Thiết kế giếng trời như nào để trồng được cây xanh lớn?

    26/05/2023 08:304.091 lượt xem

    Ngoài vai trò lấy sáng và thông gió, giếng trời còn là khu vực lý tưởng để bố trí cây xanh, vừa tăng tính thẩm mỹ, vừa cải thiện chất lượng không khí cho không gian nội thất. Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công trong việc trồng cây ngay từ đầu, đặc biệt là dưới giếng trời.

    Tham gia ngay Group Happynest Săn Ưu Đãi để được nhận chính sách mua hàng với giá tốt nhất nhé. Mọi thắc mắc về sản phẩm và cách đặt hàng, vui lòng liên hệ fanpage Happynest / Happynest Shop / hotline 093 468 06 36 để được hỗ trợ kịp thời. 

    Theo kiến trúc sư Trương Thành Trung (Công ty tư vấn thiết kế kiến trúc và nội thất T&T), nếu trồng cây trong nhà thì giếng trời phải hở và đủ rộng, đáp ứng những điều kiện về ánh sáng, không khí.

    Thiết kế của giếng trời khi đó làm sao cho cây xanh đón nắng được nhiều nhất trong ngày, thậm chí phải dành một khoảng không để cây phát triển tán. Nếu không đáp ứng đủ điều kiện trên, việc trồng cây dưới giếng trời nguy cơ chết rất cao.

    Việc trồng cây dưới giếng trời có thể thất bại nếu gia chủ không áp dụng đúng phương pháp (Ảnh: B House)

    Để cây cối phát triển tốt dưới giếng trời, ngoài việc lưu ý đến kích thước và vị trí của không gian đang ở để có thể sở hữu loại cây phù hợp, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

    Xử lý phần hạ tầng đảm bảo cho việc cấp và thoát nước dễ dàng, thuận tiện cho việc chăm sóc cây. Hệ thống thoát nước đúng kỹ thuật phải có rãnh chống tràn. Nước tràn qua đây được lọc bằng lớp vải địa lọc, để khi thoát, nước sẽ không trôi cùng đất cát.

    >>> Xem thêm: Sau 2 lần thất bại, gia chủ Việt rút ra kinh nghiệm trồng cây dưới giếng trời 

    Dù giếng trời cung cấp ánh sáng và thông gió, môi trường trong nhà vẫn gây khó cho sự sinh trưởng của cây. Bởi vậy cần chọn cây thích nghi tốt với điều kiện trong nhà, dễ chăm sóc, ít rụng lá cũng như diện tích của giếng trời. Thông thường sẽ phân làm ba tầng:

    • Cây chủ đạo (còn gọi cây tầng cao): Là dòng cây thân gỗ có chiều cao 3-5m tùy vào đặc điểm của từng vị trí đặt giếng trời. Ví dụ: Khế, lộc vừng, tùng, phát tài núi, kim ngân..
    • Cây tầng trung: Được trồng đan xen dưới những cây chủ đạo tầng cao. Ví dụ: trầu bà cánh phượng, trúc bách hợp, tùng thông, vạn lộc... Đây là những loại dòng thân thảo dễ chăm sóc, lá lại to và xanh.
    • Cây tầng thấp: Là những loại cây phủ nền có nhiệm vụ giữ ẩm cho đất và chống việc xói mòn của đất, đồng thời tăng tính thẩm mỹ cho không gian trồng. Ví dụ: cây lá gấm, cây lẻ bạn, cỏ lan chi, rêu, chuỗi ngọc....

    Nên lựa chọn loại cây trồng phù hợp dưới giếng trời (Ảnh: Bi & Sam House)

    >>> Xem thêm: Trồng cây ở giếng trời: người phải thay cây liên tục, người trồng cây nào tươi tốt cây nấy, nguyên nhân do đâu? 

    Sau khi lựa chọn được cây trồng phù hợp, cần lưu ý đến cách trồng đối với các cây thân gỗ tầng cao. Do cây trồng trong nhà không cần thiết phải phát triển quá lớn, vì thế bạn cũng nên chăm sóc ở mức độ vừa phải, để làm giảm quá trình phát triển của cây mà vẫn đạt được nhu cầu thanh lọc không khí và đảm bảo không gian xanh.

    Để đảm bảo cho cây trồng được sống khỏe và phát triển tốt, nên trồng cây trong chậu (kích thước tùy chọn) rồi sau đó mới đem trồng xuống đất nền. Việc làm này nhằm giảm sự tăng trưởng của cây, hơn nữa tránh việc rễ cây sẽ ăn sâu xuống nền móng hoặc bò ngang nền nhà, làm gạch phồng rộp, tăng khả năng thấm nước lên chân tường ở những vị trí mà rễ cây đi qua. Vì thế phần rễ cây dưới nền đất cần được xử lý khống chế trong chậu trồng.

    Đối với các cây tầng trung và tầng thấp, có thể trồng trực tiếp xuống đất vì rễ của các loại cây này không phát triển mạnh như những cây thân gỗ.

    >>> Xem thêm: Cách chọn cây trồng dưới giếng trời để cây sinh trưởng tốt, sống lâu và mang tới nhiều may mắn 

    Cần xử lý phần rễ cây khi trồng trong chậu trước khi trồng cây trực tiếp xuống đất (Ảnh: T House)

    *Lưu ý: Điều kiện nắng và ánh sáng dưới giếng trời không hẳn là nguyên nhân chính khiến cây bị chết dần. Nó có thể liên quan đến cá thể đất trồng không đủ dinh dưỡng, rễ cây bị thối hoặc lớp đất trồng quá ít khiến rễ cây không ăn chắc vào đất.

    Nguồn: VNE 

    Bạn đang cần tìm đơn vị thiết kế - thi công? Hãy điền yêu cầu vào form Đăng ký tư vấn. Happynest sẽ giúp bạn kết nối dễ dàng, nhanh chóng với đơn vị phù hợp nhất nhé!

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0