Những loại xoong chảo rất phổ biến trong gian bếp Việt như xoong chảo chống dính, tráng men… lại gây hại cho sức khoẻ nếu chúng ta sử dụng trong một thời gian dài. Bài viết dưới đây sẽ lý giải tại sao các loại dụng cụ nhà bếp này lại gây hại, đồng thời đưa ra những gợi ý thay thế, theo liệt kê của Bright Side.
Trải nghiệm bài viết và hình ảnh mượt mà hơn với ứng dụng Happynest tại đây. |
Bài liên quan:
1. Những sai lầm phổ biến khi sử dụng máy hút mùi các gia chủ nên tránh
2. Điểm danh loạt đồ gia dụng 'giải cứu' các bà nội trợ cuối năm
3. Chậu rửa bát lắp âm và lắp dương, đâu là giải pháp hoàn hảo cho căn bếp của gia đình bạn?
1. Xoong chảo chống dính
Đồ chống dính đứng đầu danh sách nguy hiểm, nhưng nhiều người vẫn chọn vì nó tiện lợi và phổ biến
Nhờ được phủ một lớp PTFE (polytetrafluoroethylene) lên bề mặt nên các dụng cụ này không bị dính thức ăn khi đun nấu. Tuy nhiên, khi gặp độ nóng trên 300 độ C, PTFE bắt đầu thải độc tố, người nhiễm phải sẽ có chứng giống như cảm cúm, người ta gọi là cúm Teflon. Độc tố này thậm chí gây tử vong cho chim thú cưng.
Một số xoong chảo chống dính còn chứa PFOA (axit perfluorooctanoic), có liên quan đến một số bệnh ung thư như ung thư vú, tuyến tiền liệt và ung thư buồng trứng. Dù PFOA có mặt trong các sản phẩm chống dính với hàm lượng nhỏ chưa đủ gây nguy hiểm cho con người, nhưng nó cũng xuất hiện ở nhiều vật dụng hàng ngày khác, vì thế bạn nên hạn chế tiếp xúc với nó.
Một số xoong chảo không dính chỉ có PTFE và không chứa PFOA (chẳng hạn như đá granite), nhưng chỉ an toàn khi lớp phủ còn nguyên vẹn. Ngay khi lớp phủ bị sứt mẻ, cần phải bỏ ngay dụng cụ đó.
Dụng cụ thay thế:
Bạn có thể sử dụng xoong chảo gang. Đây là một dụng cụ an toàn, bền, giữ nhiệt tốt và bạn có thể tập cho nó không dính. Gang không phát tán chất độc hại nào vào thức ăn, là một cách tự nhiên để tăng nồng độ sắt của bạn.
2. Xoong chảo bằng nhôm và lá nhôm bọc thực phẩm
Xoong chảo bằng nhôm cực kỳ phổ biến trong gian bếp Việt, đặc biệt là nhà ở nông thôn
Nhôm là vật liệu được sử dụng rộng rãi trong nấu nướng vì là nguyên liệu dễ kiếm, bền, nhẹ, linh hoạt và có thể tái chế. Tuy nhiên, nồng độ nhôm cao có liên quan tới một số bệnh ở hệ thần kinh trung ương, bao gồm Alzheimer và ALS. Dù xoong chảo nhôm thường có một lớp phủ bên ngoài nhưng lớp phủ dễ bị sứt mẻ, giải phóng kim loại độc hại vào thực phẩm.
Dụng cụ thay thế:
Xoong nồi bằng thủy tinh, sẽ không bao giờ giải phóng bất cứ thứ gì độc hại khi đun nóng, bền, thân thiện với môi trường và không lưu mùi vị thức ăn nấu trước đó. Nhược điểm duy nhất là đây là dụng cụ không chống dính.
3. Xoong chảo bằng đồng
Dụng cụ nhà bếp bằng đồng sở hữu nhiều ưu điểm nhưng lại có hại cho sức khoẻ về lâu dài
Đồ đồng đẹp và dẫn nhiệt tốt, giúp thực phẩm nóng nhanh và đều nhưng cũng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Giống như một số kim loại nặng khác, đồng cần thiết cho sức khỏe con người với số lượng nhỏ. Tuy nhiên, nếu có lượng đồng dư thừa trong cơ thể, bạn có thể bị ngộ độc kim loại nặng. Khi dụng cụ nấu bằng đồng không được tráng một lớp phủ bên ngoài, nó có thể giải phóng đồng vào những món ăn có axit. Còn nếu đồ đồng có lớp phủ bên ngoài thì thường là niken, lại là một nguyên tố độc hại khác.
Dụng cụ thay thế:
Xoong chảo bằng thép không gỉ (inox). Đây là một lựa chọn tuyệt vời: bền, tương đối nhẹ, ít trầy xước, có thể không dính nếu biết cách sử dụng. Chỉ cần bạn mua đúng thép không gỉ dành cho thực phẩm - loại không chứa niken hoặc crôm.
4. Xoong chảo bằng gốm tráng men
Xoong chảo tráng men đẹp mắt và được các bạn trẻ ưa chuộng
Đồ gốm tráng men trông đẹp mắt. Gốm về cơ bản là an toàn tuy nhiên lớp men phủ bên ngoài có thể chứa những chất độc hại. Lớp men phủ gốm không bền và thường xước sau vài tháng sử dụng. Khi nó bị xước, chì và cadmi trong lớp men phủ sẽ đi vào thực phẩm và sau đó vào trong cơ thể bạn. Nhiễm độc chì là một trong những loại ngộ độc kim loại nguy hiểm nhất và có thể dẫn đến đau bụng, nhức đầu, vô sinh và các biến chứng khác.
Dụng cụ thay thế:
Dùng dụng cụ nấu bằng gốm nguyên chất 100%. Đây là một trong những lựa chọn tốt nhất và an toàn nhất vì nó được làm bằng vật liệu hoàn toàn tự nhiên, không độc hại và sẽ không bị bong tróc. Đồ dùng này không dính, dễ dàng rửa sạch trong máy rửa bát và cũng rất bền. Nhược điểm duy nhất là chi phí tốn kém.
Nguồn: VNExpress
Xem thêm:
1. Tủ bếp bằng nhôm có tốt không? Nên chọn tủ bếp nhôm hay tủ bếp gỗ?
2. Kinh nghiệm xài thảm trải sàn bền đẹp dành cho những ai không có điều kiện giặt thảm
3. Bà nội trợ Việt chia sẻ hết kinh nghiệm sử dụng máy rửa bát, đúc rút sau 1 năm sử dụng
4. Top chậu rửa bát có giá dưới 10 triệu đồng, bền đẹp, chất lượng năm 2022