưởng tốt, sống lâu và mang tới nhiều may mắn

    03/11/2022 05:005.935 lượt xem

    Bạn không biết nên chọn cây trồng trong nhà dưới giếng trời như thế nào? Liệu việc chăm sóc cây trồng ở giếng trời có tốn nhiều thời gian và công sức không? Theo dõi bài viết để có góc giếng trời xanh mát mà vẫn “nhàn tênh” các bạn nhé.

    Trải nghiệm bài viết và hình ảnh mượt mà hơn với ứng dụng Happynest tại đây.

    1. 1. Tiêu chí chọn cây trồng trong nhà dưới giếng trời

    2.  

    Trên thực tế, không phải loại cây nào cũng thích hợp trồng dưới giếng trời trong nhà, mà phải đáp ứng một số tiêu chí như sau:

    - Phù hợp với diện tích giếng trời: Tùy vào diện tích giếng trời lớn hay nhỏ mà bạn có thể lựa chọn loại cây trồng phù hợp. Ví dụ giếng trời diện tích nhỏ thì bạn nên chọn cây trồng tầng thấp hơn là trồng cây lớn tỏa nhiều cành.

    Bạn có thể chọn cây phân tầng thành cây chủ đạo, cây tầng trung, cây tầng thấp. Ví dụ như trồng cây cau tiểu trâm, ngũ gia bì, trầu cánh phượng… ở tầng trung; trồng trầu bà đế vương, nhền nhện, hồng môn, cây lan hạt dưa… ở tầng thấp.

    Giếng trời trồng cây thấp tầng nhưng vẫn đảm bảo thẩm mỹ và vai trò điều hòa không khí (Ảnh minh họa: Flow House)

    - Ưu tiên cây ưa bóng râm: Dù giếng trời là nơi đón nhận ánh sáng tự nhiên nhưng lượng ánh sáng này không lý tưởng như ở ngoài trời. Do vậy, cây trồng sống được trong môi trường ánh sáng yếu hoặc không cần ánh sáng thường sẽ sinh trưởng tốt và ổn định hơn.

    - Chọn cây theo phong thủy: Theo quan niệm phong thủy, một số loại cây như kim ngân, phát tài, lưỡi hổ… mang tới tài lộc, may mắn cho gia đình. Bạn có thể lựa chọn cây dựa theo cung mệnh, tuổi tác của mình.

    - Chọn cây “lành tính”: Các loại cây trồng trong nhà nói chung và trồng ở giếng trời nói riêng đều phải đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Bạn nên chọn cây có khả năng lọc khí, khử mùi và không có chất độc gây hại cho con người, vật nuôi.

    - Kiểm tra chất lượng cây trồng: Trước khi đưa cây trồng ở giếng trời về nhà, bạn cần kiểm tra tình trạng của cây: không có dấu hiệu của sâu bệnh, rệp sáp… để cây phát triển tốt nhất.

    >>> Xem thêm: 27 thiết kế giếng trời của nhà phố 2 tầng, không những có cây tỏa bóng mát mà có cả hồ nước mát lành

    1. 2. Các loại cây trồng trong nhà dưới giếng trời

    2.  

    Các loại cây trồng trong nhà dưới giếng trời được nhiều gia đình ưu tiên lựa chọn bao gồm:

    1. 2.1. Cây lộc vừng

    2.  

    Thuộc bộ tứ cây phong thủy “Sanh, sung, tùng, lộc”, cây lộc vừng là loại cây trồng trong nhà dưới giếng trời được các gia đình ưu ái để mang đến may mắn, tài lộc. Lộc vừng là loại cây thân gỗ lâu năm, thân thẳng, lá có thể ăn được, mùi thơm dịu. Đây cũng là loại cây dễ trồng, dai sức, mùa thay lá diễn ra không lâu nên không cần quá lo lắng về việc quét dọn lá. Đặc biệt, mùa hoa khoe sắc kéo dài và mùa thay lá tạo nên một góc rực vàng xen lẫn sắc đỏ mang đến vẻ đẹp nên thơ cho giếng trời và không gian toàn nhà.

    Cây lộc vừng trồng trong nhà dưới giếng trời vươn cao xanh mát (Ảnh minh họa: Bi & Sam House)

    1. 2.2. Cây khế

    2.  

    Theo phong thủy, cây khế mang nhiều ý nghĩa tốt lành, gắn với người hiền hậu, phúc đức. Dù khế là loại cây có tán rộng nhưng lại ưa bóng râm, dễ dàng tỉa cắt tán lá theo ý muốn, nên rất phù hợp để làm cây trồng trong nhà dưới giếng trời. Ngoài ra, cây khế vào mùa hoa với những chùm đỏ li ti hay trái lủng lẳng cũng tạo cảm giác thân thuộc, gần gũi và bình yên.

    Bạn cần lưu ý về lượng nước tưới và ánh nắng tự nhiên để cây khế sinh trưởng tốt (Ảnh minh họa)

    1. 2.3. Cây đào tiên

    2.  

    Cây đào tiên (hay còn gọi là cây trường sinh) là một loại cây trồng trong nhà dưới giếng trời được ưa chuộng. Cây đào tiên thân gỗ, chia thành nhiều nhánh nhỏ, lá mọc dọc theo thân và hoa nở xòe to màu trắng nhẹ nhàng. 

    Ngoài ý nghĩa tượng trưng cho sự sung túc, hưng thịnh theo phong thủy hay một vị thuốc quý trong Đông y, cây đào tiên còn được chọn bởi khả năng sinh trưởng tốt ở nhiều môi trường, thời tiết khác nhau. Đào tiên cũng rất dễ trồng và không có nhu cầu nước lớn.

    Cây đào tiên vươn lên tỏa bóng mát cho giếng trời (Ảnh minh họa)

    1. 2.4. Cây kim ngân

    2.  

    Ở trong điều kiện đất rộng và được chăm sóc, cây kim ngân có thể cao 1m, trở thành một loại cây trồng trong nhà dưới giếng trời lý tưởng. Nhắc đến kim ngân, người ta nghĩ ngay đến sự giàu có, sung túc nhưng thực tế, loại cây thân dẻo này còn có các thân cây đan vào nhau như tết tóc và lá xòe 5 cánh, tượng trưng cho “Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ”. Kim ngân mang ý nghĩa vạn sự như ý.

    Cây kim ngân có thể cao tới 1m trong điều kiện ánh sáng tốt (Ảnh minh họa: House of Breeze)

    1. 2.5. Cây phát tài núi

    2.  

    Cây phát tài núi (hay còn gọi là cây đại lộc, cây huyết rồng) có sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, thích nghi với mọi điều kiện thời tiết nên rất phù hợp để làm cây trồng trong nhà dưới giếng trời. Cây phát tài cũng mang ý nghĩa tài lộc, suôn sẻ, hanh thông và tạo bầu không khí xanh mát cho giếng trời, cho không gian xung quanh.

    Cây phát tài núi phát triển rất tốt ở giếng trời trong nhà (Ảnh minh họa)

    1. 3. Cách chăm sóc cây trồng trong nhà dưới giếng trời

    2.  

    Muốn cây trồng ở giếng trời phát triển tốt, bạn cần lưu ý:

    - Tưới cây với tần suất và lượng nước phù hợp: Mỗi loại cây sẽ cần tưới nước ít nhất 1-2 lần/tuần… Lượng nước cũng cần được điều chỉnh vừa đủ, ít quá thì chưa đủ thấm sau dưới tầng rễ, nhiều quá dễ gây úng rễ do cây trồng trong nhà dưới giếng trời thoát hơi nước ít hơn cây trồng bên ngoài.

    - Cắt tỉa cành thường xuyên: Nhiều loại cây thân gỗ không chỉ vươn cao mà còn tỏa nhánh, tán lá sum suê. Bạn nên cắt tỉa cành, lá thường xuyên để không ảnh hưởng đến việc sinh hoạt và thẩm mỹ của ngôi nhà.

    - Bón phân: Cây trồng trong nhà giếng trời cũng cần được cung cấp chất dinh dưỡng như cây trồng ở điều kiện ngoài trời. Sau 3 - 4 tháng, bạn nên bón phân một lần và nên sử dụng phân hữu cơ để không làm ảnh hưởng đến chất lượng không khí và sức khỏe gia đình.

    >>> Xem thêm: Trồng cây ở giếng trời: người phải thay cây liên tục, người trồng cây nào tươi tốt cây nấy, nguyên nhân do đâu?

    1. 4. Các mẫu nhà phố trồng cây tươi tốt dưới giếng trời

    2.  

    Dưới đây là mẫu nhà đẹp có cây trong nhà dưới giếng trời mà bạn có thể tham khảo:

    Cây trồng ở giếng trời có sự phân tầng hợp lý, kết hợp với hồ cá Koi tạo nên chốn thư giãn lý tưởng tại nhà cho gia chủ (Ảnh minh họa: CP House)

    Giếng trời đơn giản với cây thân gỗ vươn thẳng từ dưới lên và cây dây leo buông rủ từ trên xuống (Ảnh minh họa: C&TH House)

    Giếng trời nổi bật với hai cây gỗ lớn vươn lên tầng hai. Dưới gốc là một số cây bụi nhỏ che phủ bồn cây, trên ngọn treo lồng chim… tạo nên một góc thư giãn tuyệt vời (Ảnh minh họa: T House)

    Cây trồng ở giếng trời phân thành 3 tầng: cây chủ đạo, cây tầng trung và cây tầng thấp. Bên dưới bố trí đèn hắt sáng tạo hiệu ứng đẹp mắt và đặt bàn ghế gỗ nhỏ để thư giãn (Ảnh minh họa: Minimalist House)

    Khung cảnh tuyệt vời tại khu vực giếng trời bên trong nhà phố ở Kon Tum (Ảnh minh họa: Time House)

    >>> Xem thêm: Những ý tưởng trồng cây ở giếng trời cực 'đỉnh', đưa thiên nhiên gần gũi con người hơn bao giờ hết!

    Cây trồng trong nhà dưới giếng trời ngoài tác dụng làm đẹp cho khu vực giếng trời, tạo điểm nhấn cho không gian thì còn có ý nghĩa về phong thủy, góp phần lọc khí, tăng khả năng chữa lành, thư giãn… Quan trọng là bạn phải chọn cây trồng ở giếng trời phù hợp và có sự chăm sóc thường xuyên để chúng sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

    Tổng hợp và viết bài: Thanh Nhàn

    *Bài viết được biên tập bởi đội ngũ Happynest. Xin vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức.

    Thân mời bạn tham gia chiến dịch “CHUYỂN NHÀ, CHUYỂN MÌNH” được tổ chức từ ngày 23/10 đến hết 14h ngày 13/11 trên group Happynest, với tổng giá trị giải thưởng lên đến 50.000.000 đồng.

    Chiến dịch “Chuyển nhà, chuyển mình” là cơ hội để bạn: 

    - Chia sẻ câu chuyện, hành trình sở hữu ngôi nhà của mình; những khó khăn khi mua/ xây/ hoàn thiện nhà mà bạn đã trải qua. 

    - Học hỏi những kinh nghiệm, bài học quý giá (về địa điểm, ngân sách, vấn đề pháp lý hay cách thiết kế không gian sống…) từ chính trải nghiệm của bản thân bạn.

    Tìm hiểu thông tin chi tiết và cách thức tham gia ngay tại đây.

    Nếu có bất kỳ thắc mắc, bạn hãy liên hệ với fanpage Happynest để được admin hỗ trợ nhé.

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0