Xu hướng thiết kế “chẻ đôi nhà” và những điều bạn chưa biết

    Cập nhật ngày 06/03/2019, lúc 02:505.916 lượt xem

    “Chẻ đôi nhà” – cụm từ nghe đến thôi đã khiến chúng ta liên tưởng đến những thứ không trọn vẹn. Nhưng trong thiết kế kiến trúc lại đang trở thành một xu hướng được ứng dụng trong các công trình nhà ở. Giải pháp này mang đến vẻ ngoài ấn tượng, không gian thoáng đãng và hơn cả là sự bài trí công năng hợp lý. 

    Những lợi ích mà giải pháp “chẻ đôi nhà” mang lại

    Bất kỳ giải pháp thiết kế nào đều có một ý nghĩa riêng và lợi ích đặc biệt phía sau. Với giải pháp “chẻ đôi nhà” cũng vậy. Dưới đây là những lợi ích mà giải pháp này mang lại. 

    1. Chống nóng tự nhiên cho ngôi nhà

    Có rất nhiều giải pháp để chống nóng cho ngôi nhà như: trồng cây xanh, lam chắn nắng, vật liệu cách nhiệt… Giờ đây, bạn sẽ biết thêm một giải pháp chống nóng nữa đó chính là “chẻ đôi nhà”. 

    Nhưng tại sao “chẻ đôi nhà” lại giúp chống nóng? Thực tế, “chẻ đôi nhà” có nghĩa là bạn có sẽ hai khối nhà riêng biệt, một khối nhà cao hơn và một khối nhà thấp hơn. Để chống nóng, bạn chỉ cần xây dựng khối nhà cao hơn ở vị trí thường xuyên chịu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Nhờ vậy, khối nhà còn lại sẽ được che chắn và trở lên mát mẻ hơn. 

     

    Một căn biệt thự hai tầng ở Sydney được hoàn thành vào năm 2018 ứng dụng giải pháp “chẻ đôi nhà”để phù hợp với thời tiết và khí hậu nơi đây

     

    Một công trình khác ở Thái Lan cũng ứng dụng giải pháp này

    Video giới thiệu về thiết kế “chẻ đôi” của ngôi nhà:


    2. Gây ấn tượng đặc biệt

    Nhiều người nghĩ rằng, khi xây nhà thì không gian bên trong mới quan trọng, bên ngoài chỉ cần thiết kế đơn giản là được. Tuy nhiên, không gian bên ngoài là “bộ mặt”, là điểm gây ấn tượng đầu tiên và nó cũng tác động không nhỏ đến thiết kế nội thất bên trong ngôi nhà. 

     

    Thiết kế bên ngoài đầy ấn tượng của Multiple Courtyard House 

    Thiết kế gây ấn tượng không chỉ làm bật giá trị thẩm mỹ mà còn góp phần thể hiện cá tính, tính cách của gia chủ. 

     

    Giống như những mảnh ghép đồ chơi nhưng hai khối nhà của Maison Kochi lại có sự kết nối chặt chẽ, che chở lẫn nhau

    3. Tạo nên không gian sinh hoạt chung ở trung tâm

    Tùy vào diện tích, nhu cầu sử dụng mà nhiều gia đình thường kết hợp không gian sinh hoạt chung với phòng khách. Nhưng tốt nhất nên tách riêng hai không gian sinh hoạt này. Bởi điểm khác biệt lớn nhất giữa phòng khách với phòng sinh hoạt chung là cách thiết kế. Không gian sinh hoạt chung thường có thiết kế thân thiện, tiện nghi và phóng khoáng hơn. Ngoài ra, khu vực sinh hoạt chung thường có thêm nhiều chức năng thư giãn cho gia đình. 

     

    Khu vực sinh hoạt chung được bố trí ở “khe” giữa hai khối nhà

    Đặc biệt, khu vực này nên được bố trí ở trung tâm của ngôi nhà để mang lại cảm giác ấm cúng và gần gũi, thân mật giữa các thành viên trong gia đình. Khu vực này có thể là phòng đọc sách, phòng chơi, sân vườn trong nhà, bể bơi…

     

    Không gian sinh hoạt chung được thiết kế mở giúp gia chủ hòa mình cùng thiên nhiên

     

    Trong Minimalist House, kiến trúc sư lại sử dụng một khoảng sân vườn trong nhà để phân chia hai khối nhà trước – sau

     

    Khu vực này trở thành nơi thư giãn lý tưởng mà gia chủ rất yêu thích

     

    Khu vực sinh hoạt chung của ngôi nhà này là một tổ hợp đa chức năng gồm: khu vực nghỉ ngơi, thư giãn và bể bơi

    4. Phân chia công năng hợp lý nhưng vẫn có tính kết nối

     

    Giải pháp này cho phép tách biệt không gian chung – riêng một cách hợp lý

    Khi thiết kế, nhiều người ưa thích sự riêng tư nên muốn tách biệt không gian chung – riêng thì đây là một giải pháp phù hợp. 

    Ứng dụng giải pháp này cho phép sắp xếp không gian sinh hoạt chung ở một khối nhà và không gian riêng ở khối nhà còn lại. Dù ở hai khối nhà riêng biệt nhưng ngôi nhà vẫn có sự liên kết nhờ khu vực chung ở giữa. 

     

    Maiden House với hai khối nhà, một bên được dành trọn cho không gian sinh hoạt chung, một bên là phòng riêng của các thành viên trong gia đình

    Một số lưu ý khi ứng dụng giải pháp “chẻ đôi nhà”

    Dù mang lại nhiều lợi ích nhưng có một điều bạn cần lưu ý khi ứng dụng cho ngôi nhà của mình. Hãy tính toán thật kỹ để về diện tích của hai khối nhà. Khối nhà sử dụng để làm không gian sinh hoạt chung sẽ có diện tích nhỏ hơn để nhường phần lớn diện tích cho không gian riêng. 

    Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng giải pháp “chẻ đôi nhà” theo chiều ngang hoặc chiều dọc tùy thuộc vào diện tích ngôi nhà của mình. 

      

    Phân chia khối nhà theo chiều dọc hay ngang phụ thuộc vào diện tích khu đất của bạn

    Cuối cùng, hãy lựa chọn loại hình kết nối hai khối nhà phù hợp với sở thích để kết nối các thành viên của cả gia đình. Nếu cả nhà cùng thích trò chuyện, tham gia các trò chơi vận động chung thì hãy xây dựng một căn phòng đa năng. Nếu cả nhà đều thích chăm sóc cây cối thì một khoảng sân vườn trong nhà là ý tưởng không tồi. 

    Mỗi giải pháp đều có những ưu, nhược điểm khác nhau. Khi áp dụng, bạn nên tìm hiểu thật kỹ và cân nhắc xem nó có phù hợp với nhu cầu của gia đình hay không. Chúc bạn lựa chọn được giải pháp phù hợp cho gia đình. 

    Bài viết: Khánh An

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0