Ngôi nhà có diện tích chỉ vỏn vẹn chừng 39.6 m2 nhưng lại đem đến những cảm nhận thú vị cho những vị khách ghé thăm. Điều đặc biệt là nguồn cảm hứng để thiết kế nên ngôi nhà này từ những khối hình hộp đơn giản.
Ấn tượng đầu tiên về ngôi nhà chính là sự rộng rãi, thoáng đãng với nhiều khoảng không gian mở
KTS rất chú trọng vào việc làm sao để vừa tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên vừa đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà
Bước vào bên trong, bạn sẽ thấy luồng ánh sáng tự nhiên từ ban công giúp bừng sáng cả căn nhà, từng không gian chức năng trở nên rõ nét và thoáng đãng hơn. Phòng khách và phòng ăn ở phía trước là không gian sinh hoạt chung của cả gia đình. Chính vì thế, KTS đã tính toán sao cho ánh sáng có thể chiều dọc theo phòng ăn. Kết hợp với sàn gỗ tuyết tùng đơn giản, sàn dưới màu xanh lá hài hòa cùng với bầu không khí tươi mới của bức tường trắng giúp các thành viên trong gia đình luôn cảm thấy thoải mái và thư giãn.
Thông thường, phần sàn sẽ được thiết kế để đáp ứng được những yêu cầu không gian chức năng cơ bản và nhu cầu lưu trữ đồ đạc. Những không gian chức năng cơ bản đó có thể là phòng ngủ, phòng ăn và phòng khách. Nhưng trong trường hợp này, thay vì chú trọng vào chức năng của sàn, KTS lại tập trung nhiều hơn vào phần thị giác. Nói cách khác, sàn nhà vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ lại vừa tăng tính thẩm mỹ cho cả ngôi nhà.
Ánh sáng lan tỏa từ ban công, dọc theo phòng ăn kết hợp hài hòa với sàn gỗ màu nâu và xanh dịu mắt
Mỗi một gian phòng có vẻ độc lập nhưng thực tế lại được liên kết rất chặt chẽ với nhau. Việc sử dụng tông màu xanh lá của KTS là có chủ đích. Bởi tông màu này làm tăng tính đối thoại của không gian. Trong phòng ngủ là sự kết hợp giữa màu xanh matcha của nệm tatami và màu xanh lá của tường. Màu xanh đậm của tấm bảng phù hợp với màu xanh lá ở phần đáy tủ.
Phòng ngủ trên tầng 2 nổi bật với chiếc nệm tatami màu xanh matcha cùng với bức tường màu xanh lá
Không gian vừa ấm cúng vừa thanh lịch trong phòng ngủ
Lấy cảm hứng từ các khối hộp, ngôi nhà tuy có diện tích nhỏ nhưng lại mang đến cảm giác rất rộng rãi
Điều đặc biệt của ngôi nhà này chính là cảm hứng thiết kế từ các khối hộp hình vuông, chữ nhật. Dường như, chính nguồn cảm hứng này cùng với sự khéo léo bố trí, sắp xếp của các KTS nên ngôi nhà rộng rãi hơn rất nhiều so với diện tích thực tế.
KTS đã lấy ý tưởng các khối hộp để thiết kế nên ngôi nhà
Bên cạnh đó, KTS đã rất tinh tế khi kết hợp cầu thang cùng lối đi bộ tạo nên một cây cầu trên không. Cây cầu đi này liên kết phòng ngủ chính (8.26m2) cùng với phòng thay đồ cá nhân (4.95m2). Nhờ vậy, khoảng cách giữa các không gian chức năng cũng gần nhau hơn.
Bản vẽ khu tầng 2 của ngôi nhà mô phỏng chiếc cầu thang và lối đi bộ trên tầng. Bên phải là phòng thay đồ cá nhân, phòng tắm còn bên trái là phòng ngủ và phòng truyền thống của người Nhật
Chiếc cầu thang bằng khối gỗ tuy đơn giản nhưng rất tinh tế
Đây cũng là khu vực yêu thích của các thành viên trong nhà để quan sát tầng bên dưới
Lối đi bộ nối giữa 2 phòng
Lối đi đặc biệt này tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa 2 phòng
Hành lang giữa 2 phòng
Để giữ được sự riêng tư cho phòng ngủ chính, các KTS đã sắp đặt những khoảng sáng và khoảng tối mờ hài hòa cho phòng ngủ. Ngoài ra, KTS cũng đã bố trí một cửa sổ nhỏ trong phòng thay đồ cá nhân. Đứng trong phòng, bạn sẽ chỉ thấy được những khu vực chính trong phòng khách và phòng ăn qua chiếc cửa sổ nhỏ này mà thôi.
Chiếc cửa sổ nhỏ ở trong phòng thay đồ cá nhân
Dĩ nhiên, thiết kế cửa sổ ở phòng thay đồ cá nhân cũng được lấy cảm hứng từ các khối hộp
View từ chiếc cửa sổ nhỏ trong phòng thay đồ cá nhân
Theo sự sắp xếp của KTS, phòng Washitsu (phòng truyền thống) cho các hoạt động chung cả cả gia đình ngay bên dưới phòng ngủ chính. Phòng vệ sinh thì bên dưới phòng thay đồ cá nhân. Hai không gian chức năng bên trên vừa bên dưới được bố trí hài hòa với nhau. Không dừng lại ở đó, khoảng không gian bên dưới hành lang đã được KTS tận dụng để treo kệ sách và tạo một lối đi thông thoáng. Nhờ cách thiết kế này, áp lực về diện tích đã được giảm bớt, mở rộng thêm hiệu ứng trực quan cho ngôi nhà.
Kệ sách đặt ngay bên dưới hành lang tầng 2
Khoảng không gian rộng rãi ở dưới hành lang tầng 2
Các thành viên trong gia đình vui chơi ở trong khoảng không gian bên dưới
Hoặc cùng nhau đọc sách, học tập
Tiết kiệm diện tích là tiêu chí rất được chú trọng trong ngôi nhà này. Điều đó được thể hiện rõ rệt thông qua một số đồ đạc trong nhà. Ví dụ như chiếc tivi ở trong phòng khách rất linh hoạt, có thể di chuyển theo đường ray: ẩn vào trong tường hoặc trượt ngang tới bàn ăn. Thiết kế này thay thế cho tivi treo tường truyền thống. Bên cạnh đó, chiếc tủ tường được trang bị tay nắm ẩn vừa tiết kiệm diện tích lại giúp không gian phòng khách và phòng ăn gọn gàng hơn
Tivi có thể di chuyển linh hoạt theo đường ray, tủ tường được trang bị tay nắm ẩn để tiết kiệm diện tích trong nhà
Ngôi nhà tràn ngập ánh sáng tự nhiên với gam màu nâu ấm và xanh lá. Các không gian chức năng vừa có sự độc lập cần có nhưng vẫn giữ được mối liên kết mật thiết. Thiết kế này mang đến cảm giác gần gũi, ấm cúng cho toàn bộ các thành viên trong gia đình. Ngôi nhà vừa mang nét truyền thống thường thấy trong nền văn hóa Nhật Bản nhưng vẫn được biến tấu một cách tinh tế, thu hút.
Bản vẽ công trình
Thông tin công trình:
Thiết kế: HAO Design
Địa điểm: Kaohsiung City, Taiwan
Diện tích: 40.0m2
Hoàn thành năm: 2015
Hình ảnh: Hey!Cheese
Bài viết: Thu Hằng