Vỡ mộng trả góp mua nhà, nhiều gia đình lao đao vì không “gồng” nổi lãi ngân hàng

Cập nhật ngày 24/10/2024, lúc 14:008 lượt xem

Để sở hữu không gian sống thoải mái tại các thành phố lớn, nhiều gia đình quyết định mua nhà trả góp. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, tình trạng lãi suất tăng, thu nhập giảm đã đẩy người mua nhà vào thế khó, thậm chí phải rao bán nhà khi chưa trả hết nợ.

*Tham khảo Hướng dẫn đăng bài trên website Happynest tại đây để kết nối với cộng đồng Happynest nhé.

Bố mẹ cho con về quê học mẫu giáo để tối ưu chi phí khi mua nhà trả góp

Với 200 triệu đồng tiền tiết kiệm, cặp vợ chồng ở Hà Nội vay mượn nội ngoại và ngân hàng để mua một căn hộ nhỏ ở quận Bắc Từ Liêm, trả góp trong 10 năm. Họ tin tưởng rằng nếu tiết kiệm và chịu khó làm việc sẽ mua nhà ở thủ đô một cách dễ dàng.

Mua nhà trả góp là sự lựa chọn gần như duy nhất của những gia đình trẻ có thu nhập trung bình

Gia đình trẻ này có 3 thành viên, bao gồm vợ chồng và bé gái 3 tuổi. Người chồng sửa chữa máy tính thuê với mức lương 10 triệu đồng/tháng, người vợ làm kế toán với mức thu nhập tương tự. Cộng với công việc làm thêm ngoài giờ, tổng thu nhập của hai vợ chồng khoảng 30 triệu đồng/tháng.

Mỗi tháng, vợ chồng trả góp tiền nhà hết 11 triệu đồng, giá cả hàng hóa dịch vụ luôn ở mức rất cao. Bây giờ, nếu cho bé đi học mẫu giáo ở trường trung tâm thì hết khoảng 8 triệu đồng/tháng, còn lại chỉ hơn 10 triệu đồng cho tất cả các khoản chi tiêu.

>>> Xem thêm: 3 kinh nghiệm quý giá cho gia chủ chuẩn bị mua nhà năm 2024

Mua nhà trả góp khiến nhiều gia đình lao đao do lương thấp, lãi suất cao

Sau một thời gian suy nghĩ, hai vợ chồng gửi bé về quê nội ở Sơn La nhờ ông bà chăm sóc, vì chi phí học mẫu giáo ở quê thường rất rẻ. Giải quyết được gánh nặng tài chính, nhưng cặp vợ chồng trẻ này lại lao đao vì nhớ con, sợ phiền bố mẹ già, sợ con chịu thiệt thòi nên cũng nhiều đêm mất ngủ.

Cặp vợ chồng rao bán nhà lần thứ hai trong năm vì không trả nổi lãi ngân hàng

4 năm trước, vợ chồng anh Trung chị Hân mua căn hộ 70m2 ở quận Bắc Từ Liêm hết gần 1,7 tỷ đồng. Họ gom được 1 tỷ, số còn lại vay ngân hàng và trả trong 15 năm. Với mức thu nhập 32 triệu đồng, hàng tháng họ trả 11 triệu cho ngân hàng và 9 triệu đồng chơi họ, số còn lại dành cho chi tiêu của hai mẹ con vì anh Trung ở trong quân đội.

Sau khi nhận nhà, anh Trung chị Hân còn vay thêm 100 triệu đồng để làm nội thất. Năm đầu, khi còn được hỗ trợ lãi suất mua nhà, gia đình chưa gặp khó khăn về tài chính. Sang năm thứ hai, họ đuối sức vì gồng lãi, gồng gốc, nỗi lo về tài chính đè nặng khi con ốm hay tới đợt đóng học.

Cặp vợ chồng đuối sức khi vừa chăm con nhỏ vừa lo gốc, lo lãi trả góp mua nhà

Cuối năm 2022, lãi suất ngân hàng gần 15 triệu/tháng, ông bà nội đành rút 100 triệu đồng tiền dưỡng già để phụ hai vợ chồng. Nghiêm trọng hơn, chị Hân chịu ảnh hưởng của “cơn bão” cắt giảm nhân sự, việc giảm lương giảm, thu nhập 20 triệu đồng nay chỉ còn 8 triệu đồng.

Đến mỗi đợt trả lãi, anh Trung chị Hân vay mượn khắp nơi để trả lãi nhưng gặp tình thế ai cũng khó khăn. Do đó, hai vợ chồng quyết định rao bán nhà lần thứ 2 trong năm.

>>> Xem thêm: Có nên mua nhà chung cư ở thời điểm này 2024?

Cặp vợ chồng trẻ rao bán nhà chung cư lần 2 để giảm áp lực về mặt tài chính

Vợ chồng trẻ đăng bán nhà sau 1 năm gồng gánh giữ để giảm bớt áp lực

Kết hôn 4 năm, vợ chồng Hà Phương mua được một căn hộ 80m2 ở quận Hoàng Mai với giá 1,8 tỷ đồng. Họ có 500 triệu, vay 500 triệu không mất lãi, còn lại vay ngân hàng với thời hạn 20 năm. Lúc đó, thu nhập của hai vợ chồng hơn 40 triệu đồng/tháng nên không có nhiều áp lực.

Trong giai đoạn đầu mua nhà trả góp, các gia đình không gặp nhiều khó khăn nhờ có ưu đãi lãi suất

Thời điểm Covid-19, các công ty đều gặp khó nên Hà Phương bị chậm lương, mất việc, sau đó nhảy việc khắp nơi nhưng chỉ có thu nhập 5 triệu đồng/tháng. Khó khăn chồng chất khó khăn, lúc này tiền lãi ngân hàng mỗi tháng tăng lên 15 triệu đồng, con trai của họ ốm yếu nên nhập viện liên tục, gánh nặng kinh tế đè lên vai người chồng.

Sau 1 năm gồng gánh giữ nhà, Hà Phương quyết định đăng tin bán nhà để điều trị bệnh tự kỷ cho con, đồng thời giảm áp lực về mặt tài chính. Ông bà nội cũng đang có ý định bán đất mặt đường để hỗ trợ cặp vợ chồng trẻ vượt qua những căng thẳng khi mua nhà trả góp.

Lãi suất tăng sau một năm đầu tiên khiến nhiều người mua nhà rơi vào thế bị động

Tư vấn mua nhà trả góp từ các chuyên gia kinh tế

Từ cuối năm 2022, lãi suất cho vay tại các ngân hàng tăng mạnh khiến người mua nhà rơi vào khủng hoảng. Trong khi đó, mua nhà trả góp gần như là lựa chọn duy nhất đối với những người trẻ thu nhập trung bình muốn mua nhà ở các thành phố lớn.

Các gia đình trẻ cần tính toán kỹ lưỡng khi mua nhà trả góp

Thời điểm hiện tại, lãi suất cho vay đang giảm nhẹ. Hơn nữa, từ ngày 1/9, một số ngân hàng cho phép vay vốn trả nợ cho ngân hàng khác. Cụ thể, phó giáo sư Đinh Trọng Thịnh chia sẻ: “Bây giờ, nếu khó khăn quá, các gia đình có thể vay khoản có lãi suất thấp hơn để trả các khoản có lãi cao”.

Hoặc giải pháp tốt nhất đó là người mua nhà vay mượn của người thân, giảm tối đa áp lực về kinh tế. Nếu vay ngân hàng, buộc phải tính toán kỹ lưỡng vì trong giai đoạn đầu, các dự án đều có lãi suất ưu đãi. Sau đó, lãi suất “thả nổi” tùy theo quy định của từng ngân hàng.

Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản TP. HCM Nguyễn Quốc Bảo tư vấn thêm rằng, thời điểm này người lao động nên mua nhà ở xã hội gần nơi làm việc để nhận được nhiều chính sách ưu đãi. Nếu chưa có suất mua, bạn có thể gửi tiền tiết kiệm hay gửi vào các quỹ đầu tư uy tín.

Mua nhà ở xã hội gần nơi làm việc giúp người lao động giảm gánh nặng tài chính

>>> Xem thêm: Người Hà Nội có thể mua nhà ở xã hội tại TP HCM và ngược lại

Đồng ý nhận định này, chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản TP HCM (HREC) Nguyễn Quốc Bảo khuyên thêm nếu là người lao động làm công ăn lương mua nhà trả góp trong thời điểm này tốt nhất nên mua nhà ở xã hội gần nơi làm việc để được chính sách ưu đãi giá và lãi suất tốt. Nếu vài năm nữa mới có suất mua, hãy cứ để dành tiền gửi tiết kiệm ngân hàng hoặc các quỹ đầu tư uy tín.

Trong thời gian đó, người lao động tiếp tục tiết kiệm để mua nhà ở vùng ven hoặc ngoại ô, tránh gánh nặng về lãi suất và nợ gốc phải trả hàng tháng.

Theo chuyên gia kinh tế, các gia đình nên lựa chọn phương án mua nhà ở xã hội gần nơi làm việc để nhận được nhiều ưu đãi, lãi suất tốt. Trong trường hợp mua chung cư trả góp, bạn nên tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng nguồn thu để đảm bảo khả năng trả nợ đúng hạn.

Tổng hợp

*Để lại thông tin liên hệ của bạn vào box dưới đây nếu bạn cần tìm kiếm đơn vị thiết kế và thi công nhà ở.

Nhàn NguyễnTheo dõi

Bình luận

Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

Bài đăng liên quan

Chuyện nhà

Xem tất cả

Kho kiến thức

Xem tất cả

Đời sống

Xem tất cả

Xu hướng

Xem tất cả

Happynest Story

Xem tất cả

Sự kiện

Xem tất cả

HappynestTV

Xem tất cả

Thảo luận

Xem tất cả

Ăn - Chơi

Xem tất cả
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0