Thiết kế nhà như nào để vừa chống trộm, vừa dễ dàng thoát hiểm khi có hỏa hoạn?

    11/06/2023 12:002.941 lượt xem

    Nhiều gia chủ chỉ quan tâm đến chống trộm mà bỏ qua vấn đề thoát hiểm cho ngôi nhà, dẫn đến những tình huống thiệt hại không đáng có. Để ngôi nhà vừa bền đẹp, vừa an toàn, dưới đây là những gợi ý thiết kế nhà để giúp chống trộm và dễ dàng thoát hiểm khi có hỏa hoạn. 

    Tham gia ngay Group Happynest Săn Ưu Đãi để được nhận chính sách mua hàng với giá tốt nhất nhé. Mọi thắc mắc về sản phẩm và cách đặt hàng, vui lòng liên hệ fanpage Happynest / Happynest Shop / hotline 093 468 06 36 để được hỗ trợ kịp thời.

    Thiết kế nhà như nào để vừa chống trộm, vừa dễ dàng thoát hiểm khi có hỏa hoạn (Ảnh minh họa)

    Để đảm bảo an toàn cho ngôi nhà và an toàn cho các thành viên trong gia đình, thiết kế nhà cần đáp ứng những tiêu chuẩn như sau:

    - Có khả năng chống trộm từ bên trong và bên ngoài

    - Có chức năng phòng cháy và chữa cháy

    - Có lối thoát hiểm cho gia đình khi có hỏa hoạn

    1. 1. Thiết kế nhà để chống trộm từ bên trong như thế nào?

    • Gia cố tất cả mọi cánh cửa

    Để phòng trộm cắp, bạn nên gia cố tất cả mọi cánh cửa (cửa chính, phụ, cửa sổ...). Vì các kẽ hở từ cửa cũng tạo điều kiện để trộm đột nhập dễ dàng mà không cần phải xử lý ổ khóa.

    Chính vì vậy, để đảm bảo chống trộm hiệu quả hơn, hãy gia cố lại tất cả mọi cánh cửa để đảm bảo các ổ khóa phát huy hết vai trò của mình nhé.

    • Đầu tư ổ khóa chống cắt, ổ khóa chống chìa khóa vạn năng

    Bạn cũng nên đầu tư ổ khóa chống cắt, ổ khóa chống chìa khóa vạn năng, hàn thật chặt khoen cửa, nên xây dựng nhiều lớp cửa khác nhau để tăng thời gian đối phó của bọn trộm. Điều này sẽ khiến cho trộm khó xâm nhập vào nhà bạn khi tên trộm phải xoay sở với nhiều lớp cửa hơn.

    Nên đầu tư ổ khóa chống cắt, ổ khóa chống chìa khóa vạn năng, hàn thật chặt khoen cửa

    • Nên đầu tư ổ khóa phía trong

    Ổ khóa phía trong (loại ổ khóa phải luồn tay vào để mở) là một trong những giải pháp hiệu quả để nâng cao khả năng chống trộm trong gia đình bạn.

    Tuy bất tiện trong cuộc sống hằng ngày, nhưng những ổ khóa trong như vậy lại lại làm khó cho kẻ gian, khó tiếp cận để phá khóa. Bạn cũng nên lưu ý rằng hãy để ổ khóa cao, hoặc thấp hơn một khoảng so với chỗ luồn tay vào để tên trộm khó khăn trong việc xác định ổ khóa hơn nhé.

    • Luôn khiến cho ngôi nhà trông như có người ở bên trong

    Các vụ trộm thường xảy ra khi cả nhà bạn đi vắng và trộm thường canh chừng vào ban ngày, khi gia đình bạn vẫn chưa trở về. Vì vậy, nếu nhà bạn trông lúc nào cũng như có người ở thì kẻ trộm cũng sẽ dè chừng hơn trước khi quyết định đột nhập. 

    Để tạo ra cảm giác có người trong nhà, bạn có thể hẹn giờ để bật tivi, radio hoặc đèn sáng, để nhà bạn trông có vẻ như đang có người ở, điều này sẽ giúp chống trộm tại nhà một cách khá hiệu quả.

    Luôn khiến cho ngôi nhà trông như có người ở bên trong là một trong những cách chống trộm hiệu quả

    • Lắp đèn có cảm biến chuyển động quanh nhà

    Bạn nên lắp đèn có cảm biến chuyển động quanh nhà ở vị trí gần cửa sổ và cửa ra vào để đèn sẽ tự động sáng lên và dọa những kẻ quanh nhà bạn với ý định xấu chạy đi mất. 

    Bên cạnh đó, nếu có thể, bạn hãy lấp những phần camera nhỏ ở những nơi khó có thể nhìn thấy của căn nhà. Những nơi đó sẽ là nơi trú ẩn của những tên trộm nếu như chúng có ý định chọn nhà bạn.

    • Luôn khóa cửa sổ và cửa chính

    Mở cửa chính và cửa sổ để nhà thông thoáng và mát mẻ hơn là điều chúng ta thường thực hiện. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng bạn đã đóng chặt các cửa này sau mỗi lần mở. 

    Các vụ trộm thường xảy ra khi tên trộm đột nhập các ngôi nhà qua đường cửa sổ hoặc cửa chính không được chốt hoặc khóa lại. Nên nhớ rằng, kể cả bạn có việc cần ra ngoài một lúc cũng phải đóng cửa sổ lại.

    Đảm bảo các cửa sổ và cửa chính đều được khóa an toàn sau mỗi lần mở (Ảnh minh họa)

    >>> Xem thêm: Trộm phá khóa cửa bằng cách nào? Cách chống trộm phá khóa và tăng cường an ninh cho ngôi nhà 

    1. 2. Thiết kế nhà để chống trộm từ bên ngoài như thế nào?

    • Tìm ra điểm yếu của ngôi nhà

    Cách tốt nhất để bảo vệ ngôi nhà của bạn khỏi xâm nhập từ bên ngoài là đặt mình vào vị trí của một tên trộm và kiểm tra nó. Nếu bạn nhận ra rằng một cửa sổ nào đó có thể bị cạy mở, thì một tên trộm chắc chắn sẽ có thể làm được điều tương tự. Để chắc chắn, bạn có thể liên hệ với công an khu vực, bạn bè... nhờ họ đánh giá về ngôi nhà nhằm giúp bạn xác định đâu là điểm yếu, từ đó tiến hành khắc phục chúng.

    Không chỉ kiểm tra các điểm dễ bị tấn công, bạn cần lưu ý tất cả thiết bị điện tử, đồ mỹ nghệ hoặc đồ nội thất đắt tiền có thể dễ dàng phát hiện qua cửa sổ. Bạn không cần phải thiết kế lại toàn bộ ngôi nhà của mình để tránh xa tầm nhìn của trộm cắp khỏi những tài sản đắt tiền, nhưng bạn có thể thực hiện những điều chỉnh nhỏ nếu có thể để giảm thiểu nguy cơ.

    • Cắt tỉa bụi cây xung quanh lối ra vào

    Đây là điều cần thiết để khiến cho kẻ trộm không thể dễ dàng lẩn trốn khi cố gắng đột nhập nhà bạn, vì vậy cần loại bỏ các vị trí mà chúng có thể ẩn nấp. Bạn nên trồng cây bụi gai cạnh cửa sổ để không chỉ khiến trộm khó đột nhập mà còn gây đau khiến chúng cố đột nhập.

    Cắt tỉa bụi cây xung quanh lối ra vào khiến cho kẻ trộm không thể dễ dàng lẩn trốn khi cố gắng đột nhập nhà bạn

    • Lắp đặt hàng rào sắt

    Nếu nhà bạn chưa có hàng rào thì việc lắp đặt chúng có thể là một cách tuyệt vời để ngăn trộm. Sử dụng loại hàng rào bằng kim loại sẽ tốt hơn so với những loại hàng rào gắn chặt vào bê tông chỉ để ngăn việc bẻ gãy. Cần lưu ý là những hàng rào kiên cố có thể là nơi lý tưởng để trộm leo lên và cung cấp cho chúng một nơi ẩn náu an toàn. Vì thế, bạn có thể vũ trang cho chúng tốt hơn bằng cách bố trí các đỉnh nhọn hoặc nếu bạn không ngại nhìn thô thì hãy thử với hàng rào thép gai.

    • Cất những thứ như đồ nướng, ô tô và xe đạp trong ga ra

    Mặc dù có vẻ phiền phức khi cuộn vỉ nướng cho mỗi bữa thịt nướng, nhưng việc để nó ở ngoài khiến nó trở thành mục tiêu dễ dàng cho những tên trộm. Chúng thậm chí không cần phải vào bên trong nhà để lấy nó. Nếu khu vực bạn ở chỉ cung cấp chỗ đậu xe trên đường phố, hãy luôn khóa xe và đảm bảo đậu xe ở khu vực có ánh sáng tốt.

    Nên thiết kế nhà ở để chống trộm từ bên trong và bên ngoài

    1. 3. Các lưu ý khi thiết kế nhà để chống trộm

    • Tạo tầm quan sát tốt từ bên trong, chiếu sáng tốt bên ngoài

    Ngay từ thiết kế ban đầu, kiến trúc sư phải bố trí không gian hợp lý về tầm nhìn cho người sử dụng bên trong như hướng đầu giường ngủ, hướng mở cửa sổ, cửa đi...

    Với nhà có sân vườn, việc bố trí cây xanh, chiếu sáng, khoảng không... vừa đảm bảo thẩm mỹ vừa đảm bảo tầm nhìn không bị che chắn khi cần quan sát về đêm. Các vật dụng nội thất đắt tiền không nên bố trí cạnh cửa sổ, vừa nhanh hỏng hóc do thời tiết, vừa tạo ra sự chú ý của kẻ gian.

    • Ngoại thất an toàn

    Các vật liệu ngoại thất bắt buộc phải khác vật liệu nội thất về độ bền vững. Hệ thống cửa hạn chế dùng những vật liệu dễ phá vỡ như gỗ kém chất lượng. Lan can, hàng rào... cần kín đáo, khó trèo từ ngoài vào, không thiết kế theo phương ngang song song với mặt đất dễ tạo cơ hội cho kẻ gian đột nhập vào nhà.

    Ngoại thất an toàn để ngăn chặn hiệu quả kẻ trộm xâm nhập (Ảnh minh hoạ)

    • Khung bảo vệ cửa bảo đảm thẩm mỹ và an ninh

    Nhà có điều kiện chọn giải pháp bảo vệ từ xa, có bảo vệ trực 24/24 nên việc làm khung cửa ngăn ngừa kẻ gian hầu như không cần thiết, do vậy mà cửa mở rộng tối đa, yếu tố thẩm mỹ được khai thác tối ưu.

    Trong khi đó, nhà ở riêng lẻ có thể làm hoa văn sắt các kiểu khác nhau ở cửa sổ để bảo vệ. Nếu các khung này làm bằng sắt mỏng, kém chất lượng thì việc cắt bỏ bằng kìm cộng lực dễ dàng. Bởi vậy, bạn cần sử dụng khung kim loại tốt kết hợp với kính độ bền vững cao.

    • Phối hợp nhiều biện pháp giám sát an ninh

    Các gia đình nên phối hợp nhiều biện pháp an ninh khác nhau như camera, đèn cảm ứng, khóa từ, khóa mã vạch... Nhược điểm của một số thiết bị hiện đại là phụ thuộc vào wifi nên chủ nhà cần đảm bảo để đường dây Internet ở vị trí kín đáo, an toàn.

    Phối hợp nhiều biện pháp giám sát an ninh cho ngôi nhà bạn

    • Dùng con người bảo vệ con người

    Một số biệt thự có điều kiện hay khu phố tự quản tốt nên thuê bảo vệ trực 24/24 vẫn tốt hơn hết. Các gia đình sẽ bỏ ra một khoản tiền không quá nhiều nhưng bảo đảm sự an toàn.

    >>> Xem thêm: Người Việt lo phòng trộm hơn phòng cháy? 

    1. 4. Thiết kế nhà như nào để phòng cháy, chữa cháy?

    Trong căn hộ nên thiết kế, bố trí 2 lối thoát nạn ra nơi an toàn. Nếu trong trường hợp không thể thiết kế hai lối thoát nạn tách biệt cho tòa nhà (đối với các nhà liền kề mặt phố) thì cần tính toán khả năng thoát nạn sang căn hộ hoặc các công trình liền kề (thông qua cửa sổ, ban công…) hoặc phải thiết kế, bố trí thang thoát hiểm lên mái của công trình.

    Không nên bịt kín các ban công, sân thượng của căn hộ bằng lồng sắt (với mục đích chống trộm). Nếu trường hợp bắt buộc phải làm lồng sắt thì nên thiết kế trên lồng sắt đó một ô cửa thoát ra ngoài và có sử dụng chốt hoặc khóa phía trong, chìa khóa của ô cửa thoát nạn nên đặt ở một nơi cố định và thông báo cho các thành viên trong gia đình biết để sử dụng khi cần thiết. 

    Luôn ưu tiên thiết kế nhà để phòng cháy và dễ dàng thoát nạn khi có hỏa hoạn (Ảnh minh họa)

    Không nên đặt các biển quảng cáo che kín toàn bộ mặt ngoài của ngôi nhà, vì các biển quảng cáo có hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống dây dẫn điện,… đây là những thiết bị có nguy cơ phát sinh cháy và gây cháy lan vào căn hộ và ra các công trình xung quanh. Đồng thời, nếu khi có cháy xảy ra trong căn hộ thì các biển quảng cáo sẽ là vật cản, làm cho người trong ngôi nhà không thể thoát ra ngoài. Lực lượng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ sẽ rất khó khăn khi tiếp cận để chữa cháy và cứu người đang bị kẹt trong nhà.

    Thiết kế hệ thống điện phải đảm bảo vừa tiện dụng vừa an toàn, phải lắp đặt các aptomat tự ngắt chung cho tòa nhà, từng tầng, từng nhánh (hoặc từng phòng) và cho riêng các thiết bị tiêu thụ điện có công suất lớn.

    Trong căn hộ nên hạn chế việc sử dụng các vật liệu dạng tấm nhựa, mút xốp làm ốp trần, tường hoặc các vật liệu trang trí khác nhằm giảm thiểu nguy cơ đám cháy phát triển nhanh, lan rộng và phát sinh nhiều khói, khí độc. Nếu ngôi nhà có nhiều lớp cửa với các loại khóa khác nhau thì cần cố định nơi để chìa khóa; nên sử dụng loại khóa dạng chốt gạt hoặc chốt vặn để vừa đảm bảo chống trộm vừa dễ thao tác mở cửa khi có sự cố xảy ra.

    Trong căn hộ nên trang bị một số phương tiện có thể sử dụng để phá dỡ tạo lối thoát nạn (búa, rìu) và bình chữa cháy xách tay (bình khí CO2, bình bột MFZ) dùng để chủ động dập tắt đám cháy ngay từ khi mới phát sinh. Ngoài ra, trong các hộ gia đình nên trang bị một số mặt nạ phòng chống khói, khí độc để có thể sử dụng khi có cháy nhằm tránh ngạt khói và thoát ra khỏi đám cháy an toàn.

    Nên trang bị một số phương tiện có thể sử dụng để dập tắt đám cháy

    Mỗi gia đình nên thiết lập một kế hoạch với sơ đồ thoát hiểm từ căn hộ ra nơi an toàn và phổ biến đến tất cả các thành viên biết để chủ động thoát nạn khi có sự cố cháy bất ngờ xảy ra. Thực tế khi xảy ra cháy, khói từ đám cháy bao phủ, làm cho chúng ta bị hạn chế tầm nhìn, vì vậy khi có kế hoạch và bản sơ đồ thoát nạn, các thành viên sẽ hình dung được các phương án thoát nạn theo lối chính (cửa ra vào chính), hoặc lối dự phòng (cửa sổ, cửa ra ban công…) hoặc lối khẩn cấp để ra nơi an toàn. 

    >>> Xem thêm: Xây nhà như nào để thoát hiểm nhanh nhất khi cháy? 

    1. 5. Cách thiết kế lối thoát hiểm cho nhà ở an toàn, bền đẹp

    • Thiết kế nhà ống có thêm phần ban công

    Ban công cũng có thể dùng như là lối thoát hiểm quan trọng, hữu hiệu khi xảy ra hỏa hoạn, cháy nổ. Khu vực ban công không chỉ giúp che mưa, chắn nắng, tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà mà còn là khu vực thông thoáng để bạn tránh bị ngạt khói. Khi có hỏa hoạn nếu không kịp thoát ra thì ban công chính là lối thoát hiểm để giúp bạn chờ lực lượng cứu hỏa tới giải cứu.

    Nếu ban công, lô gia nhà ống được bịt kín bằng khung sắt hoặc lam, lưới an toàn thì nên bố trí ô cửa mở bằng bản lề, có khóa mở phòng trường hợp khẩn cấp. Nên để chìa khóa ở nơi cố định, dễ dàng tìm thấy, cẩn thận hơn có thể đánh làm nhiều chìa, chia cho các thành viên gia đình cất giữ.

    Thiết kế ban công thành lối thoát hiểm an toàn cho nhà ống có diện tích hẹp (ảnh minh họa)

    • Lối thoát hiểm cho nhà ống được thiết kế theo cửa chính

    Cửa chính nhà ống hiện nay thường gồm hai lớp, ngoài cửa đóng mở thông thường còn có thêm cửa sắt xếp, cửa cuốn, cửa kéo bên ngoài. Các lớp cửa nếu khó mở, chốt khóa phức tạp sẽ khiến các thành viên gia đình bên trong bị ngạt khí, nguy hiểm tới tính mạng. Do đó, bạn nên sử dụng hệ thống chốt khóa hiện đại, vận hành đơn giản, phòng những lúc nguy cấp. Trường hợp cửa chính chỉ có 1 lớp, bạn nên thiết kế cửa mở quay ra ngoài để thoát nạn dễ hơn.

    • Cửa thoát hiểm đặt ở bên hông hoặc phía sau nhà

    Với nhà ống có 2-3 mặt thoáng, gia chủ nên bố trí thêm cửa thoát hiểm ở bên hông nhà hoặc phía sau nhà. Đây là hệ thống cửa phụ để thoát nạn khi hỏa hoạn xảy ra mà không thể thoát qua cửa chính.

    Tương tự như cửa chính, hệ thống chốt khóa của cửa bên hông và cửa phía sau nhà nên đơn giản, dễ sử dụng nhưng vẫn đảm bảo yếu tố an toàn cho gia chủ. Độ trơn nhạy của khóa cửa nên được kiểm tra thường xuyên. Nếu sử dụng kiểu khóa dùng chìa để mở, bạn nên để chìa ở nơi cố định, dễ tìm thấy trong điều kiện thiếu sáng.

    Cách thiết kế lối thoát hiểm cho nhà ống an toàn, bền đẹp (Ảnh minh họa)

    • Tận dụng phần giếng trời, sân thượng để tạo lối thoát hiểm

    Với nhà ống, nhà phố hiện nay, giếng trời giúp lấy sáng tự nhiên, đối lưu không khí và tăng tính kết nối giữa con người với thiên nhiên. Đặc biệt, khi xảy ra hỏa hoạn, giếng trời còn giúp thoát khỏi thẳng lên trên một cách nhanh chóng, giảm lượng khói quẩn trong nhà, hạn chế tình trạng ngạt khí.

    Nếu nhà ống của bạn xây xát với những căn nhà bên cạnh có thể cùng với 10 hộ dân gần nhau. Điều này giúp tạo thành một mặt bằng trên sân thượng, tạo khoảng trống thoát hiểm thông thoáng, dễ dàng được tiếp cận bởi lực lượng cứu hộ cứu nạn.

    Nếu nhà ống không có sân thượng, ban công, lô gia thì nên gắn bản lề có khóa cho khung bảo vệ cửa sổ để mở trong những trường hợp khẩn cấp như hỏa hoạn. Tuy nhiên, nên hạn chế sử dụng loại khóa cần chìa mới mở được cửa.

    Giếng trời cũng là khoảng trống rộng thoáng giúp thoát hiểm nhanh chóng trong những trường hợp khẩn cấp (ảnh minh họa)

    • Thiết kế thêm phần cầu thang thoát hiểm lên mái nhà

    Phần sàn mái nhà ống thường có một phần được làm bằng phẳng để đặt bồn nước. Theo đó, sẽ có thang kỹ thuật lên mái và đây được xem là một trong những lối thoát hiểm hữu hiệu. Tuy nhiên, cầu thang kỹ thuật cần được thiết kế sao cho tiện dụng, dễ dàng thoát ra ngoài khi có sự cố.

    Thang kỹ thuật thường được làm bằng thép gắn trực tiếp vào tường. Bạn cũng có thể sử dụng thang rời bằng nhôm hình dáng chữ A. Thực tế cho thấy, kiểu thang có tay vịn sẽ tiện lợi hơn khi sử dụng.

    >>> Xem thêm: 6 lưu ý trong thiết kế từ cửa đến giếng trời để phòng cháy và thoát nạn dễ dàng khi có hoả hoạn 

    Tổng hợp: Cẩm Vân

    Bạn đang cần tìm đơn vị thiết kế - thi công? Hãy điền yêu cầu vào form Đăng ký tư vấn. Happynest sẽ giúp bạn kết nối dễ dàng, nhanh chóng với đơn vị phù hợp nhất nhé!

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0