Refraction House là một ngôi nhà 2 tầng tại thành phố sôi động Jakarta, Indonesia. Nằm trên trục nắng Đông - Tây, Refraction House phải tìm cho mình những giải pháp để thu sáng và tránh nóng hiệu quả nhất.
Bài liên quan:
2. Twin house - chỉ cần trở về nhà là thấy bình yên, dù ở giữa chốn phố thị tấp nập
Vẻ ngoài lạ mắt, lấp lánh của Refraction House khiến bất cứ ai đi qua cũng phải ngắm nhìn
Jakarta là vùng đất có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Bởi vậy, các ngôi nhà ở đây đều phải đối mặt với bài toán tránh nóng mà vẫn phải thu sáng hiệu quả, đặc biệt là các ngôi nhà nằm trên trục Đông - Tây như Refraction House. Để giải quyết bài toán này, Refraction House đã đưa ra hai giải pháp lớn, đảm bảo không gian sống của gia đình luôn mát mẻ và ngập tràn ánh sáng.
Nằm trên trục Đông - Tây, ngôi nhà đón nhận được nguồn ánh sáng tự nhiên lớn trong suốt cả ngày, song hành cùng với ánh sáng còn có lượng nhiệt khổng lồ
Đầu tiên, nhóm KTS sử dụng gạch kính thay thế cho đa số gạch thông thường khi xây dựng Refraction House. Nhờ có độ dày và cấu tạo rỗng bên trong, gạch kính mờ có khả năng lấy sáng tự nhiên một cách hiệu quả mà vẫn đảm bảo sự riêng tư cần thiết cho gia đình.
Sơ đồ đường đi của ánh sáng khi đi qua gạch kính
Không dừng lại ở những bức tường bao quanh mà cả những bức tường bên trong cũng được xây dựng bằng gạch kính, nhờ đó, ánh sáng tự nhiên đi sâu vào từng ngóc ngách trong Refraction House
Ánh sáng phản chiếu qua gạch kính không hề gắt như ánh sáng bên ngoài mà dịu nhẹ, lãng mạn
Sử dụng gạch kính còn giúp cách nhiệt, giảm tới 52% sức nóng của môi trường bên ngoài so với khi sử dụng kính thường
Giải pháp thứ hai được đưa ra nằm trong cách sắp xếp khéo léo các không gian của công trình. Mặc dù sử dụng gạch kính tạo thành lớp rào chắn đã giúp cản bớt phần lớn lượng nhiệt ở bên ngoài, xong để đảm bảo không gian sống luôn mát mẻ và dễ chịu nhất, các không gian sống chính không đặt giáp các mặt hướng Đông và hướng Tây. Thay vào đó, các ban công, sân vườn, nhà tắm… sẽ là được đặt vào các vị trí này, tạo ra lớp cách nhiệt thứ hai, bảo vệ chặt chẽ không gian sống ở bên trong khỏi sức nóng của mặt trời.
Nhờ có các ban công mà các phòng bên trong được hưởng nhiều ánh sáng vào ban ngày mà không bị ảnh hưởng nhiều của nhiệt so với việc mở cửa thông thường trước đây
Vườn xanh được đặt ở nơi có nguồn sáng dồi dào cũng giúp cây xanh phát triển tốt hơn
Các cây xanh này đóng vai trò điều hòa không khí và độ ẩm cho công trình
Không gian trước nhà cũng được trồng đa dạng các loại cây xanh, mang tới cảm giác dễ chịu và thư giãn mỗi khi trở về nhà
Sau khi đảm bảo không gian bên trong mát mẻ và dễ chịu, bố cục ngôi nhà cũng được phân chia một cách nhịp nhàng và dễ dàng hơn. Tầng thứ nhất bao gồm gara, vườn trong, nhà tắm, kho lưu trữ ở bên ngoài; 2 phòng khách, nhà ăn, nhà bếp, phòng ngủ, phòng nhạc ở trung tâm. Tầng thứ hai bao gồm ban công và phòng cho người giúp việc ở bên ngoài; 2 phòng ngủ và phòng đọc ở phía trung tâm.
Phòng khách lớn với thiết kế mở dành cho các buổi tụ tập bạn bè đông người còn phòng khách nhỏ, kín đáo hơn là nơi để tiếp đón các đoàn khách trang trọng hoặc bàn công việc
Phòng nhạc là góc lan tỏa âm nhạc và yêu thương tới mọi người trong gia đình
Phòng ăn nhỏ nhắn, gần gũi và thân mật của gia đình
Sử dụng gạch kính cũng là một cách để trang trí cho Refraction House
Nội thất Refraction House không sử dụng quá nhiều đồ đạc, lượng đồ chỉ duy trì ở số lượng vừa phải, đủ dùng
Các vật dụng và vật liệu đơn sắc, nhã nhặn luôn được ưu tiên sử dụng trong Refraction House
Bỏ lại bên ngoài cái nắng nóng khó chịu, không gian Refraction House luôn biết cách làm mát và thư giãn tâm hồn người dùng
Bản vẽ mặt bằng tầng 1 công trình
Bản vẽ mặt bằng tầng 2 công trình
Bài toán thu sáng mà không hấp nhiệt đã được Refraction House giải quyết tốt ngay cả khi nằm trên trục nắng Đông - Tây. Với khí hậu tương đồng, các gia chủ Việt hoàn toàn có thể áp dụng các phương pháp tránh nóng và lấy sáng của Refraction House cho chính tổ ấm của mình.
Một số hình ảnh khác của công trình:
Thông tin công trình:
Tên công trình: Refraction House
Địa điểm: Jakarta, Indonesia
Diện tích: 525m2
Năm: 2021
Thiết kế: RAD + ar
Ảnh: William Sutanto
Bài viết: Ngọc Mai
Xem thêm:
- 2. Chàng sinh viên 20 tuổi tự cải tạo nhà cấp 4 thành tổ ấm bình yên với chi phí chưa đến 100 triệu đồng
- 3. Ngôi nhà hiện đại giữa làng quê thanh bình, nơi gia chủ tận hưởng cuộc sống sung túc và hạnh phúc
- 4. Nhà liền kề ghi điểm bởi sự thoáng đãng và ánh sáng ngập tràn nhờ 3 khoảng sân trong
- 5. Căn hộ duplex đậm chất nghệ thuật của vợ chồng nhiếp ảnh gia, có tầm nhìn hướng ra sông Hồng tuyệt đẹp