45 thuật ngữ xây dựng thông dụng và phổ biến nhất

    06/10/2024 20:0031 lượt xem

    Kiến thức xây dựng không chỉ có trong sách vở hay giảng đường, mà còn được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn. Dưới đây là danh sách 45 thuật ngữ và khái niệm phổ biến trong ngành xây dựng, có thể giúp ích cho các kiến trúc sư trong quá trình làm việc.

    *Đăng bài ngay trên website Happynest, tham khảo hướng dẫn tại đây  

    Thuật ngữ xây dựng - Kiến thức xây dựng cho kiến trúc sư mới ra trường

    Nhiều sinh viên kiến trúc khi mới tốt nghiệp thường nhận ra rằng kiến thức học trên trường chỉ là nền tảng ban đầu. Họ cần trau dồi thêm kinh nghiệm thực tế để hiểu rõ hơn về lĩnh vực xây dựng. Nhiều thuật ngữ quan trọng thường chỉ xuất hiện trong công trình, và có thể gây khó hiểu nếu bạn không quen thuộc.

    Theo Archdaily, cuốn sách "Từ điển Kiến trúc và Xây dựng" của tác giả Cyril M. Harris chứa đến 25.000 thuật ngữ chuyên ngành, nhưng việc mang theo cả cuốn sách mọi lúc không phải là giải pháp thực tế. Danh sách tóm tắt 45 thuật ngữ sau đây, sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái, sẽ giúp bạn nắm bắt nhanh chóng những kiến thức hữu ích.

    Cuốn sách "Từ điển Kiến trúc và Xây dựng" của tác giả Cyril M. Harris

    >>> Xem thêm: Tổng thầu xây dựng là gì? Hiểu rõ trước khi xây sửa nhà để đảm bảo quyền lợi 

    Danh sách thuật ngữ xây dựng cần biết

    1. Thuật ngữ xây dựng All-in Rate – Tổng chi phí: Tổng chi phí cho một hạng mục xây dựng, bao gồm tất cả chi phí trực tiếp và gián tiếp.

    2. Thuật ngữ xây dựng Architect of Record – Kiến trúc sư chủ trì: Công ty kiến trúc hoặc kiến trúc sư chịu trách nhiệm chính về giấy phép xây dựng. Kiến trúc sư chủ trì không phải luôn là người thiết kế chính mà có thể được thuê để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể tại công trường.

    3. Thuật ngữ xây dựng Batter (Walls) – Tường xây thoải chân: Tường có chân rộng hơn đầu tường, giúp tăng độ vững chắc và tạo hình khối đẹp mắt.

    4. Thuật ngữ xây dựng Blocking (Construction) – Chêm: Mẩu gỗ ngắn dùng để gia cố, nối hoặc lấp đầy trong kết cấu xây dựng.

    5. Thuật ngữ xây dựng Box Crib – Giàn hộp trợ lực: Kết cấu hộp tạm thời, được xếp từ các thanh gỗ, hỗ trợ nâng đỡ vật nặng.

    6. Thuật ngữ xây dựng Building Engineer – Kỹ sư xây dựng: Người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật tại công trình, am hiểu về xây dựng, thiết kế và bảo trì.

    7. Thuật ngữ xây dựng Cant (Architecture) – Thiết kế vát chéo: Đường xiên hoặc bề mặt được cắt vát, thường xuất hiện trong các thiết kế kiến trúc không vuông góc.

    8. Thuật ngữ xây dựng Catastrophic Failure – Sự cố không thể phục hồi: Sự cố nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến các giai đoạn xây dựng tiếp theo.

    9. Thuật ngữ xây dựng Concrete Cover – Lớp bê tông bảo vệ cốt thép: Lớp bê tông bảo vệ cốt thép khỏi các tác nhân bên ngoài như nhiệt độ và không khí.

    10. Thuật ngữ xây dựng Concrete Slab – Tấm bê tông đúc sẵn: Tấm bê tông được đúc sẵn dùng trong thi công sàn hoặc trần, với độ dày từ 10-40cm.

    11. Thuật ngữ xây dựng Course (Architecture) – Kỹ thuật xây thành hàng: Phương pháp xếp gạch, đá hoặc bê tông thành hàng trong quá trình xây dựng.

    Một số thuật ngữ xây dựng phổ biến mà các sinh viên kiến trúc, các KTS mới ra trường nên nắm rõ

    12. Thuật ngữ xây dựng Cross Bracing – Giằng chéo: Hệ thống giằng chữ X giúp gia tăng độ bền kết cấu công trình.

    13. Thuật ngữ xây dựng Cut and Fill – Cắt và lấp: Phương pháp đào đất và sử dụng chính lượng đất đó để san lấp vị trí gần công trình.

    14. Thuật ngữ xây dựng Damp Proofing – Chống ẩm: Biện pháp kiểm soát độ ẩm, ngăn hơi nước xâm nhập vào công trình.

    15. Thuật ngữ xây dựng Design-build – Thống nhất thiết kế và thi công: Một đơn vị duy nhất chịu trách nhiệm từ thiết kế đến thi công nhằm đảm bảo sự đồng bộ và tiến độ công trình.

    16. Thuật ngữ xây dựng Diagrid – Hệ thống lưới thanh không gian: Hệ kết cấu với dầm thép hoặc bê tông giao nhau theo đường chéo, giúp giảm nhẹ kết cấu khung nhà.

    17. Thuật ngữ xây dựng Encasement – Lớp phủ xây dựng: Lớp bảo vệ cho cống thoát nước, ống ngầm hoặc vật liệu có chất độc hại.

    18. Thuật ngữ xây dựng Falsework – Cốp pha: Kết cấu tạm thời giúp đỡ nâng đỡ cấu trúc trong quá trình thi công, thường tháo dỡ sau khi cấu trúc đủ chắc chắn.

    19. Thuật ngữ xây dựng Formwork – Khuôn bê tông: Khuôn đúc giúp tạo hình cho bê tông.

    20. Thuật ngữ xây dựng Joint (building) – Khớp nối: Joint được hiểu là khớp nối giữa các vật liệu xây dựng không có liên kết vật lý nhưng nằm cạnh nhau.

    21. Thuật ngữ xây dựng Joist – Dầm: Kết cấu nâng đỡ sàn hoặc mái nhà, thường được đặt nằm ngang.

    22. Thuật ngữ xây dựng Lean Construction – Xây dựng tinh gọn: Áp dụng nguyên lý tinh gọn vào thi công để tối ưu tiến độ và giảm lãng phí.

    23. Thuật ngữ xây dựng Lift Slab Construction – Kỹ thuật nâng phiến: Phương pháp nâng tấm bê tông đúc sẵn lên vị trí cao hơn bằng kích thuỷ lực.

    24. Thuật ngữ xây dựng Lookout (architecture) – Dầm đua: Dầm gỗ đua ra khỏi tường, nâng đỡ mái nhà.

    25. Thuật ngữ xây dựng Moling – Thiết bị thi công đường ống không đào: Thiết bị tạo hố đặt đường ống dưới đất mà không cần đào xới bề mặt.

    26. Thuật ngữ xây dựng Monocrete Construction – Xây dựng đơn khối: Kết cấu bê tông được lắp ghép từ các tấm bê tông duy nhất.

    27. Thuật ngữ xây dựng Performance Gap – Khoảng cách hiệu suất: Chênh lệch giữa kết quả thực tế và tiến độ dự kiến do nhiều yếu tố như môi trường hay năng lực thi công.

    28. Thuật ngữ xây dựng Precast Concrete – Bê tông đúc sẵn: Tấm bê tông đã được làm sẵn, dễ dàng vận chuyển và sử dụng tại công trường.

    29. Thuật ngữ xây dựng Purlin – Xà gồ: Thanh ngang chống đỡ sức nặng của mái nhà.

    30. Thuật ngữ xây dựng Quantity Take-off – Dự toán xây dựng: Quy trình tính toán vật tư và nhân công cần thiết cho dự án.

    Hiểu rõ ý nghĩa các thuật ngữ xây dựng giúp công việc kiến trúc thuận lợi hơn

    31. Thuật ngữ xây dựng Rafter – Rui mái: Khung gỗ tạo hình mái nhà, chịu lực cho vật liệu và tạo mái hiên.

    32. Thuật ngữ xây dựng Rim Joist – Dầm biên: Dầm nằm ở rìa hệ thống dầm sàn nhà, chịu lực cho viền mép.

    33. Thuật ngữ xây dựng Rubblization – Bê tông vụn: Phương pháp đập bê tông thành mảnh vụn để tái sử dụng làm lớp nền.

    34. Thuật ngữ xây dựng Shiplap – Gỗ ốp tường: Tấm ván gỗ dùng để ốp tường nội hoặc ngoại thất.

    35. Thuật ngữ xây dựng Shoring – Hệ cọc chống: Cọc tạm thời chống đỡ công trình trong quá trình xây dựng.

    36. Thuật ngữ xây dựng Soil Stockpile – Dự trữ đất: Thu gom đất đào bới để sử dụng cho các mục đích xây dựng khác.

    37. Thuật ngữ xây dựng Wall Stud – Khung tường: Cột gỗ hoặc thép tạo khung và chịu lực cho tường hoặc vách ngăn.

    38. Thuật ngữ xây dựng Superstructure – Kết cấu bên trên: Phần cấu trúc nằm phía trên mặt đất của công trình.

    39. Thuật ngữ xây dựng Thin-Shell Structure – Kết cấu vỏ mỏng: Kết cấu vỏ cong bằng bê tông cốt thép, giúp phân tán tải trọng đều trên bề mặt.

    40. Thuật ngữ xây dựng Tie (Cavity Wall) – Giằng: Kỹ thuật giằng tường bằng dây kim loại hoặc nhựa, tạo liên kết giữa các mảng tường.

    41. Thuật ngữ xây dựng Topping Out – Lễ cất nóc: Nghi lễ đánh dấu việc hoàn thiện phần nóc của công trình, phổ biến trong ngành xây dựng.

    42. Thuật ngữ xây dựng Trombe Wall – Bức tường Trombe: Phương pháp xây dựng hấp thụ năng lượng mặt trời, áp dụng tại các vùng khí hậu lạnh.

    43. Thuật ngữ xây dựng Underpinning – Gia cố nền móng: Nâng cấp khả năng chịu lực của nền móng bằng các vật liệu như bê tông hoặc dầm.

    44. Thuật ngữ xây dựng Virtual Design & Construction (VDC) – Thiết kế và xây dựng ảo: Quy trình mô hình hoá và lên kế hoạch thi công một công trình.

    45. Thuật ngữ xây dựng Voided Biaxial Slab – Tấm biaxial rỗng: Tấm bê tông cốt thép có lỗ rỗng bên trong để giảm khối lượng và chi phí.

    >>> Xem thêm: Hướng dẫn cách đọc bản vẽ xây dựng (kèm minh họa cụ thể) 

    Danh sách trên bao gồm những thuật ngữ quan trọng trong ngành xây dựng mà kiến trúc sư nên nắm rõ. Những kiến thức này không chỉ hỗ trợ trong quá trình làm việc thực tế mà còn giúp nâng cao khả năng giao tiếp với đồng nghiệp và đối tác trong ngành.

    Nguồn: ArchDaily

    *Nếu bạn cần tìm đơn vị thiết kế và thi công nhà ở, vui lòng để lại thông tin trong ô bên dưới.

    Bảo TrầnTheo dõi

    Bình luận

    Thanh Hoa

    Bài viết của Happynest rất hữu ích! Có những thuật ngữ mình từng nghe mà chưa hiểu hết nghĩa, đọc bài viết thấy mở mang hẳn!

    1 hour agoTrả lờiChỉnh sửaXóa0

    Vy Đặng

    Thật tuyệt khi có một danh sách tóm tắt các thuật ngữ xây dựng được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu!

    1 hour agoTrả lờiChỉnh sửaXóa0

    Hãy đăng nhập để bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 2
    • 0