Cả bình đun siêu tốc lẫn bình thủy điện đều có khả năng đun sôi nước nhanh chóng và tiện lợi. Vậy bạn nên sử dụng ấm siêu tốc hay bình thủy điện cho gia đình mình? Hãy cùng Happynest tham khảo những ưu nhược điểm của mỗi loại nhé.
Bài liên quan:
1. Phân tích ưu nhược điểm và so sánh 4 loại máy hút mùi mới nhất năm 2022
2. Bà nội trợ Việt chia sẻ hết kinh nghiệm sử dụng máy rửa bát, đúc rút sau 1 năm sử dụng
3. Top máy lọc nước dưới bồn rửa có giá dưới 10 triệu đồng mới nhất năm 2022
Nên lựa chọn ấm siêu tốc hay bình thủy điện?
Ấm siêu tốc là gì? Ưu - Nhược điểm của ấm siêu tốc
Bình đun siêu tốc hay còn gọi là ấm đun siêu tốc, có khả năng đun sôi nước nhanh chóng và tự ngắt nguồn điện khi nước đã sôi nhờ trang bị công suất lớn và bộ phận mâm nhiệt truyền nhiệt nhanh.
Cấu tạo của ấm siêu tốc:
- Thân bình hay ruột bình được làm bằng nhựa, thủy tinh hoặc inox.
- Phần đế được lắp một thanh nhiệt.
- Hệ thống rơ le nhiệt, đảm nhận nhiệm vụ ngắt nguồn điện khi nước sôi ở một nhiệt độ nhất định hoặc nước trong ấm cạn.
Khi có dòng điện đi qua ấm đun siêu tốc, thì điện năng sẽ biến đổi thành nhiệt năng và toàn bộ phần nhiệt này sẽ truyền trực tiếp vào trong nước.
Khi nhiệt độ nước đạt nhiệt độ sôi theo mức quy định, thì hơi nước sẽ đi qua ống dẫn và thổi hơi nóng vào thanh nhiệt, lúc này thanh nhiệt cong lên và tác dụng vào công tắc làm nguồn điện bị ngắt.
Công suất của ấm siêu tốc khá lớn, từ 1400 - 2200W nhằm giúp đun nước nhanh sôi
Ưu điểm của ấm siêu tốc
Với công suất khoảng 1800W, lưu lượng nước khoảng 1,5l thì thời gian đun sôi nước của ấm siêu tốc chỉ khoảng 4-5 phút.
Ấm có kích thước nhỏ gọn, dễ dàng vệ sinh, di chuyển, lại đa dạng về mẫu mã và hãng sản xuất.
Ấm đun siêu tốc có chức năng tự ngắt điện khi sôi hay khi trong bình không có nước, đảm bảo an toàn cho người dùng. Ấm có mức giá phải chăng, dao động từ 100.000VNĐ đến hơn 1.500.000VNĐ.
Nhược điểm của ấm siêu tốc
Vì ấm siêu tốc không có chức năng giữ nhiệt như bình thủy điện cho nên mỗi khi cần nước nóng bạn phải đun nước, tốn thời gian và tiêu hao lượng điện năng.
Do bình đun có dung tích nhỏ và không thể giữ nóng nên bạn phải châm nước vào bình nấu mỗi khi cần, có thể gây hao tốn điện năng
Bình thủy điện là gì? Ưu - Nhược điểm của bình thủy điện
Bình thủy điện là sự tích hợp giữa bình giữ nhiệt và bình đun siêu tốc, có khả năng đun sôi nước trong bình và giữ ấm nước trong khoảng thời gian dài.
Cấu tạo của bình thủy điện:
- Vỏ ngoài: Bằng nhựa cao cấp hay thép không gỉ, có quai xách tiện dụng.
- Ruột bình: Làm bằng inox hoặc kim loại ở giữa là môi trường chân không không truyền nhiệt giữ nước nóng lâu. Một số bình hiện đại còn tráng lớp chống dính giúp vệ sinh nhanh chóng và hạn chế cặn bã bám phía dưới bình.
- Vòng trở nhiệt: Có tác dụng cấp nhiệt.
- Rơ le nhiệt: Đảm bảo nước nóng đúng mức quy định, đóng và ngắt mạch điện tự động để duy trì nước nóng trong bình.
- Bo mạch: Điều khiển hoạt động và hiển thị thông số.
- Bơm nước: Đẩy nước trong bình lên vòi.
- Cầu chì: Bảo vệ bình khi nguồn điện không ổn định.
Nguyên lý hoạt động của bình là sử dụng rơ le nhiệt để đun nước và đóng ngắt mạch điện liên tục. Tùy vào mỗi bình thủy điện sẽ trang bị số lượng rơ le nhiệt khác nhau. Mỗi rơ le có nhiệt độ ngắt điện khác nhau, giúp duy trì nhiệt độ nước.
Bình thủy điện có khả năng đun sôi nước, giữ ấm nước ở nhiều mức nhiệt độ
Ưu điểm của bình thủy điện
Bình thủy điện có dung tích lớn hơn bình đun siêu tốc, có loại chứa được hơn 3 lít 7 nước, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước nóng thường xuyên.
Không chỉ có thể đun nước sôi, bình thủy điện có thể giữ ấm nước trong suốt thời gian dài, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước nóng nhiều lần trong ngày. Thông thường, bình thủy điện mất 15-20 phút để đun nước sôi nhưng bù lại ở khả năng giữ ấm nước lâu dài.
Bình thủy điện cũng đa năng hơn ấm siêu tốc, nhiều loại có thể lựa chọn nhiệt độ nấu nước cũng như hẹn giờ, có cả chức năng đun sôi lại rất tiện dụng. Ngoài ra, khác với bình đun siêu tốc chỉ có thể nhấc bình lên và rót nước, bình thủy điện có 3 cách rót nước là bơm tay, nhấn nút điện tử hay chạm cốc.
Bình thủy điện có nhiều chế độ bảo vệ an toàn như tự ngắt điện, khóa nắp tránh nước nóng trào ra gây bỏng.
Nhược điểm của bình thủy điện
Bình thủy điện to và nặng hơn so với ấm đun siêu tốc nên khó di chuyển hơn.
Bình thủy điện có giá cao hơn ấm siêu tốc, từ 700.000VNĐ đến 3 triệu đồng.
Gia đình có trẻ em và người cao tuổi thì bình thủy điện vừa đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng, vừa an toàn khi sử dụng
Nên sử dụng ấm siêu tốc hay bình thủy điện?
Nếu chỉ cần đun nước uống hằng ngày, thi thoảng nấu mì, pha trà, pha cà phê nhanh chóng, thì bạn có thể mua ấm siêu tốc. Trong trường hợp nhà có em bé cần pha sữa thường xuyên, nhu cầu dùng nước nóng nhiều thì một chiếc bình thủy điện có chức năng giữ ấm để tiết kiệm thời gian cũng như tiền điện để đun nước là lựa chọn phù hợp.
Trên đây là công dụng cũng như ưu nhược điểm của ấm siêu tốc và bình thủy điện. Hy vọng độc giả đã có những thông tin hữu ích để chọn mua sản phẩm phù hợp cho gia đình mình.
Tổng hợp
Xem thêm:
1. Top 5 máy sấy quần áo dưới 10 triệu đồng được đánh giá tốt nhất đầu năm 2022
2. Top chậu rửa bát có giá dưới 10 triệu đồng, bền đẹp, chất lượng năm 2022
3. Top đồ gia dụng tốt cho sức khỏe, ngày càng được người Việt ưa chuộng và sử dụng nhiều
4. Nên mua máy sấy hay máy giặt sấy - chia sẻ thực tế của gia chủ Việt
5. Dùng máy lọc nước có tốn điện không?
Bạn thấy thế nào về sản phẩm trên? Hãy đăng nhập và để lại bình luận, hoặc gửi bài tại đây để chia sẻ ý kiến của bạn với cộng đồng yêu nhà đẹp nhé! Mọi thắc mắc về việc đăng bài, gửi bài, xin vui lòng liên hệ địa chỉ email info@happynest.vn, hoặc phản hồi trực tiếp qua fanpage Happynest để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời. |