Gợi ý mẫu trần thạch cao khung chìm đẹp, hiện đại năm nay

    16/06/2024 07:001.430 lượt xem

    Trần thạch cao khung chìm hiện đang là lựa chọn của nhiều gia chủ hiện đại. Bạn đã biết đến thiết kế mới của trần thạch cao chìm hay chưa? Thi công trần thạch cao khung chìm sao cho đẹp và chất lượng nhất? Hãy cùng khám phá các đặc điểm và gợi ý mẫu trần thạch cao khung chìm hiện đại trong bài viết dưới đây!

    *Tham khảo Hướng dẫn đăng bài trên website Happynest tại đây để kết nối với cộng đồng Happynest nhé. 

    1. Trần thạch cao khung chìm là gì?

    Trần thạch cao khung chìm hay còn gọi là trần thạch cao chìm, trần phẳng là hệ trần kín, trong đó các khung xương được che dấu hoàn toàn bằng các tấm thạch cao, tạo nên bề mặt phẳng mịn, đồng nhất và thẩm mỹ.

    Trần thạch cao khung chìm có sự phẳng nhẵn, mang lại thẩm mỹ

    2. Cấu tạo của trần thạch cao chìm

    Trần thạch cao khung chìm được cấu tạo từ các thành phần sau:

    - Thanh chính (U xương, U gai): có khả năng chịu lực, được cố định lên dầm bê tông với các thanh ty treo và tăng đơ.

    - Thanh phụ (U gai): giúp kết nối thanh chính với tấm trần thạch cao.

    - Thanh V viền tường: tạo liên kết giữa thanh chính, phụ và viền tường để tạo hệ khung xương kín, vững chắc cho các tấm trần.

    - Tấm thạch cao: được bắn vít lên các khung xương.

    - Phụ kiện trần thạch cao: dùng để liên kết các tấm thạch cao với khung xương.

    Cấu tạo của trần thạch cao khung chìm

    >>> Xem thêm: 25+ mẫu trần thạch cao đẹp, hiện đại, cho nhà thêm sang năm 2024 

    3. Phân biệt trần thạch cao nổi và trần thạch cao chìm

    Trần thạch cao nổi (hay trần thả)

    Trần thạch cao nổi là hệ trần để lộ một phần khung xương bề mặt được chia ô vuông. Trần thạch cao nổi có những đặc điểm sau:

    - Thiết kế đơn giản, không quá cầu kỳ.

    - Thi công nhanh chóng.

    - Phù hợp với không gian lớn, không thích hợp cho diện tích nhỏ hẹp.

    - Quá trình sửa chữa dễ dàng, chỉ cần nhấc tấm ra sau khi sửa chữa và thả lại vị trí ban đầu.

    - Chi phí hợp lý.

    - Tính thẩm mỹ không cao.

    Trần thạch cao nổi (hay trần thả)

    Trần thạch cao khung chìm

    Trần thạch cao chìm có khung xương được che kín và mang những đặc điểm sau:

    - Phù hợp với mọi diện tích từ lớn đến nhỏ.

    - Thiết kế linh hoạt, có thể điều chỉnh theo sở thích của gia chủ với đa dạng kiểu dáng trang trí.

    - Trọng lượng nhẹ, cách âm, cách nhiệt tốt hơn trần nổi.

    - Quá trình thi công lắp đặt tốn thời gian hơn trần nổi.

    - Chi phí thi công cao hơn.

    Trần thạch cao khung chìm

    4. Ưu và nhược điểm của trần thạch cao chìm

    Ưu điểm:

    Tính thẩm mỹ cao: Đa dạng kiểu dáng, thiết kế, họa tiết trang trí có thể biến tấu linh hoạt theo sở thích gia chủ.

    Tối ưu không gian: Đem lại cảm giác thông thoáng, rộng rãi.

    Ứng dụng rộng rãi: Phù hợp với nhiều không gian từ nhà phố, căn hộ đến biệt thự.

    Trọng lượng nhẹ: An toàn cho người sử dụng.

    Cách âm, cách nhiệt tốt: Giúp không gian sống yên tĩnh và mát mẻ hơn.

    Nhược điểm:

    Chi phí cao: Do thiết kế và thi công phức tạp, đòi hỏi tay nghề thợ cao.

    Sửa chữa khó khăn: Khi kiểm tra hoặc sửa chữa bất kỳ chi tiết nào cũng phải tháo toàn bộ trần, đôi khi còn phải đập bỏ trần thạch cao.

    Kỵ nước và ẩm: Dễ bị cong vênh nếu có chênh lệch về nhiệt độ hoặc độ ẩm cục bộ.

    Trần thạch cao khung chìm đa dạng kiểu dáng

    >>> Xem thêm: Trần thạch cao: Giải pháp tối ưu cho trần nhà chung cư 

    5. Các loại trần thạch cao khung chìm hiện nay

    Trần thạch cao chìm phẳng

    Là loại trần khi hoàn thiện có bề mặt phẳng, không có họa tiết hoa văn cầu kỳ, thích hợp cho nhà ở chung cư hoặc những ngôi nhà phong cách tối giản.

    Trần thạch cao chìm phẳng

    Trần thạch cao chìm giật cấp

    Trần giật cấp kín: Là hệ trần đơn giản, sang trọng phù hợp với phong cách hiện đại.

    Trần giật cấp hở: Có các điểm nhấn cấp hở, hắt đèn led, tạo không gian ấn tượng.

    Trần thạch cao chìm giật cấp

    Trần thạch cao chìm nghệ thuật

    Dòng trần thạch cao nghệ thuật ít được sử dụng hơn bởi chúng có kiểu dáng hoa văn độc đáo, thường chỉ phù hợp với những ngôi nhà theo phong cách cổ điển, cầu kỳ.

    Trần thạch cao chìm nghệ thuật

    6. Hướng dẫn thi công trần thạch cao chìm

    Bước 1: Xác định độ cao trần, vị trí đặt ty và thanh viền tường

    Thợ thi công sẽ sử dụng máy laser để xác định vị trí lắp đặt các thanh ty, thanh viền tường và chiều cao trần hay bề mặt giật cấp (nếu có). Sau đó, sử dụng dây bật mực để đánh dấu các vị trí viền tường.

    Bước 2: Thi công trần thạch cao khung chìm

    Tiến hành lắp đặt khung xương và ty vào vị trí xác định theo các bước:

    - Đánh dấu điểm treo ty với khoảng cách tối đa từ tường đến điểm treo ty gần nhất là 400mm và điểm treo ty tiếp theo là 1000mm.

    - Dùng máy khoan chuyên dụng để thi công các vị trí ty đã đánh dấu (độ sâu khoan ty bằng chiều dài của tắc kê thép).

    - Liên kết tắc kê và pát 2 lỗ vào lỗ vừa khoan.

    - Tạo bộ ty treo liên kết thông qua 2 lỗ tender và đảm bảo chiều dài thấp nhất là 50mm.

    - Tiến hành gắn ty treo vào pát 2 lỗ.

    - Gắn các thanh chính vào bộ ty đã treo sẵn.

    - Gắn các thanh xương phụ với thanh viền tường bằng vít đuôi cá.

    - Kiểm tra độ phẳng cho bề mặt khung xương.

    Bước 3: Lắp đặt tấm thạch cao và xử lý khe nối

    Sau khi hoàn thiện phần khung, tiến hành lắp các tấm thạch cao vào hệ khung xương bằng vít kỳ lân. Sau đó, xử lý các khe mối nối, bả sơn lề bề mặt trần trước khi hoàn thiện.

    Các bước thi công trần thạch cao chìm

    Trần thạch cao khung chìm không chỉ mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cao mà còn giúp tối ưu không gian sống. Với những ưu và nhược điểm đã nêu, bạn có thể cân nhắc lựa chọn loại trần thạch cao chìm phù hợp với nhu cầu và phong cách của mình. Hãy tham khảo kỹ càng và chọn một đơn vị thi công uy tín để đảm bảo chất lượng công trình. Việc sở hữu một trần thạch cao chìm đẹp và hiện đại chắc chắn sẽ nâng tầm không gian sống của bạn lên một tầm cao mới.

    >>> Xem thêm: Tham khảo mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp 2023 (kèm ảnh thực tế) 

    Tổng hợp

    *Để lại thông tin trong box dưới đây nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế - thi công nhà ở nhé.

    Bảo TrầnTheo dõi

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0