Xây nhà như nào để thoát hiểm nhanh nhất khi cháy?  

    Cập nhật ngày 02/06/2023, lúc 22:30925 lượt xem

    Trong 5 năm qua, Việt Nam xảy ra 17.055 vụ cháy nổ, hỏa hoạn, rất nhiều trong số đó là các vụ cháy nhà ở. Điều này khiến các gia chủ quan tâm hơn về vấn đề thiết kế lối thoát hiểm cho căn nhà. 

    Cùng Happynest lắng nghe tư vấn của kiến trúc sư về vấn đề thiết kế lối thoát hiểm cho nhà ở trong bài viết sau đây.

    Tham gia ngay Group Happynest Săn Ưu Đãi để được nhận chính sách mua hàng với giá tốt nhất nhé. Mọi thắc mắc về sản phẩm và cách đặt hàng, vui lòng liên hệ fanpage Happynest / Happynest Shop / hotline 093 468 06 36 để được hỗ trợ kịp thời. 

    1. 1. Tại sao cần có lối thoát hiểm khi xây nhà?

    Thiết kế lối thoát hiểm cho nhà ở là yếu tố quan trọng hàng đầu khi không may xảy ra tai nạn, đặc biệt là công trình nhà ở dạng ống nằm trong các ngõ phố nhỏ. Khi đất chật người công, các công trình nhà ở đều chú trọng đến diện tích cho công năng sử dụng và chưa tính toán đến các yêu cầu kỹ thuật khác (trong đó có lối thoát hiểm cho nhà ở).

    Thống kê trong 10 năm (2012-2022) của Bộ Công an cho thấy cháy nổ ở nhà riêng lẻ chiếm 42-60% tổng số vụ cháy nhà và công trình. Mỗi năm có 80-100 người tử vong do cháy nổ thì 80-90% là ở nhà riêng lẻ. Vụ cháy làm 4 bà cháu tử vong ở Thành Công, quận Hà Đông hôm 13/5/2023 cũng xảy ra ở nhà ống riêng lẻ.

    Bảng thống kê số vụ cháy trong 10 năm tại Hà Nội, trong đó, cháy nhà dân đứng đầu

    Người xưa có câu: đừng để mất bò mới lo làm chuồng. Trước khi có thiệt hại xảy ra, cách tốt nhất là người dân nên tự trang bị cho mình những kiến thức phòng cháy chữa cháy. Quan trọng hơn cả là cần thiết kế thoát hiểm cho nhà ở để đảm bảo tính mạng cho bản thân và gia đình.

    Thiết kế nhà ở dân dụng rất cần thiết phải có lối thoát hiểm phòng khi hỏa hoạn

    Tuy nhiên, diện tích đất chật người đông nên việc thiết kế lối thoát hiểm cho nhà ở trở nên khó khăn, nhất là với những căn nhà cũ

    >>> Xem thêm: 6 lưu ý trong thiết kế từ cửa đến giếng trời để phòng cháy và thoát nạn dễ dàng khi có hoả hoạn 

    1. 2. Thiết kế lối thoát hiểm cho nhà ở như thế nào?

    Việc thiết kế lối thoát hiểm sẽ cần bố trí phù hợp tùy theo loại nhà ở, ứng dụng với từng tình huống cụ thể. Tuy nhiên, các gia chủ có thể tham khảo gợi ý thiết kế lối thoát hiểm cơ bản như sau:

    Khi thiết kế, xây dựng nhà ở cần quan tâm tới lối thoát hiểm khi hỏa hoạn

    1. 2.1 Thiết kế lối thoát hiểm cho nhà ống

    Nhà ống là kiểu nhà thường thấy tại các đô thị lớn. Kiểu nhà này thường được xây dựng trên đất quy hoạch, chia lô theo dạng mặt tiền hẹp và sâu về bên trong. Do đó, việc tạo lối thoát hiểm thường gặp khó khăn. 

    Ngoài ra, tính thẩm mỹ và đồng bộ trong thiết kế nhà ở cũng là trở ngại khiến gia chủ khó lòng thiết kế được lối thoát hiểm. Tuy nhiên, gia chủ có thể áp dụng một số cách sau:

    - Lối thoát hiểm thiết kế theo cửa chính: Cửa chính luôn được mở ra ngoài để dễ thoát nạn. Tránh sử dụng các loại cửa khó đóng mở, khung sắt kiên cố sẽ tốn nhiều sức lực. Tốt hơn hết nên sử dụng hệ thống chốt khóa hiện đại, vận hành đơn giản để phòng trường hợp nguy cấp. 

    - Bố trí vật dụng cần thiết ở lối thoát hiểm: Ban công hay lô gia cần bố trí hệ thống thang dây, cần đặt ở các vị trí thuận lợi, dễ quan sát. Ngoài ra, không thể thiếu mặt nạ phòng chống khói độc tại nhiều vị trí khác nhau trong nhà.

    - Ban công thiết kế có cửa mở: Khi thiết kế lối thoát hiểm cho nhà ở, tại khu vực ban công cần trang bị các hệ thống thang cứng hoặc thang dây để dễ dàng tiếp cận các công trình lân cận.

    Cần đảm bảo cho mọi thành viên đều nắm bắt rõ vị trí lối thoát hiểm, các thiết bị dụng cụ hỗ trợ và cách sử dụng khi cần thiết. 

    Nhà ống cần chú trọng hơn nhiều về việc phòng cháy chữa cháy

    >>> Xem thêm: ​6 cách thiết kế lối thoát hiểm cho nhà ống vừa an toàn lại bền đẹp 

    1. 2.2 Thiết kế lối thoát hiểm cho nhà có nhiều hơn 1 mặt thoáng, diện tích rộng

    Thiết kế lối thoát hiểm cho nhà ở có nhiều hơn một mặt thoáng hay diện tích rộng cũng cần lưu ý. Hãy bố trí thêm các cửa thoát hiểm ở phía sau hoặc bên hông nhà. Hệ thống cửa này sẽ giúp các thành viên trong nhà thoát nạn khi không thể đi lối cửa chính. Mỗi tầng nên thiết kế khoảng 2 lối thoát hiểm, bao gồm một lối ở cầu thang, một lối ở cửa sổ, ban công hoặc logia.

    Bố trí cửa thoát hiểm phía sau, hông nhà

    Gia chủ cũng có thể tận dụng giếng trời, sân thượng làm lối thoát hiểm. Những ngôi nhà có 2 - 3 mặt tiền thường sở hữu giếng trời để lấy ánh sáng tự nhiên. Khi hỏa hoạn, gia chủ hoàn toàn sử dụng giếng trời như cách để thoát khỏi thẳng lên trên nhanh chóng. Các KTS cũng tư vấn nên sử dụng khung thép để lắp mái che tự động, đến khi cần sẽ ứng biến kịp thời. 

    Tận dụng ban công, tầng tượng, giếng trời để thoát hiểm

    1. 2.3 Thiết kế lối thoát hiểm cho căn hộ chung cư

    Tại các căn hộ chung cư, gia chủ nên lựa chọn kỹ lưỡng trước khi mua, đảm bảo có thiết kế lối thoát hiểm cho nhà ở. Bên cạnh đó, cũng nên có những thỏa thuận với các căn liền kề phía dưới hoặc phía trên. 

    Lý do đó là có thể đặt hệ thống thang cứng hoặc thang dây di chuyển qua nhau khi cần thiết, liên kết bằng việc bố trí các miệng cửa thoát hiểm ngay phía dưới ban công mỗi nhà.

    Khi mua chung cư nên kiểm tra kỹ lưỡng các lối thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn

    >>> Xem thêm: Những dụng cụ bạn nên luôn sẵn có trong nhà phòng hỏa hoạn và các tai nạn cần thoát hiểm 

    1. 3. Một số lưu ý phòng cháy chữa cháy không nên bỏ qua

    Bên cạnh những thông tin quan trọng khi thiết kế lối thoát hiểm cho nhà ở trên, gia chủ cũng nên lưu ý một số vấn đề như sau:

    - Cần sắp xếp sẵn một số dụng cụ hỗ trợ thoát hiểm như xà beng, búa, dây… ở những vị trí thích hợp. Trong trường hợp hy hữu đập thẳng tường sang nhà hàng xóm, có thể cứu mạng khi cấp thiết.

    - Nếu có điều kiện hơn, gia chủ nên lắp hệ thống báo cháy, báo khói trong nhà tại những vị trí có nguy cơ cháy cao như nhà xe, phòng bếp, phòng thờ... 

    - Nếu có sân sau, gia đình có thể mở cửa sổ hoặc làm ban công các phòng ra phía sau. Khi có cháy, khói cũng dễ thoát ra ngoài và giảm thiểu tình trạng ngạt khói.

    - Các gia đình nên đăng ký học khóa phòng cháy chữa cháy và có thể lắp đặt hệ thống đường ống nước PCCC.

    - Khi xảy ra hỏa hoạn, cần phải kiểm tra độ nóng ở vị trí tay nắm cửa, thiết bị bằng kim loại trước khi sử dụng để tránh gây bỏng hoặc tay bị dính chặt vào tay nắm cửa. 

    Ai cũng nên chủ động học cách phòng cháy chữa cháy

    Qua những chia sẻ trên có thể thấy được tầm quan trọng của việc thiết kế lối thoát hiểm cho nhà ở. Ngoài việc nắm chắc kiến thức này, mỗi cá nhân cũng nên hiểu rõ về phòng cháy chữa cháy, không chỉ bảo vệ cho mình mà còn cho những người xung quanh. 

    >>> Xem thêm: Hệ thống báo cháy cho nhà ở gồm những gì? Lắp đặt hệ thống báo cháy tại nhà có đắt không? 

    Tổng hợp và viết bài: Thu Thương

    Bạn đang cần tìm đơn vị thiết kế - thi công? Hãy điền yêu cầu vào form Đăng ký tư vấn. Happynest sẽ giúp bạn kết nối dễ dàng, nhanh chóng với đơn vị phù hợp nhất nhé!

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0