Hỏa hoạn, cháy chập là những mỗi đe dọa có thể xảy ra ở bất cứ đâu với bất kì ai. Để đảm bảo tính mạng cho gia đình mình, bạn nên chủ động ứng phó trước những mối đe dọa bất ngờ này. Ngay từ bây giờ, hãy chuẩn bị cho mình một phương án thoát hiểm phù hợp nhất.
1. Quan sát địa hình và vị trí của căn nhà
Để đưa ra phương án thoát hiểm, bạn cần nắm chắc địa thế trong nhà của mình. Nếu bạn ở chung cư, việc xác định lối thoát hiểm và những vị trí đặc biệt có thể dễ dàng thoát thân khi cần là điều cần thiết. Nếu bạn ở nhà đất thì không nên làm chuồng cọp cho hành lang, ban công, bởi nó sẽ chặn lối thoát hiểm cho cả gia đình bạn.
Luôn có phương án thoát hiểm trước trong đầu
Một trong những điểm yếu của các nhà mặt đất là các công trình này thường không được xây lối thoát hiểm phía sau. Trong trường hợp khẩn cấp lối thoát hiểm duy nhất lại chỉ có lối ra vào chính thường ngày. Nếu lối chính bị kẹt, gần như bạn sẽ không có đường thoát. Vậy nên nếu bạn đang dự định xây nhà, hãy nhớ đến lối thoát hiểm cho căn nhà của bạn nhé.
2. Những thiết bị thoát hiểm dành cho bạn lựa chọn
Trong nhà luôn phải có những vật dụng thoát hiểm. Với nhà chung cư, bạn nên để chúng ở cùng một chỗ, tại vị trí thuận lợi và dễ dàng lấy khi cần. Đối với nhà mặt đất, nhiều tầng, hãy trang bị mỗi tầng một bộ dụng cụ thoát hiểm, đó là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.
Bạn có thể lựa chọn nhiều món đồ dưới đây để đảm bảo an toàn cho cả gia đình.
- Thang dây thoát hiểm
Thang dây thoát hiểm là một trong những dụng cụ hữu hiệu và nhanh gọn nhất dành cho bạn trong lúc thoát hiểm. Tuy nhiên sản phẩm dây thang chỉ hiệu quả tốt nhất cho những căn hộ dưới 8 tầng. Đối với nhà đất sản phẩm này vô cùng hữu ích và nên có trong gia đình bạn. Giá thành sản phẩm khoảng từ 33 – 189 USD.
Thang dây thích hợp cho căn hộ dưới 8 tầng
Trẻ nhỏ cũng dễ dàng sử dụng chúng
- Bộ dây thoát hiểm
Bộ dây thoát hiểm bao gồm hai bộ phận là dây và trụ. Trụ được gắn sẵn vào nơi cố định và được dùng khi có sự cố. Để đặt trụ bạn nên lựa chọn phần ban công chắc chắn và thuận tiện cho việc thoát hiểm. Giá thành của bộ sản phẩm này dao động từ 4 triệu đến 9 triệu tùy thuộc vào độ dài dây. Độ dài tối thiểu là 9m và tối đa là 90m. Sản phẩm bộ dây thoát hiểm có cơ chế dạng dòng dọc nên có thể đưa nhiều người xuống. Dây kéo chịu tải lên đên 650kg và có hai đai để bạn và bé có thể sử dụng cùng lúc. Đặc biệt sản phẩm còn có thể dùng cho người già, người bị liệt dễ dàng.
Bộ dây thoát hiểm dành cho nhà cao tầng với dòng dọc
Cách hoạt động của bộ dây
- Balo SkySaver
Balo có tên SkySaver – được gắn vào móc bên trong cửa sổ và cho phép người dùng leo xuống từ phía trên của tòa nhà cao tầng trong trường hợp khẩn cấp. Ba lô được thiết kế bởi các chuyên gia về an toàn Brooklyn, có thể sử dụng ở độ cao 80m, mang theo người đeo có trọng lượng lên đến 133kg.
Ba lô tháo hiểm là sản phẩm hữu ích để bạn mang theo
Hệ thống phanh tự động giúp người thoát hiểm có thể trượt xuống với tốc độ 2 mét/giây. Mặc dù giá không hề rẻ nhưng SkySaver được thiết kế để sử dụng 1 lần. Giá bán: từ khoảng 749 USD
Chúng dễ sử dụng nhưng lại chỉ có thể dùng 1 lần
- Cuộn dây thoát hiểm cá nhân (Rescue Reel)
Thiết bị cho phép bạn trượt xuống từ một tòa nhà cao 100 tầng. Một đầu của dây cáp có thể được gắn vào cánh cửa văn phòng, ban công, đường ống nước, sàn thông gió... và một đầu móc với đai an toàn. Sợi dây cáp có thể chịu được trọng lượng 180 kg và tùy chỉnh độ dài theo yêu cầu.
Bạn có thể thoát khỏi đám cháy từ tầng 100
Khi cần, người thoát hiểm chỉ cần đeo đai, móc đai vào dây cáp và trượt xuống dưới. Được thiết kế với một phanh tay dễ chỉnh, người dùng có thể điều chỉnh tốc độ trượt xuống an toàn với tốc độ khoảng 1,8 mét/giây. Giá bán: khoảng 1.500 USD
Bộ sản phẩm dây thoát hiểm cá nhân
- Dù SOS (SOS Parachute)
Đây là dù thoát hiểm cá nhân dành cho những ai sống trên tầng cao. Cách thức sử dụng đơn giản và tốc độ bung dù nhanh gấp nhiều lần dù thông thường. Giá thành cho sản phẩm không hề rẻ vào khoảng 5000 USD
Chiếc dù cứu nạn này là một gợi ý tuyệt vời, tuy nhiên bạn sẽ chỉ có thể thoát một mình. Đây là sản phẩm được khuyên dùng tại văn phòng cao tầng hơn là ở nhà.
- Hệ thống thoát hiểm khẩn cấp cho em bé khi hỏa hoạn (The Baby Rescue Fire Emergency Escape System)
Đây là một loại túi thoáng khí, có tấm cách nhiệt, chống cháy. Túi có thể chứa một em bé nặng đến 34 kg dài 70 cm. Khi hỏa hoạn, em bé sẽ được cho nằm trong túi, khóa bằng dây rút an toàn (bé không thể mở ra từ bên trong), đưa túi ra khỏi cửa sổ và hạ từ từ xuống đất từ độ cao khoảng 15m. Túi có thể gấp nhỏ và dễ dàng cất giữ. Giá bán: khoảng 111 USD.
Đây là sản phẩm để thoát hiểm cho trẻ nhỏ tại nhà mặt đất. Với chiếc túi này con bạn sẽ được an toàn
- Quần áo chống cháy:
Bạn có thể đặt mua chúng ở trên các trang bán hàng về bảo hộ lao động hay các trang mua sắm trực tuyến uy tín như Amazone. Giá thành sản phẩm giao động từ 100 – 300 USD.
Bạn cũng có thể sắm những bộ quần áo chống cháy cho mọi thành viên trong gia đình.
3. Những bộ dụng cụ nhất đinh phải có trong nhà
Dưới đây là danh sách những bộ dụng cụ nhất thiết phải có trong gia đình bạn. Đó là cách tối thiểu để đảm bảo an toàn cho bạn trong trường hợp hỏa hoạn.
- Bình cứu hỏa: Bạn nên dùng loại bình cứu hỏa dạng bột thay vì loại khí CO2 để tránh bị bỏng và ngộ độc.
- Rìu phòng hộ: chiếc rìu phòng hộ có một đầu rìu, một đầu búa chim để giúp bạn thoát hiểm khi bị kẹt trong một không gian nào đó. Đó có thể là cánh cửa bị khóa hay cửa sổ không thể mở bằng tay.
- Mặt nạ phòng độc: Với mặt nạ phòng độc, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để di chuyển ra những khu vực an toàn trong một vụ hỏa hoạn đầy khói bụi.
- Ống cao su: Hãy chuẩn bị trong nhà nhiều ống cao su, rất có thể bạn sẽ cần lấy không khi để thờ từ bồn cầu hoặc khe hở bên ngoài trong khi chờ cứu hộ.
- Dây thừng: Được dùng như dây thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp.
- Kính bảo hộ: Nên có thêm những chiếc kính bảo hộ để bảo vệ tầm nhìn trong làn khói đặc của vụ hỏa hoạn.
- Giấy ướt: Chẳng có gì buồn cười nếu bạn thường xuyên mang giấy ướt theo mình. Nó sẽ hữu dụng và kéo dài thời gian cho bạn tìm được thoát hiểm khi bạn gặp hỏa hoạn trong tòa nhà, quán ăn, karaoke. Không phải lúc nào cũng có sẵn khăn để bạn thấm nước đâu nhé.
Đảm bảo an toàn và tính mang cho bản thân trước những tai nạn bất ngờ xảy ra luôn cần có sự chuẩn bị và tính toán từ trước. Hãy luôn xây dựng cho mình một kế hoạch thoát hiểm khi bạn ở bất kì đâu, đặt chân vào bất kì tòa nhà nào. Bình tĩnh và kĩ năng quan sát tốt chính là chìa khóa đầu tiên cứu bản thân bạn khỏi nguy hiểm.
Xem thêm:
- Hệ thống báo cháy cho nhà ở gồm những gì? Lắp đặt hệ thống báo cháy tại nhà có đắt không?
- Thiết kế nhà như nào để vừa chống trộm, vừa dễ dàng thoát hiểm khi có hỏa hoạn?
- 8 vật dụng quen thuộc trong nhà tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao, nên đặc biệt lưu ý trong mùa khô hanh
- 6 lưu ý trong thiết kế từ cửa đến giếng trời để phòng cháy và thoát nạn dễ dàng khi có hoả hoạn
Nguyễn Ngọc Hà