Những nguyên tắc thông gió nhà ở theo phong thủy và khoa học

    Cập nhật ngày 30/10/2021, lúc 06:0017.648 lượt xem

    Thông gió là một trong những nguyên tắc quan trọng trong thiết kế nhà ở. Tuy nhiên, dưới góc độ phong thủy và khoa học, không phải gia chủ nào cũng hiểu và làm đúng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số giải pháp phù hợp.

    Bài liên quan: 

    1. Thông gió tự nhiên, hiệu ứng ống khói và những yếu tố gia tăng khả năng lưu thông không khí trong nhà

    2. Tổng hợp 5 nhà Việt thiết kế lệch tầng giúp tối ưu thông gió, tận dụng tối đa không gian sử dụng cho gia đình

    3. Gạch bông gió - Bí quyết không gian mở trong các công trình thiết kế mới

    Những ví dụ về quá trình lưu thông gió của một ngôi nhà

    Từ xa xưa, người Việt đã có nguyên tắc “...gió vào nhà trống”: có thoát gió ra được thì mới “bẫy” gió vào được nhờ dòng không khí đối lưu. Đây chính là đặc thù phong thủy của ngôi nhà Việt một cách cơ bản: đón sinh khí – thoát thán khí – tránh tù khí. 

    Theo kinh nghiệm xưa, tùy theo vùng miền và cấu trúc nhà cụ thể mà bố trí các điểm phân tán gió để tránh gió quẩn, đắp gò hay tường chắn, trồng cây lá dày để ngăn gió lạnh, mở cửa lệch trục hoặc đặt bình phong để giảm luồng khí thông thẳng gây gió lùa… 

    Những kiêng kỵ của cha ông như nhà ngay ngã ba, tránh mở cửa phòng hay nhà xuyên trục Đối Môn… cũng theo phong thủy khoa học. Bởi khí hậu nhiệt đới ẩm của Việt Nam rất cần thông gió xuyên phòng theo lối Khúc Tắc (uốn lượn). Nhưng “xuyên phòng” không có nghĩa là gió và người cứ đi qua ào ạt, nhà trống trước hụt sau. Tránh quan niệm không gian mở thuần túy là để trống tối đa, mà thiếu khả năng đóng khi cần. Như hai mặt đối lập Âm Dương thực ra là một, mở được thì phải đóng được, tùy thời điểm, tùy sinh hoạt để lọc bớt bức xạ, điều tiết khí ra vào nội ốc. Những mảng kính lớn cố định hiện đại có thể rất mở về tầm nhìn, nhưng nếu không có cửa thông gió thì lại là đóng về mặt thoáng khí. Những khe hẹp sát trần hay cửa mái trên cao giúp khí nóng (do nấu bếp, sinh hoạt, máy móc, cơ thể tỏa nhiệt…) bốc lên có lối thoát ra ngoài, hình thành luồng khí đối lưu hiệu quả.

    Tường nhà được bố trí những lỗ hổng có tác dụng thông khí hiệu quả cho không gian bên trong

    Thông gió như thế nào mới đúng?

    Thông gió tự nhiên cần đạt 3 mục tiêu: nhận khí sạch, khí mới từ bên ngoài vào; đẩy khí độc hại từ trong ra (do sinh hoạt, bếp núc, phòng vệ sinh…); và tạo không khí trong nhà dễ chịu cho người ở.

    Để tránh bố trí sai lệch, dẫn đến thông gió thành… “thông thống”, gia chủ cần lưu ý những nguyên tắc cơ bản sau:

    Mức độ thoáng mở có phân cấp (từ nhiều đến ít) sẽ giúp giảm các luồng không khí xấu lưu chuyển, nhất là từ khu vực có nhiều khí thải như phòng vệ sinh hoặc bếp, theo nguyên tắc Tọa Hung Hướng Cát, tức là đặt không gian bếp núc, khu vệ sinh, nhà kho, sân phơi… (tạm gọi khu B) về vùng xấu của nhà, và hướng các vị trí sinh hoạt cơ bản như ngủ, sinh hoạt, ăn, làm việc (gọi là khu A) về vùng được đón nhận luồng khí tốt. Khi gió chủ đạo vào khu A và thoát ra ở khu B, nắng sáng được nhận nhiều ở A và nắng chiều rọi vào B thì sẽ hợp lý về khử khuẩn, tốt cho sức khỏe (nhất là với người già và trẻ em). Hiện nay, với dạng nhà chung cư, bố trí phổ biến là lối vào căn hộ gần các chức năng cần “đóng” như khu vực bếp, vệ sinh, còn phần “mở” ra phía ban công, logia dành cho các không gian sinh hoạt như phòng ngủ, khách…

    Giếng trời, giúp lưu thông không khí và đưa ánh sáng tự nhiên len lỏi vào nhà, tạo cảm giác thoáng mát (Ảnh: Park Roof House)

    Cửa lấy gió vào nhà cần được đặt ở vị trí đầu gió và tại phía thấp, cửa để gió thoát ra cần đặt ở vị trí cuối hướng gió và ở điểm cao hơn trong phòng. Nếu nhà có mái dốc, thì phải cố gắng mở cửa hoặc lam thông gió cho không gian hầm mái để tránh tích tụ nhiệt, làm mát tự nhiên hiệu quả cho không gian sinh hoạt sát dưới mái nhà.

    Về thông gió cưỡng bức (bằng cơ khí, hay chủ động nhờ hệ quạt hút, máy thổi): cũng theo các nguyên tắc thông gió tự nhiên. Nếu có “trái gió trở trời” như chuyển mùa, gió bão, mưa tạt, hay bên ngoài ô nhiễm, nhà khác đun nấu phả vào giếng trời chung… thì rất cần cơ chế đóng lại và thông gió cưỡng bức để đảm bảo lưu thông gió trong nhà. Phòng bếp, vệ sinh đều cần có quạt hút, khử mùi và hút cưỡng bức vào hộp kỹ thuật, tránh để phòng kín và bức bí, đồng thời tránh gắn quạt hút từ nhà mình thổi sang nhà khác, ra hành lang chung. Lưu ý bố trí các miệng thổi gió vào và đẩy gió ra không được gần nhau.

    Mùa bệnh dịch hiện nay lại càng cần thoáng khí và tăng cường đối lưu không khí qua giếng trời, cửa lấy gió và hút gió (Ảnh: Liên Thông House)

    Việt Nam ta nằm ở vị trí vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, đồng thời nằm sát biển nên bị tác động nhiều của các luồng gió mùa. Hy vọng những nguyên tắc thông gió nhà ở trên đây sẽ giúp gia chủ phần nào trong việc bố trí để nhận được những luồng khí tươi trong lành, mát mẻ mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.

    Nguồn: Tạp chí Kiến trúc & Đời sống

    Xem thêm:

    1. 1. Gợi ý 29 thiết kế cửa giúp thông sáng, đón gió hiệu quả cho không gian nhà ở 
    2.  
    3. 2. Tổng hợp 13 mặt tiền gạch thông gió xứng đáng nhận điểm 10 vì vừa đẹp lại cực thoáng 
    4.  
    5. 3. Ứng dụng của lưới sắt: giải pháp thông gió và lấy sáng hiệu quả, đơn giản với chi phí hợp lý 
    6.  
    7. 4. Có nên lắp quạt thông gió trong phòng ngủ không? 
    8.  
    9. 5. Căn nhà 232m2 luôn thoáng đãng, mát mẻ nhờ thiết kế “vườn trong” và hai lớp thông gió 

     

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0