Gemala House tọa lạc tại ngoại ô thành phố Bundang – khu dân cư có cuộc sống đô thị điển hình. Công trình với mặt tiền “song sinh” này được chia thành 3 khối, đáp ứng từng yêu cầu khác nhau. Mỗi một khối nằm độc lập, trải đều trên khi đất và nhờ đó tạo ra những khu vườn riêng lẻ, thông thoáng.
Gemala House – Ngôi nhà sở hữu mặt tiền song sinh với kết cấu trong, ngoài thú vị
Mặt tiền của của ngôi nhà khá đặc biệt, phân chia công trình ra thành 2 khối giống hệt nhau, được kết nối bởi 1 cây cầu, cho cảm nhận về không gian ở giữa. KTS chia sẻ, ý tưởng của họ là về một cặp song sinh nữ, tiếng Phạn của Indonesia có nghĩa là: Gemala.
Đừng cải tạo quá nhiều, đơn giản là đặt khu vực chức năng vào đúng vị trí của nó
Theo ý đồ của KTS, họ muốn tạo ra một ngôi nhà giúp các thành viên có thể tận hưởng nhiều không gian, lối sống khác nhau mà không cần phải can thiệp, sửa chữa lại công trình quá nhiều. Đơn giản là đặt những khu vực chức năng vào đúng vị trí của nó: có một căn phòng thoải mái, thư giãn và ngắm cảnh, bao quanh bởi một khu vườn để tạo nên một thế giới riêng.
Điều ấn tượng của Gemala House là cách thiết kế các không gian độc lập mà không cần cải tạo quá nhiều, trong ngoài có sự kết nối thú vị
Ngôi nhà bao gồm có 2 lớp với kích thước được nghiên cứu kỹ, lồng ghép vào nhau. Lớp ở giữa bao phủ toàn bộ mặt bằng, tạo ra một khu vườn có mái che, 1 phần ở trong nhà. Trong cấu trúc lồng ghép như vậy, lớp bên trong có thể lộ 1 phần ra ngoài và ngược lại. Mối quan tâm của đội ngũ KTS không phải là về không gian hay hình thức mà đơn giản chỉ là sự phong phú của công trình và làm thế nào để phân tách với những ngôi nhà hàng xóm.
Một khu vườn nhỏ có mái che chạy dọc trong nhà
Phía trên mái tre, KTS cũng bố trí thêm 1 số chậu cây cảnh nhỏ tô điểm cho không gian sống thêm tươi mới
Mái che kính cho ánh sáng tràn vào trong không gian. Góc thư giãn đầy nắng, đầy gió với cây cỏ thiên nhiên bao quanh
Thậm chí, chậu cây còn được treo phía trên tường. Cách thiết kế này vừa tăng tính thẩm mỹ vừa tạo ra hàng rào tách biệt với nhà hàng xóm mà không bị bí bách
Mỗi một góc nhỏ trong nhà đều rất xinh xắn, sự kết hợp giữa gam màu trắng – xanh – nâu cho nét yên bình, tự tại
Bao quanh nhà cũng là những mảnh xanh được bố trí vô cùng khéo léo
Phía sau nhà còn có cả khu vực thưởng trà, đón khách ngoài trời
Bất kỳ khu vực nào trong Gemala House cũng đều có thể trồng cây xanh
Không gian mang màu trắng, nâu gỗ đơn giản mà đẹp hút mắt
Ngôi nhà sở hữu 2 trục cắt dọc: sân và cầu thang chia mặt bằng thành 3 phần. Tất cả không gian đều có khoảng chiếu sáng tốt, lưu thông gió hiệu quả. Nội thất trong nhà phần lớn bằng gỗ, có thiết kế đơn giản, mang nét truyền thống và được giữ nguyên lớp màu nguyên bản. Sự mộc mạc, giản dị đó thực sự phù hợp với phong cách thiên nhiên chủ đạo của Gemala House.
Không gian phòng khách đơn giản, tông màu nâu gỗ nổi bật trên nền tường trắng và sàn đá trắng xám
Ranh giới trong ngoài gần như được xóa bỏ bởi khung cửa lớn
Ngắm nhìn không gian tông màu trắng – nâu tối giản, ngập tràn ánh nắng mang đến sự rung cảm đặc biệt, sự thư thái trong tâm hồn
Cầu thang gỗ nổi bật, chạy dọc xuyên suốt Gemala House
Những chậu cây xanh tô điểm thêm nét đẹp dung dị của Gemala House. 1 phần cầu thang được thiết kế bổ sung thêm chức năng lưu trữ giúp tiết kiệm diện tích
Mỗi một hàng lang đều có cửa sổ lớn nhìn xuống khoảng sân và khu vườn xanh quanh nhà
Phòng ngủ đơn giản, sở hữu tông màu chủ đạo phù hợp với tổng thể ngôi nhà
Mỗi một góc nhỏ đều được bày biện rất tinh tế chỉ nhờ những món đồ nội thất tối giản
Góc trang điểm cũng được bày biện khá mộc mạc nhưng đẹp mắt, gọn gàng
Cây cầu dẫn sang phòng đọc sách đi qua khoảng sân trong nhà
Phòng đọc yên tĩnh, thảm sàn tạo điểm nhấn
Gemala House là cuộc đối thoại giữa trong và ngoài. Ngay cả khi ở bên trong nhà, các thành viên có thể tận hưởng bầu trời, cây cối xanh mướt, ngắm nhìn trọn vẹn từng khoảnh khắc trong ngày. Không gian mang gam màu trắng, nâu và xám chủ đạo. Tất cả giống như một bản hòa ca đất trời, thiên nhiên cho cuộc sống an yên trong ngôi nhà song sinh.
Bản vẽ chi tiết công trình
Thông tin chi tiết công trình:
Đơn vị thiết kế: LUWIST
Địa điểm: Bandung, Indonesia
Kiến trúc sư trưởng: Lukie Widya
Nhóm thiết kế: Nadya Rachmathiyah
Thiết kế và cung ứng nội thất: Arifin Windarman
Diện tích: 210.0 m2
Năm dự án: 2018
Nhà sản xuất: Dulux, Roman Ceramics, Venus Tile
Ảnh: Ferrian Rinaldi
Bài viết: Thu Hằng