Trồng cây ở giếng trời: người phải thay cây liên tục, người trồng cây nào tươi tốt cây nấy, nguyên nhân do đâu?

    Cập nhật ngày 11/03/2022, lúc 08:004.226 lượt xem

    Mang không gian xanh vào nhà là điều được nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn thành công trong việc trồng cây ngay từ lần đầu. Nhiều thành viên trong nhóm Happynest đã chia sẻ quá trình này cùng nhiều kinh nghiệm hữu ích.

    Bài liên quan:

    1. Sau 2 lần thất bại, gia chủ Việt rút ra kinh nghiệm trồng cây dưới giếng trời

    2. Nên hay không nên làm giếng trời cho nhà cấp 4?

    3. Tại sao nhà xây 2 giếng trời rồi mà vẫn bí?

    Trồng cây ở giếng trời, mỗi nhà mỗi hoàn cảnh

    Trên group happynest, anh Phạm Tuấn Đức nhờ tư vấn: “Xin phép được chia sẻ căn nhà của mình. Tiện đây nhờ các bạn tư vấn giúp khu vực giếng trời nên trồng cây gì ạ. Giếng trời che vách kính chỉ có gió không có nước mưa. Hiện mình trồng cây tùng la hán và đang bị chết dần. Cảm ơn ạ”.

    Khu vực giếng trời nhà anh Đức lắp vách kính đặt góc phải phòng khách 

    Sau khi nghe tư vấn của cộng đồng Happynest, anh Đức chọn trồng khế thay cho tùng la hán. Ban đầu cây đẹp, phát triển xanh tốt. Tuy nhiên nửa năm sau, anh lại đăng bài cập nhật thông tin quyết định thay khế bằng phát tài núi.

    Cây khế trồng trong nhà anh Đức lá chuyển từ xanh sang vàng, sau 6 tháng thì cây chết hẳn

    Vị trí trước đây của tùng la hán và khế, giờ trồng phát tài núi. Anh Đức hy vọng “mong rằng trải nghiệm lần này ổn”

    Anh Giang Hùng Việt cũng gặp tình trạng như anh Đức: “Trồng được cây nào thì chỉ được 6 tháng đến 1 năm là cây đều chết, lúc đầu cây lên rất xanh, nhưng dần dần nó bỏ cành và tự chết. Quan điểm của em là cây chết sẽ trồng cây khác, vì em rất thích có cây trong nhà. Đến hiện tại thì sau khi thay đến cây thứ 3, em xin khẳng định là cây này đã sống. Hiện cây đã được sống gần 2 năm rồi”.

    Thành quả sau nhiều lần thay cây, anh Việt hạnh phúc chia sẻ: “lúc đầu là trồng cây khế, sau đó sang cây sung, nhưng đến giờ cây đào tiên đã thực sự sống”

    Khác với anh Đức và anh Việt phải thay cây nhiều lần mới chọn được cây phù hợp, chị Cexn Nguyet Minh may mắn hơn khi sau 4 năm “cây vẫn chịu khó xanh cùng nhà mình”. Chị Minh chia sẻ: “Lúc mới xây, cũng nhiều người khen đẹp, xanh nhưng cây rồi sẽ sớm chết thôi”. Nhưng với chị, có cây trong nhà thực sự hạnh phúc vì: “Bây giờ nhà phố san sát, diện tích nhỏ, nhà có một khoảng như thế này mình thấy đỡ ngột”.

    Góc xanh nhà chị Cexn Nguyet Minh tươi tốt cùng gia đình suốt 4 năm

    Trồng cây ở giếng trời cần lưu ý điều gì?

    Đề cập đến việc trồng cây trong nhà, KTS Chu Trường An khuyên gia chủ nên chọn cây nội thất hoặc cây trồng trong chậu có thể bê ra bê vào. Nếu trồng trong giếng trời thì giếng trời phải hở và đủ rộng, đáp ứng những điều kiện về ánh sáng, không khí. Nếu không đáp ứng đủ điều kiện cho cây phát triển thì việc “trồng cây gầm cầu thang, giếng trời be bé… xác suất chết 99%, 1% sống nhưng không tươi xanh”. Anh An đề cập thêm: “Thường mình ngăn cách không gian sinh hoạt và cây để cảm giác vẫn xanh nhưng vẫn là ở ngoài. Cần chăm bón hay phun thuốc kích thích gì sẽ không ảnh hưởng sức khoẻ”. 

    Cũng là người mê góc xanh, chị Tuệ Khánh up ảnh kèm comment: “Có bạn trồng cây khế trong nhà đẹp quá nên mình cũng muốn khoe cây bàng Đài Loan của mình. Nhìn cây cối thấy thoải mái nhưng cây hay bị sâu đục thân, ngày nào cũng có thêm việc là ra soi cây xem có gì bất thường không… cơ mà, sống với cây xanh thấy mình rất nhẹ nhõm”. 

    Bàng Đài Loan nhà Tuệ Khánh nhìn từ khoảng thông tầng kiêm giếng trời 

    Chị Tuệ Khánh đề cập thêm: “Nhà mình diện tích chuẩn nhà phố nhỏ, ống 4.5x15, giếng trời để khá nhiều diện tích mình không nhớ rõ, trên giếng trời có tấm chắn cacbon trong để che mưa nhưng lấy nắng, ngoài ra còn có hệ lam sắt cao tầm 80-90cm để gió lùa. Bàng Đài Loan là cây có thể trồng trong nhà vì có hệ rễ cọc ăn sâu xuống đất, hình các bạn thấy là lúc mới trồng được 2 tháng, mình mua 2tr5. Chứ giờ nó cao sắp đụng nóc rồi, phải tỉa suốt ấy. Việc chăm cây đối với một kẻ gà mờ như mình cũng đôi khi khó, lúc đó mình lên mạng tham khảo và nhờ quyền trợ giúp của bạn mình là kỹ sư nông học. Cây cũng như người thôi, lúc khỏe lúc bệnh, khỏe bệnh đều là tất yếu”.

    Cùng quan tâm đến góc xanh trong nhà, thành viên của group Happynest là anh Lưu Bá Đạt đã đề cập cụ thể về kinh nghiệm thực tế cho các bạn có ý định trồng cây trong nhà: “Có rất nhiều bạn nhắn tin hỏi mình trồng khế trong nhà có rụng lá nhiều không? Mình xin trả lời là Có nhưng nhiều hay ít còn phụ thuộc vào môi trường sống bạn tạo ra cho nó, nếu đủ nắng, đủ đất cây sẽ phát triển tốt và rụng lá theo quy luật”. 

    Theo anh Đạt: “Cây xanh cũng là một thực thể sống cần đất, nước, ánh nắng và dinh dưỡng để phát triển” anh ghi chú thêm: “Các loại cây trồng trong nhà như khế, lộc vừng, đào tiên... là loại cây rất dễ trồng ngoài điều kiện tự nhiên, tuy nhiên khi trồng trong nhà điều kiện sống của cây đã khác nên việc của bạn là phải chú ý cung cấp những thứ cơ bản nhất cho cây phát triển như dành ra một diện tích nhỏ trong nhà để tạo đất trồng cây, giếng trời phải thiết kế sao cho cây xanh đón nắng được nhiều nhất trong ngày và thậm chí là phải dành một khoảng không để cây phát triển tán. Các bản vẽ phối cảnh 3D với cây xanh sẽ hút ánh mắt bạn từ cái nhìn đầu tiên nhưng thực tế nó sẽ khác nếu bạn không chú trọng đến các yếu tố trên, đây là lý do việc trồng cây trong nhà rất dễ chết”. Ngoài ra “trồng cây trong nhà cũng sẽ xuất hiện một vấn đề là sẽ xuất hiện một vài loài côn trùng như sâu nhỏ, cuốn chiếu, rệp trắng, vài chú ong ruồi… với các bạn không thích côn trùng thì đây có thể là vấn đề lớn”.

    Đã sống dưới tán khế này hơn 2 năm, anh Đạt nhận ra mình đã có một lựa chọn đúng

    Như vậy, nếu gia chủ thích trồng cây ở giếng trời, nên chọn cây phù hợp, chú ý cung cấp đủ điều kiện và dưỡng chất cho cây phát triển. Cùng với đó, bỏ công sức quét lá, chăm cây thì vẫn có thể mang được cả thiên nhiên vào nhà. Sự xuất hiện của khoảng xanh sẽ giúp gia chủ biến không gian sống trở thành nơi bình yên, trong lành và nhẹ nhàng khi trở về. 

    Bài viết: Tổng hợp

    Nguồn: Group Happynest

    Xem thêm:

    1. 4 sai lầm khi thiết kế giếng trời gia chủ Việt nên tránh để khỏi “tiền mất tật mang”

    2. Cửa sổ trần và giếng trời: hiểu cho đúng để áp dụng thông minh

    3. Gợi ý cách chọn cây trồng ở giếng trời hợp phong thủy, tăng tài lộc, may mắn cho gia chủ

    4. Bố trí giếng trời hợp phong thủy để bảo hộ toàn gia bình an

    5. Lấy sáng cho nhà ống: Ngoài giếng trời, nhiều kiến trúc sư khuyên bạn sử dụng "ô sáng" từ trần và sàn để lấy sáng cho nhà phố

    Để chia sẻ những câu chuyện hay kinh nghiệm xây sửa, trang trí nhà của mình, bạn hãy đăng nhập và để lại bình luận, hoặc gửi bài tại đây để chia sẻ ý kiến của bạn với cộng đồng yêu nhà đẹp nhé! 

    Mọi thắc mắc về việc đăng bài, gửi bài, xin vui lòng liên hệ địa chỉ email info@happynest.vn, hoặc phản hồi trực tiếp qua fanpage Happynest để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời. 

    Bình luận

    Bui Duc Minh

    Ai cũng thích có cây dưới giếng trời nhưng thực sự là khó chăm lắm

    2 years agoTrả lờiChỉnh sửaXóa0

    Hãy đăng nhập để bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 1
    • 0