Kinh nghiệm thiết kế cầu thang dọc nhà ống

    Cập nhật ngày 20/02/2022, lúc 05:0031.138 lượt xem

    Cầu thang dọc nhà ống hiện đang là lựa chọn số một cho những ngôi nhà có chiều rộng khiêm tốn. Song thiết kế như thế nào cho đúng kỹ thuật đồng thời hài hoà với phong cách thiết kế của cả căn nhà thì cần phải tính toán rất cẩn thận và chi tiết. Sau đây là một số kinh nghiệm thực tế để làm nên chiếc cầu thang ưng ý cho ngôi nhà của mình.

    Hiểu về cầu thang dọc nhà ống

    Cầu thang dọc giúp không gian nhà ống sáng thoáng hơn

    Cầu thang dọc nhà ống là kiểu cầu thang được xây theo chiều dọc của ngôi nhà có bề ngang hẹp (4 đến 5 mét hoặc thậm chí là 3 mét), bố trí sát vào tường, không có chiếu nghỉ.

    Điểm đặc biệt ở mẫu cầu thang này khác với cầu thang thông thường là khả năng giải phóng không gian. Nhờ đặc điểm không làm chia tách không gian bên trong nên nhà ống sẽ trở nên rộng rãi và thoáng đãng hơn. Các khu vực sinh hoạt nhờ đó cũng liền mạch, không bị che chắn bởi khối cầu thang ở giữa nhà.

    Cầu thang dọc đơn giản và tinh tế không làm chia cắt các không gian chức năng

    Tuy vậy, cầu thang dọc được nhận xét là sẽ gây mệt mỏi cho việc di chuyển vì không có chiếu nghỉ. Song xét trên thực tế, đó chỉ là một hạn chế rất nhỏ không làm ảnh hưởng đến sự ưu việt của cầu thang dọc. 

    Lựa chọn chất liệu cho cầu thang dọc nhà ống

    Thị trường có đa dạng chất liệu để làm cầu thang dọc, về cơ bản có: gỗ, inox, kim loại, kính. Đứng trước nhiều lựa chọn, chủ nhà cần xem xét các yếu tố sau:

    - Phù hợp với phong cách thiết kế của ngôi nhà 

    - Màu sắc hài hoà với nội thất và tổng thể không gian

    - Độ bền chắc, chịu lực, chống rung tốt

    Chất liệu cầu thang phải hài hoà với tổng thể căn nhà 

    Các chất liệu có thể kết hợp với nhau để tạo nên một mẫu cầu thang hiện đại riêng có. Song cũng có cầu thang được làm từ một chất liệu duy nhất sang trọng và độc đáo. 

    Cầu thang gỗ là loại dễ phối hợp với hầu hết mọi phong cách thiết kế từ cổ điển đến hiện đại, từ Âu sang Á,... Màu sắc tự nhiên của gỗ sẽ làm căn nhà thêm sang trọng và ấm áp. Gia chủ nên chọn những loại gỗ đủ độ đặc và chắc, chịu lực tốt, ngoài ra phải bảo dưỡng định kỳ để gia tăng tuổi thọ, tránh ẩm ướt gãy nứt.

    Cầu thang gỗ dễ phối, mang lại nét sang cho ngôi nhà

    Cầu thang và lan can gỗ “tone sur tone” với nội thất

    Một sự kết hợp độc đáo lạ mắt với bậc thang gỗ hình tam giác với lan can bằng kính và kim loại

    Cầu thang inox hay kim loại phù hợp với ngôi nhà có ngôn ngữ thiết kế hiện đại, trẻ trung. Ưu điểm của dòng inox là không gỉ và màu sắc sáng bắt mắt. Còn dòng kim loại (hợp kim sắt) thường được xử lý chống gỉ và sơn theo ý thích. 

    Một mẫu cầu thang inox cá tính, hiện đại

    Chất liệu inox sáng đẹp thường được ứng dụng làm lan can

    Cầu thang kim loại đơn giản hợp với vách kính lớn 

    Một mẫu cầu thang hoàn toàn bằng kim loại rất cá tính và ấn tượng 

    Chất liệu kính thường sẽ phải kết hợp với các chất liệu khác, dùng làm lan can là phổ biến nhất. Kính với đặc điểm trong, sáng sẽ tạo cảm giác rộng hơn về không gian chính là giải pháp hay cho những ngôi nhà hẹp.

    Cầu thang kính được ví như “cầu thang bay” phá cách sáng cả không gian

    Sử dụng kính làm lan can vừa chắc chắn vừa tạo độ thanh thoát

    Vách/ lan can kính chưa bao giờ là lựa chọn lỗi thời 

    Bố trí cầu thang dọc nhà ống đúng kỹ thuật

    Vị trí cầu thang dọc thường nằm sát tường theo một hướng thẳng. Để có một cầu thang dọc nhà đúng kỹ thuật, chủ nhà cần lưu ý:

    - Căn chỉnh độ rộng của cầu thang: độ rộng trung bình cầu thang dọc nhà ống khoảng từ 75 - 120 cm. Dựa theo diện tích, chiều dài rộng của căn nhà, chủ nhà lựa chọn số đo chiều rộng của cầu thang tương ứng theo tỉ lệ thuận. 

    - Chiều cao của cổ bậc: tỉ lệ chuẩn của bậc thang là 15 - 18cm, không nên quá 18cm bởi khi di chuyển sẽ có cảm giác bị mệt.

    - Mặt bậc cầu thang không được quá rộng hay quá hẹp, kích thước tiêu chuẩn từ 25 - 30cm. Đây là mặt phẳng tiếp xúc với bàn chân nên cần có độ rộng thoải mái nhưng cũng không nên quá 30cm vì sẽ ảnh hưởng đến độ dốc của cầu thang. 

    - Độ cao của lan can: Kích thước thông thường là 1.1m, nhưng đối với nhà có chiều rộng hẹp thì lan can cầu thang có thể làm từ 85 - 90cm là kích thước an toàn cho trẻ nhỏ.   

    Cầu thang là xương sống của ngôi nhà cho nên cần phải chuẩn về số đo

    Cầu thang phải chắc chắn và thoải mái khi di chuyển dù làm bằng chất liệu hay kiểu dáng nào

    Thông số kỹ thuật của cầu thang đúng thì mới xét được đến yếu tố thẩm mỹ và phong thuỷ

    Đảm bảo thẩm mỹ và phong thuỷ cho cầu thang dọc nhà ống

    Cầu thang không là một khối bê tông/ kim loại hay gỗ nối từ tầng này sang tầng khác mà là điểm nhấn quan trọng của căn nhà 

    Cầu thang được ví như xương sống của ngôi nhà vì nó giúp kết nối các tầng với nhau, đồng thời giúp lưu thông không khí giữa các không gian. Bởi vậy ngoài quan tâm đến kỹ thuật thì cầu thang cần được đảm bảo thẩm mỹ và phong thuỷ. Có như vậy thì mới thật sự mang lại vượng khí cho căn nhà và may mắn cho gia chủ.

    Để làm nên một cầu thang đẹp và không phạm các quy tắc phong thuỷ cơ bản, cần lưu ý một số điều sau:

    Không nên xây cầu thang dài quá. Cầu thang quá dài làm không gian tù hơn, sự đối lưu khí giữa các tầng cũng yếu đi.

    Không nên đặt cầu thang hướng thẳng cửa chính, nhà bếp hay thẳng vào nhà vệ sinh. Tránh thiết kế cầu thang cuối nhà.

    - Không nên xây nhà vệ sinh ở gầm cầu thang

    - Không bố trí bể cá, đài phun nước dưới gầm cầu thang

    - Số bậc cầu thang theo phong thuỷ mang lại may mắn cho gia chủ thường là những số lẻ như 19, 21… 

    - Lan can cầu thang được xem như lá chắn bảo vệ sự bình an, bởi vậy nên chọn vật liệu tốt, chắc chắn, tuyệt đối không làm lỏng lẻo.

    Bố trí cầu thang nên bắt đầu từ bản vẽ thiết kế ngôi nhà, tránh “đẽo cày giữa đường” sẽ dễ phạm phong thuỷ  

    Cầu thang góp phần như một chiếc điều hoà không khí tự nhiên, giúp đối lưu không khí giữa các không gian trên dưới 

    Không cần cầu kỳ, tối giản tinh tế là đỉnh cao của cái đẹp

    Tích hợp công năng cho cầu thang dọc 

    Nhà ống thường có diện tích khiêm tốn bởi vậy mỗi milimet vuông đều phải tính toán làm sao để tối ưu công năng sử dụng. 

    Tuy rằng vẫn có nhiều ý kiến cho rằng bên dưới cầu thang không nên để đồ, tuy nhiên việc sắp xếp như thế nào cho đúng phong thuỷ là một câu chuyện đáng bàn. Không gian ở gầm cầu thang dọc là một khoảng diện tích lý tưởng, nếu muốn tích hợp chức năng, gia chủ nhất thiết phải bố trí kệ hoặc đóng hệ tủ làm sao cho gọn gàng, dễ vệ sinh.

    Tủ sách hay kệ để tivi dưới gầm cầu thang là những lựa chọn thường thấy. Cùng tham khảo một số cách làm sau:

    ​​​​​​​
    ​​​​​​​

    Chúc các chủ nhà thông thái sẽ có được chiếc cầu thang phù hợp, tô điểm vẻ đẹp cho tổ ấm của mình! 

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 1