Hệ quả của quá trình phát triển, đô thị hóa tại các thành phố lớn đang tạo nên một mô hình nhà phố đặc trưng. Chúng giải quyết vấn đề sống nhưng không tạo nên một môi trường sinh thái hài hòa. Một ngôi nhà phố điển hình như vậy đã rũ bỏ được sự đơn điệu, tối tăm qua bàn tay biến hóa của kiến trúc sư AD+.
Tham gia Group Cộng đồng gia dụng thông minh để nâng cấp chất lượng sống và trang bị những kiến thức hữu ích cho cả gia đình nhé. |
Toàn bộ mặt tiền được thiết kế đổ dốc để đón ánh sáng tốt hơn
Công trình được đặt tên là Backyard House bởi linh hồn trong thiết kế này là khoảng sân sau đầy ấn tượng. Nó là nơi đón nắng, gió, điều tiết toàn bộ không khí bên trong nhà. Kiến trúc sư AD+ muốn tạo nên một môi trường sinh thái cho ngôi nhà chứ không đơn thuần là tạo nên một nơi chỉ để ăn, ngủ.
>>> Xem thêm: Nhà ống 3 mặt kín bưng vẫn mát mẻ nhờ hai khoảng giếng trời
Ngôi nhà trước khi cải tạo vốn là một không gian nhà ống tù túng với cốt lõi công trình thô cứng: thông tầng, cầu thang được bố trí giữa nhà, chia mặt bằng thành hai phần trước sau. Thiết kế không tối ưu khiến ngôi nhà khó thông thoáng và thiếu ánh sáng tự nhiên. Vị trí nằm khuất trong khu dân cư cũng làm cho không gian trở nên tối tăm và mất tính riêng tư.
Ý tưởng thiết kế đón sáng cho ngôi nhà 3 mặt bị che kín
Những ý tưởng sáng tạo độc đáo cho công trình nhà 3 mặt bịt kín
Trong bối cảnh 3 mặt bị che khuất, AD+ nảy ra ý tưởng di chuyển thông tầng chính về phía sau. Đây là trục xương sống cho toàn bộ ngôi nhà; đáp ứng nhu cầu thông gió, chiếu sáng và tạo sự liên hệ giữa các không gian.
Sân sau chính là chìa khóa tạo nên một không gian sống sinh thái cho ngôi nhà
Tầng một của khoảng thông tầng chính là một mảnh vườn nhỏ. Vị trí này khá bất lợi cho vườn cây, do vậy giải pháp tạo ra các tầng không gian lệch nhau từ cao đến thấp sẽ tối ưu cường độ ánh sáng tự nhiên cho cây xanh tại khu vực này.
Đáy giếng trời được thiết kế với vườn cây xanh mát
Một không gian thư giãn nhẹ nhàng được thiết kế như một thư viện nhỏ bên cạnh vườn cây.
Tầng hai xuất hiện thông tầng phụ nhằm liên kết giữa phòng ngủ phía trước và phòng bếp phía sau. Khu vực bếp bám sát thông tầng chính theo chiều dọc nhằm khai thác hiệu quả thông gió và lấy sáng.
Khoảng thông tầng phụ giúp liên kết phòng ngủ phía trước với căn bếp phía sau.
Với khu vực thông tầng phụ, ánh sáng từ mái nhà được đưa sâu xuống không gian tầng hai khi mà khu vực sân sau không thể đưa ánh sáng len sâu vào nửa trước ngôi nhà.
Trên cùng là hệ cầu thang xoay theo độ dốc của mái nhà. Vị trí này khá độc đáo khi kiến trúc sư AD+ sáng tạo kết hợp cầu thang với chức năng lấy sáng tự động khi nó có khả năng đóng mở, linh hoạt trong sử dụng. Toàn bộ mặt bằng mái được thiết kế thành vườn rau, cây xanh, mặt nước và các khoảng đệm có cao độ khác nhau, thoải dần đổ về hồ sen đáy kính – nơi đưa ánh sáng tán xạ xuống các không gian bên dưới.
>>> Xem thêm: TOP 10 nhà ống bị vây kín 3 mặt nhưng vẫn thoáng sáng nhờ giải pháp thiết kế hợp lý
Cầu thang dẫn lối lên tầng ba được đặt bám theo khoảng thông tầng chính
Cầu thang dẫn lối lên tầng mái được thiết kế độc đáo khi có thể đóng mở tự động.
Ban ngày, ánh sáng theo khe hở giữa các bậc thang chiếu xuống không gian bên dưới…
…nhưng ngay khi trời tối, lối cầu thang dẫn lên mái sẽ được đóng lại.
Không chỉ là nhà mà là “hệ sinh thái khép kín”
Công trình này thiết kế cho một gia đình 6 người, 3 thế hệ cùng sinh sống và làm việc. Mọi tính toán sắp đặt trong không gian đều được chú trọng đến sự đa dạng về nhu cầu và đối tượng sử dụng chính.
Lối vào được trang trí ấn tượng với họa tiết hình học
Ngôi nhà được tách làm hai khu vực công cộng và riêng tư theo cao độ. Toàn bộ tầng một dùng làm phòng mạch, garage có vai trò như sảnh chờ vào một số thời điểm trong ngày.
Tầng một được sử dụng làm phòng mạch
Bếp và phòng ăn – không gian có cường độ sử dụng cao nhất - được bố trí ở trung tâm căn nhà. Đây là nơi trao đổi, liên kết giữa các thành viên trong gia đình thông qua cảm giác về mùi vị, âm thanh và góc nhìn, cũng là nơi tề tựu vào giờ cơm - thời điểm cảm nhận ánh sáng từ hồ sen đáy kính vào sâu bên trong, di chuyển và lay động trên bề mặt tường gạch mộc cuối nhà.
>>> Xem thêm: Nhà ống 3x12m, kín 3 mặt thiết kế như thế nào để đầy đủ tiện nghi mà trông vẫn rộng thoáng?
Khu vực bếp được đặt ở trung tâm căn nhà trên tầng hai.
Khu vực rửa bát và chuẩn bị thực phẩm được lấy sáng tự nhiên từ giếng trời
Tầng ba mở ra một không gian sinh hoạt chung cho cả gia đình
Ngôi nhà được trang trí bằng những tấm sắt uốn hình học lạ mắt. Chúng mang lại vẻ đẹp hiện đại cho toàn bộ căn nhà.
Hành lang được tận dụng làm nơi ngồi làm việc, tán chuyện giữa những thành viên
Ánh sáng trở thành gia tài của căn nhà vốn kín bưng trước đây
Phòng ngủ được thiết kế đơn giản với những đường cong mềm mại trong không gian
Phòng vệ sinh được che giấu sau lớp cửa trượt bằng gỗ
Một không gian không rộng nhưng hiện đại và tiện nghi
Cầu thang được thiết kế một cách sáng tạo với việc thay đổi vị trí từng tầng và xoay quanh 2 giếng trời chính và giếng trời phụ. Điều này mang đến hành trình độc đáo qua các không gian trong ngôi nhà. Sự thay đổi của vật liệu, sử dụng mảng xanh và s đa dạng của ánh sáng cùng nhau tạo nên một trải nghiệm đa sắc màu và sâu sắc cho các thành viên trong gia đình.
Thông tin công trình:
BACKYARD House
Địa điểm: SaiGon
Thời gian thiết kế:12/2015
Thời gian hoàn thành: 03/2017
Đơn vị thiết kế: AD+studio
Nhóm thiết kế: Nguyễn Đặng Anh Dũng, Bùi Thanh Sang, Nguyễn Hữu Thể Trang, Nguyễn Văn Trung, Trịnh Hằng Tuyến, Võ Đình Huỳnh
Xâydựng:ĐinhĐức, ThiênÂn
Furniture & Accessories
Hình ảnh : Dũng Huỳnh