Gạch kính: nên hay không nên dùng? Phân tích ưu - nhược điểm

    26/10/2022 07:006.991 lượt xem

    Dù xuất hiện muộn hơn so với các dòng gạch khác trên thị trường nhưng gạch kính đã dần trở nên phổ biến trong các công trình nhà ở hiện nay. Nhờ tính ứng dụng cao giúp không gian sống hoàn thiện hơn về cả công năng lẫn thẩm mỹ, gạch kính giúp KTS và gia chủ tìm được những giải pháp thiết kế phù hợp cho công trình. Vậy khi thiết kế gạch kính chúng ta cần lưu ý những gì?

    Trải nghiệm bài viết và hình ảnh mượt mà hơn với ứng dụng Happynest tại đây.

    1. 1. Gạch kính là gì?

    2.  

    Gạch kính còn được gọi với tên khác là gạch thủy tinh. Đây là một vật liệu xây dựng mới, được làm từ khối thủy tinh có thể khác nhau về kích thước, màu sắc, kết cấu. Gạch kính có thể thay thế cho các loại gạch truyền thống khác, thường dùng để làm vách ngăn, ốp mặt tiền, giếng trời,... với tác dụng chính là lấy sáng cho không gian.

    Gạch kính là giải pháp hàng đầu cho ngôi nhà sáng thoáng hơn. (Ảnh minh họa: Ngôi nhà trong veo 35m2)

    1. 2. Ưu điểm và nhược điểm của gạch kính

    2.  
    3. 2.1. Ưu điểm của gạch kính

    4.  

    - Khả năng lấy sáng: Ưu điểm quan trọng đầu tiên của gạch kính chính là lấy sáng cho không gian. Với đặc điểm trong suốt, bắt sáng và phản chiếu ánh sáng tốt, gạch kính chính là giải pháp cho những công trình thiếu sáng cần cải tạo. Đối với các công trình mới, thay vì đau đầu thiết kế giải pháp lấy sáng, tăng sáng cho không gian, gạch kính chính là phương án đơn giản và tiết kiệm nhất giúp đưa ánh sáng tự nhiên vào nhà cũng như tăng lưu thông ánh sáng giữa các căn phòng với nhau.

    >>> Xem thêm: 30 ý tưởng ứng dụng gạch kính cho phòng tắm nhỏ, thiếu sáng cực hay và dễ làm

    - Tính thẩm mỹ cao: Đây là ưu điểm dễ nhận thấy của gạch kính. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại gạch kính với màu sắc, hoa văn và kích thước khác nhau, giúp gia chủ dễ dàng chọn lựa linh hoạt theo phong cách thiết kế của ngôi nhà. Thay vì sử dụng vật liệu thông thường thì gạch kính sẽ mang đến vẻ đẹp lung linh, tỏa sáng và phá cách cho ngôi nhà.

    Bức tường gạch kính được xây thành hình vòng cung làm thay đổi góc vuông của căn phòng và giúp không gian trông có vẻ rộng lớn hơn. (Ảnh minh họa: Home of Hand-craft Experiments)

    - Cách nhiệt tốt: Gạch kính có cấu tạo rỗng bên trong nên có khả năng cách nhiệt gấp đôi các loại gạch thông thường. Bởi vậy mà không gian được ốp gạch kính sẽ mang lại cảm giác mát hơn vào mùa hè, ấm hơn vào mùa đông. Đối với những nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa như ở Việt Nam thì việc ứng dụng gạch kính trong công trình nhà ở chính là giải pháp cân bằng nhiệt độ cho không gian sống.

    - Chắc chắn, an toàn: Gạch kính được chế tạo từ thủy tinh thuần nhất và rất vững chắc. Cường độ nén của gạch kính lên tới 70kg/cm2, cao gấp 2,5 lần so với loại gạch thông thường, bởi vậy nó có khả năng chịu được áp lực, bền bỉ trước những tác động thời tiết tiêu cực như bão, lũ,...

    - Dễ vệ sinh và bền bỉ: Gạch kính có đặc tính là không bám dính, bởi vậy vệ sinh và lau chùi gạch kính khá đơn giản. Cũng vì thế mà gạch kính giữ được độ mới lâu dài qua thời gian. Hiện nay với công nghệ ngày càng hiện đại, gạch kính được gia tăng độ bền, do đó nhiều công trình sử dụng gạch kính như là một biện pháp tăng cường khả năng chống thấm cho ngôi nhà, hoặc ứng dụng vào những hạng mục ngoài trời.

    Gạch kính dễ vệ sinh và không bám bụi giúp chúng bền bỉ qua thời gian. (Ảnh minh họa: Refraction House)

    1. 2.2. Nhược điểm của gạch kính

    2.  

    Dù có nhiều ưu điểm song gạch kính cũng tồn tại một số nhược điểm như: 

    - Dễ nứt cạnh, vỡ góc: Ở khu vực thường xuyên va chạm như gần lối đi lại, gạch kính thường dễ bị trầy xước, vỡ góc, do vậy chúng sẽ mất đi tính thẩm mỹ ban đầu. Bởi vậy khi hoạt động hay di chuyển đồ đạc khu vực gần góc tường gạch kính, gia chủ nên cần thận để tránh tác động lực lên gạch.

    - Tính không đồng nhất: Tuy gạch kính có nhiều màu sắc, mẫu mã nhưng ở từng lô gạch, chúng lại không đồng nhất mà thường chênh nhau khoảng 10 - 20%. Vì vậy khi xây nhà, gia chủ nên mua thêm gạch dự phòng để trường hợp hư hỏng sẽ dễ tìm được gạch phù hợp để thay thế.

    - Đòi hỏi tay nghề cao: Vì gạch kính có kết cấu và hình dáng đặc biệt hơn so với những dòng gạch khác nên khi thi công cần tỉ mỉ để đảm bảo sự cân đối, bằng phẳng. Nếu thợ chưa từng có kinh nghiệm thì rất dễ sai sót từ chi tiết nhỏ, từ đó ảnh hưởng tới độ thẩm mỹ cả bức tường. Mặt khác, thi công gạch kính thường để lại đường ron khá to, bởi vậy thợ giàu kinh nghiệm sẽ biết cách chọn loại keo chà ron tốt và thực hiện một cách cẩn trọng, đảm bảo hơn. 

    Người thợ có kinh nghiệm sẽ biết cách làm nên một bức tường gạch kính đẹp. (Ảnh minh họa: M9-House)

    1. 3. Lưu ý khi thiết kế gạch kính

    2.  

    Không phải bức tường nào, không gian nào cũng phù hợp để ứng dụng gạch kính. Thi công gạch kính cần cân nhắc làm sao để vừa tận dụng được những ưu điểm của loại vật liệu này, vừa phải đảm bảo về độ an toàn và chắc chắn. Bởi vậy, khi thiết kế gạch kính cần lưu ý một số điểm sau:

    - Khâu vận chuyển gạch kính cần cẩn thận, nhẹ nhàng để tránh làm xước và vỡ góc ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của gạch. 

    - Khi xây các bức tường chịu lực, gia chủ không được sử dụng gạch kính, bởi kết cấu dòng gạch này dù đồng nhất, độ nén cao nhưng chúng lại dễ nứt vỡ khi có lực mạnh đột nhiên tác động vào.

    - Mỗi loại gạch kính khác nhau sẽ phù hợp với từng hạng mục riêng. Ví dụ khối gạch có diện tích lớn đón được ánh sáng nhiều hơn thường dùng làm mặt tiền hoặc các bức tường lấy sáng cho không gian bên trong, trong khí đó gạch ốp nhà bếp chỉ cần gạch mỏng và nhỏ hơn.

    - Tuyệt đối không cắt nhỏ gạch kính để đảm bảo sự an toàn. Bên cạnh đó, khối lắp đặt luôn phải nằm trong một khung để bảo vệ cạnh gạch khỏi va đập.

    >>> Xem thêm: Ứng dụng gạch kính trong không gian nhà ở: Vừa sáng thoáng trong veo, lại cách nhiệt tốt hơn kính thường rất nhiều

    Cần sử dụng gạch kính một cách hợp lý để tận dụng tối đa công năng và thẩm mỹ cho công trình. (Ảnh minh họa: TT House)

    1. 4. Ứng dụng của gạch kính trong các công trình hiện đại

    2.  
    3. 4.1. Gạch kính ốp mặt tiền nhà

    4.  

    Ứng dụng phổ biến nhất của gạch kính đó là ốp mặt tiền nhà. Một công trình có mặt tiền được xây bằng gạch kính sẽ giúp không gian bên trong lấy được nhiều ánh sáng tự nhiên nhất có thể. Gạch kính ốp mặt tiền phù hợp với những ngôi nhà ống, nhà có diện tích nhỏ hay nhà trong ngõ hẻm. Mặt khác, sử dụng gạch kính để tạo vẻ độc đáo phía mặt tiền của ngôi nhà cũng là cách thiết kế được nhiều gia chủ yêu thích.

    Gạch kính giúp mặt tiền ngôi nhà trở nên mới mẻ, độc đáo hơn. (Ảnh minh họa: Lam House)

    Một công trình sử dụng gạch kính kết hợp với gạch thông gió. (Ảnh minh họa: Zen House)

    1. 4.2. Gạch kính ốp phòng tắm

    2.  

    Sở hữu những tính chất ưu việt như không bám dính, trong suốt và tỏa sáng, gạch kính là vật liệu vô cùng phù hợp để ốp phòng tắm. Không chỉ giúp không gian nhà tắm đỡ bí bách, tạo cảm giác rộng rãi hơn, gạch kính còn kết hợp với ánh đèn phòng tắm tạo nên không khí lung linh, ấm áp, giúp gia chủ hưởng trọn những giây phút thư giãn tuyệt vời. 

    Gạch kính làm sáng không gian nhà tắm hiện đại trong căn hộ cao cấp (Ảnh minh họa: Căn hộ 76m2 của nữ chủ nhà độc thân)

    Gạch kính ốp toàn phần giúp không gian phòng tắm luôn khô ráo, sạch sẽ. (Ảnh minh họa: Block Thủy Tinh)

    1. 4.3. Gạch kính làm vách ngăn

    2.  

    Thay vì làm vách ngăn tường bằng tường gạch vữa hay bằng gỗ, nhiều gia chủ đã lựa chọn gạch kính nhằm tạo nên một căn phòng vừa sáng thoáng lại vừa lạ mắt. Vách ngăn được xây từ gạch kính có độ chắc chắn và an toàn không kém gì với các chất liệu khác. Trong những căn nhà có diện tích khoảng 30m2 cần phân chia không gian, gạch kính làm vách ngăn chính là giải pháp vừa khả thi, vừa phù hợp nhất. 

    Bức tường từ gạch kính ngăn phòng ngủ với hành lang bên ngoài. (Ảnh minh họa: Glass House)

    Khung gỗ chứa bức tường gạch kính ngăn không gian bàn ăn và phòng ngủ. (Ảnh minh họa: Hill Lodge)

    >>> Xem thêm: TOP 5 nhà ứng dụng gạch kính: Không chỉ lấy sáng hiệu quả mà còn khiến căn nhà sang đẹp trông thấy

    1. 4.4. Gạch kính trang trí

    2.  

    Gạch kính không chỉ để ngăn phòng hay ốp lát mặt tiền, nhà tắm,... mà còn được sử dụng để trang trí. Điểm đặc biệt nhất khi dùng gạch kính để trang trí đó là hiệu ứng lung sinh, sinh động của nó phản chiếu vào không gian bên trong ngôi nhà. Gạch kính kết hợp được nhiều phong cách và dễ phối hợp với các loại gạch khác để tạo vẻ ngoài độc đáo cho công trình.

    Những ô gạch kính phô diễn màu sắc làm tươi mới cho không gian (Ảnh minh họa: 2H House)

    Gạch kính nhiều màu đẹp mắt sẽ khúc xạ ánh sáng tự nhiên và truyền tới không gian bên trong (Ảnh minh họa: Nhà Thảo Tiên

    Như vậy, từ những phân tích về các ưu nhược điểm của gạch kính cùng những minh họa thực tế, chúng ta có thể thấy ứng dụng của gạch kính vào thiết kế một công trình đẹp là không hề khó. Đặc biệt với những ngôi nhà đòi hỏi phải tạo giải pháp lấy sáng thì gạch kính chính là phương án không thể bỏ qua. 

    Tổng hợp và viết bài: Thảo Vy

    *Bài viết được biên tập bởi đội ngũ Happynest. Xin vui lòng không sao chép dưới mọi hình thức.

    Thân mời bạn tham gia chiến dịch “CHUYỂN NHÀ, CHUYỂN MÌNH” được tổ chức từ ngày 23/10 đến hết 14h ngày 13/11 trên group Happynest, với tổng giá trị giải thưởng lên đến 50.000.000 đồng.

    Chiến dịch “Chuyển nhà, chuyển mình” là cơ hội để bạn: 

    - Chia sẻ câu chuyện, hành trình sở hữu ngôi nhà của mình; những khó khăn khi mua/ xây/ hoàn thiện nhà mà bạn đã trải qua. 

    - Học hỏi những kinh nghiệm, bài học quý giá (về địa điểm, ngân sách, vấn đề pháp lý hay cách thiết kế không gian sống…) từ chính trải nghiệm của bản thân bạn.

    Tìm hiểu thông tin chi tiết và cách thức tham gia ngay tại đây.

    Nếu có bất kỳ thắc mắc, bạn hãy liên hệ với fanpage Happynest để được admin hỗ trợ nhé.

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0