Những thủ tục nhập trạch nhà mới không thể bỏ qua để đón may mắn

    29/01/2024 10:001.873 lượt xem

    Nhập trạch là một nghi lễ quan trọng của người Việt mỗi khi vào nhà mới, qua đó thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà tổ tiên và cầu mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình. Vậy thủ tục nhập trạch nhà mới bao gồm những gì? Gia chủ phải kiêng cữ như thế nào khi làm lễ nhập trạch?

    *Tham khảo Hướng dẫn đăng bài trên website Happynest tại đây để kết nối với cộng đồng Happynest nhé.

    1. 1. Ý nghĩa của thủ tục nhập trạch nhà mới

    Thủ tục nhập trạch nhà mới hay được biết đến với tên gọi khác là lễ về nhà mới. Theo quan niệm của người Việt, nhập trạch được tổ chức nhằm mục đích báo cáo với thổ công, thổ địa, ông bà tổ tiên rằng ngôi nhà đã xây dựng xong. Qua đó gia chủ sẽ xin bề trên phù hộ độ trì cho gia đình gặp nhiều tài lộc, bình an và may mắn.

    Thủ tục nhập trạch nhà mới là một nghi lễ rất quan trọng theo văn hóa của người Việt Nam (Hình ảnh: Baan Noi Doi Hang)

    1. 2. Trước khi làm thủ tục nhập trạch nhà mới cần lưu ý điều gì?

    Theo các chuyên gia phong thủy, trước khi thực hiện nghi thức nhập trạch, gia chủ nên mang lên nhà mới thảm, chiếu hoặc đệm đã sử dụng qua. Sau đó, gia chủ vào phòng bếp bật lửa lên để khai bếp, mang đến bầu không khí ấm áp cho toàn bộ ngôi nhà.

    Thêm một lưu ý đó là bạn không nên mang bếp điện vào phòng bếp vì đồ dùng này mang tính nóng nhưng không có lửa. Người đang mang thai và người tuổi Dần cũng không nên di chuyển đến khu vực này khi chưa hành lễ để tránh tai họa về sau.

    Tiếp đến, gia chủ mang theo gạo vào nhà mới, còn các thành viên trong gia đình sẽ mang tiền, hoa quả, lễ lộc. Đến giờ tốt, gia chủ bày biện lễ vật và thắp hương, thành tâm khấn vái thổ công, thổ địa, ông bà tổ tiên.

    Sau khi hành lễ nhập trạch xong, gia chủ xin phép gia tiên rồi bắt đầu tiến hành dọn dẹp, sắp xếp lại đồ dùng trong gia đình.

    >>> Xem thêm: Xem ngày tốt nhập trạch tháng 1 năm 2024 chuẩn nhất: Có 9 ngày đẹp

    Sau khi làm xong thủ tục nhập trạch nhà mới, gia chủ bắt đầu tiến hành dọn dẹp và sắp xếp các đồ dùng trong nhà

    1. 3. Chuẩn bị mâm cúng nhập trạch nhà mới

    Khi thực hiện thủ tục nhập trạch nhà mới, gia chủ không cần chuẩn bị lễ vật quá cầu kỳ hoa mỹ, tuy nhiên cần thể hiện sự chu đáo và thành kính. Lễ vật thường bao gồm:

    - 1 bình hoa tươi

    - Hương (nhang)

    - Ngũ quả

    - Rượu gạo

    - Nến hoặc đèn dầu

    - Trầu cau

    - Bánh kẹo

    - Gà trống luộc

    - Xôi

    - Chè

    - Thịt heo quay

    - Gạo tẻ

    - Muối hạt sạch

    - 1 bộ tam sên (tôm luộc, trứng luộc, thịt lợn luộc)

    - Tiền vàng mã

    Lễ vật trong thủ tục nhập trạch nhà mới không cần cầu kỳ nhưng phải đầy đủ, thể hiện tấm lòng thành kính của gia chủ

    >>> Xem thêm: Xem ngày tốt nhập trạch tháng 2 năm 2024: Có 10 ngày đẹp để chuyển nhà

    1. 4. Hướng dẫn các bước thực hiện thủ tục nhập trạch nhà mới

    - Bước 1: Gia chủ đốt một lò than nhỏ và đặt ngay tại cửa ra vào ngôi nhà.

    - Bước 2: Bày biện lễ vật và đặt mâm cúng ở giữa ngôi nhà, quay về hướng hợp với tuổi mệnh của gia chủ.

    - Bước 3: Gia chủ mang theo bát hương và bài vị gia tiên bước qua lò than, chân trái bước trước, chân phải bước sau.

    - Bước 4: Các thành viên trong gia đình lần lượt bước theo, trên tay cầm những đồ vật tượng trưng cho sự may mắn như tiền, hoa…

    - Bước 5: Gia chủ bật tất cả đèn điện và mở hết các cửa để “đánh thức sinh khí” của ngôi nhà.

    - Bước 6: Các thành viên khác trong gia đình sắp xếp lại bàn thờ gia tiên, bàn thờ ông địa - thần tài.

    - Bước 7: Gia chủ thắp nhang và đọc văn khấn, những thành viên còn lại đứng phía sau chắp tay thành tâm.

    - Bước 8: Sau khi đọc xong văn khấn, gia chủ bật bếp, nấu nước pha trà với ý nghĩa khai hỏa, mang đến sức sống mới cho ngôi nhà.

    - Bước 9: Hóa tiền vàng, sau đó lấy rượu rưới lên tàn tro.

    - Bước 10: Đặt hũ muối, gạo, nước vào bàn thờ ông Công ông Táo.

    - Bước 11: Nghi lễ cúng nhập trạch hoàn thành, gia chủ dọn lễ vật mang vào bên trong.

    Gia chủ cần thực hiện thủ tục nhập trạch nhà mới theo đầy đủ các bước

    1. 5. Văn khấn về nhà mới

    Ngay bên dưới là mẫu văn khấn nhập trạch nhà mới gia chủ có thể tham khảo:

    Mẫu văn khấn theo thủ tục nhập trạch nhà mới chuẩn nhất

    1. 6. Những điều cần kiêng cữ khi làm thủ tục nhập trạch nhà mới

    - Không bỏ lỡ giờ tốt để chuyển về nhà mới.

    - Không tiến hành lễ nhập trạch về nhà mới vào ban đêm.

    - Không ngủ trưa tại ngôi nhà khi chưa làm lễ nhập trạch.

    - Phụ nữ mang thai và người cầm tinh con hổ không thực hiện việc dọn dẹp.

    - Nếu gia chủ chỉ lấy ngày nhập trạch tốt với tuổi mệnh mà chưa ở ngay, hãy ngủ lại một đêm tại nhà mới.

    - Không làm đổ vỡ trong quá trình chuyển nhà và thực hiện lễ nhập trạch.

    - Các thành viên trong gia đình không được cãi vã, xích mích trong ngày hành lễ nhập trạch.

    - Không đón khách lạ vào ngày nhập trạch để tránh làm kinh động tổ tiên, chỉ nên đón khách vào ngày tân gia.

    - Không đi tay không vào nhà mới hoặc đem các đồ vật như chổi cũ, bếp cũ…

    Ngày tiến hành thủ tục nhập trạch nhà mới cần giữ bầu không khí vui vẻ, tránh cãi vã hoặc xích mích không đáng có

    >>> Xem thêm: Xem ngày tốt nhập trạch tháng 3 năm 2024 chuẩn nhất: Những lưu ý quan trọng

    Trên đây là một số thông tin liên quan đến thủ tục nhập trạch nhà mới, gia chủ hãy đảm bảo tuân thủ để mang đến cho gia đình cuộc sống bình an, vạn sự như ý. Ngoài ra, gia chủ hãy cập nhật liên tục những kiến thức liên quan đến phong thủy nhà ở, qua đó chủ động hơn trong quá trình hoàn thành tổ ấm của mình.

    Tổng hợp

    *Để lại thông tin trong box dưới đây nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế - thi công nhà ở nhé.

    Nhàn NguyễnTheo dõi

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0