Chi phí làm móng nhà 3 tầng hết bao nhiêu tiền

    Cập nhật ngày 06/01/2024, lúc 18:0017.280 lượt xem

    Khi xây nhà 3 tầng, một trong những yếu tố quyết định sự bền vững và chi phí đó là làm móng nhà. Hãy cùng mình tìm hiểu xem chi phí làm móng nhà 3 tầng hết bao nhiêu tiền trong bài viết sau nhé.

    *Theo dõi Happynest thường xuyên để cập nhật những thông tin hữu ích về nhà ở nhé. 

    1. Chi phí làm móng nhà 3 tầng hết bao nhiêu tiền? 

    Để tính toán chi phí làm móng nhà 3 tầng, chúng ta cần xác định các yếu tố quan trọng như đơn giá thi công, chi phí vật liệu và nhân công trên mỗi mét vuông nền móng. 

    Hiện nay, chi phí thi công móng được áp dụng với mức giá như sau:

    - Chi phí thi công phần thô và nhân công hoàn thiện: 3.700.000 đồng/m2.

    - Chi phí xây nhà trọn gói: từ 6.000.000 đến 7.500.000 đồng/m2.

    - Chi phí làm móng còn phụ thuộc vào loại móng được sử dụng, ví dụ như:

    - Chi phí làm móng cọc và móng đơn: 30% x diện tích tầng 1 x đơn giá thi công phần thô.

    - Chi phí làm móng băng một phương: 50% diện tích tầng 1 x đơn giá thi công phần thô.

    - Chi phí làm móng băng hai phương: 70% diện tích tầng 1 x đơn giá thi công phần thô.

    Chi phí làm móng nhà 3 tầng phụ thuộc vào từng loại móng (Ảnh: Rin House)

    Công thức tính chi phí làm móng như sau: 

    Chi phí làm móng = Diện tích móng x Đơn giá nhân công

    Ví dụ: Xây một căn nhà 3 tầng, ngang 5m sâu 20m, đơn giá xây 3.700.000 vnđ/m2 thi cách tính chi phí làm móng như sau: 

    - Xây móng băng 1 phương => Chi phí làm móng: 5 x 20 x 50% x 3.700.000 = 185.000.000

    - Xây móng băng 2 phương => Chi phí làm móng: 5 x 20 x 70% x 3.700.000 = 259.000.000

    Vậy, chi phí làm móng cho ngôi nhà 3 tầng có thể dao động từ 185 triệu đồng trở lên với móng băng một phương và từ 260 triệu đồng trở lên với móng băng hai phương. Lưu ý rằng chi phí này được tính dựa trên công trình diện tích 100m2 và có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí, vật liệu, chi phí nhân công và điều kiện cụ thể của công trình. 

    >>> Xem thêm: Nhà 3 tầng xây dựng trong khoảng bao lâu thì xong? 

    2. Những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí làm móng nhà 3 tầng

    Chi phí làm móng nhà 3 tầng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, có thể kể đến như: 

    Diện tích nhà:

    - Nhà có diện tích lớn sẽ đòi hỏi nhiều vật liệu hơn để xây móng, tăng chi phí.

    - Chi phí có thể tăng cao khi diện tích cơ sở xây dựng lớn vì cần sử dụng nhiều vật liệu xây dựng và nhân công hơn.

    Chiều cao nhà:

    - Chiều cao của nhà là yếu tố quan trọng khi xây móng cho tầng trên.

    - Việc tính toán chi phí không chỉ dựa vào diện tích mặt bằng mà còn phải xem xét chiều cao để đảm bảo tính ổn định và an toàn của công trình.

    Vị trí địa lý:

    - Vị trí địa lý cũng ảnh hưởng đến chi phí làm móng. Những khu vực có đất đai khó khăn, đất đỏ, hoặc đất có khả năng chịu tải kém có thể làm tăng chi phí do cần sử dụng phương pháp móng phức tạp hơn.

    Loại đất:

    - Loại đất cũng đóng vai trò quan trọng. Đất mềm, đất sét, hay đất yếu đều đòi hỏi công nghệ làm móng đặc biệt để đảm bảo sự vững chắc và an toàn.

    Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chi phí làm móng nhà 3 tầng (Ảnh: Nhà Tam Châu)

    Khả năng chịu tải của mặt đất:

    - Khả năng chịu tải của mặt đất xung quanh cũng là một yếu tố cần xem xét. Cần đảm bảo móng được xây dựng trên một nền đất có khả năng chịu tải đủ để hỗ trợ trọng lượng của toàn bộ ngôi nhà.

    Vật liệu công nghệ mới: 

    - Việc sử dụng vật liệu và công nghệ mới mang lại nhiều lợi ích như: giúp quá trình xây dựng diễn ra nhanh chóng hơn, giảm thời gian thi công và nhân công,... nhưng cũng đồng nghĩa với việc phải đối mặt với chi phí cao hơn. Việc lựa chọn phương án phù hợp sẽ phụ thuộc vào quy mô, ngân sách, và yêu cầu cụ thể của dự án xây dựng.

    Đơn giá thi công: 

    - Đơn giá thi công là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chi phí xây dựng móng, bao gồm cả chi phí nguyên vật liệu và tiền thuê nhân công xây trên mỗi mét vuông. Điều này thường thay đổi tùy thuộc vào địa phương và thời điểm thi công cụ thể.

    >>> Xem thêm: 100 mẫu nhà ống 3 tầng đẹp 2023 (kèm ảnh thực tế) (Phần 1) 

    3. Các loại móng nhà 3 tầng phổ biến hiện nay

    Chi phí làm móng nhà 3 tầng cũng chủ yếu phụ thuộc vào loại móng được lựa chọn. Trong đó, có thể phân biệt các loại móng nhà 3 tầng phổ biến hiện nay như sau: 

    Móng nhà 3 tầng theo phương pháp thi công 

    Móng đơn:

    - Chi phí thi công: 

    Móng đơn có chi phí thi công thấp nhất, là lựa chọn tiết kiệm chi phí.

    Khả năng chịu lực phụ thuộc vào chất lượng và độ cứng của bê tông cốt thép.

    Thích hợp sử dụng dưới chân cột nhà, cột sảnh và mố trụ.

    - Hình dạng và cách sử dụng:

    Móng đơn thường nằm riêng lẻ trên mặt đất, có các hình dạng như chữ nhật, vuông, tám cạnh, hoặc tròn.

    Được ưa chuộng trong sửa chữa cải tạo nhà nhỏ lẻ.

    Móng đơn là loại móng có chi phí thi công rẻ nhất

    Móng băng:

    - Chi phí thi công:

    Móng băng có chi phí thi công vừa phải, phổ biến trong các công trình dân dụng.

    Chi phí đồng đều do dạng dải dài và dễ liên kết của nó.

    - Hình dạng và cách sử dụng:

    Hình dạng của móng băng là dạng dải dài, chạy theo chân tường hoặc giao cắt tạo hình ô bàn cờ.

    Thích hợp cho nền đất đồng đều, có khả năng chịu lực và lún đều.

    Bảo dưỡng: Cần đầy đủ biện pháp bảo dưỡng, có thể bố trí các khe lún nếu đất yếu và có khả năng lún.

    Móng băng được dùng phổ biến trong các công trình dân dụng

    Móng nhà 3 tầng theo vật liệu xây dựng

    Móng bè:

    - Ưu điểm:

    Phù hợp ở những nơi có nền đất yếu.

    Sử dụng dưới toàn bộ nhà có tầng hầm, kho, nhà vệ sinh, hồ bơi, nhà cao tầng lún lệch không đều.

    Phân bố tải trọng đồng đều, giảm sức nặng và tránh lún không đồng đều.

    - Hạn chế:

    Cần kỹ thuật thi công chính xác để tránh các vấn đề về độ cứng và độ chịu lực.

    Móng bè là một trong những loại móng nông và được dùng ở nơi có nền đất yếu

    Móng cọc:

    - Ưu điểm:

    Phương pháp thi công móng xuống tầng đất sâu.

    Tải trọng được truyền xuống lớp đất đá cứng dưới sâu, tăng khả năng chịu lực.

    Cấu tạo với cọc và đài cọc giúp chịu lực mạnh.

    - Hạn chế:

    Yêu cầu kỹ thuật và công nghệ cao.

    Chi phí thi công và vật liệu thường cao hơn so với các phương pháp khác.

    Móng cọc là phương pháp thi công móng xuống tầng đất sâu

    Móng nhà bằng gạch:

    - Ưu điểm:

    Thường được sử dụng cho những công trình nhỏ có tải trọng nhỏ.

    Sử dụng gạch nung hoặc không nung.

    - Hạn chế:

    Thích hợp cho các công trình nhỏ hoặc tạm thời.

    Khả năng chịu lực thấp, không phù hợp cho những công trình lớn và nặng.

    Móng nhà này được cấu thành từ các loại gạch nung hoặc không nung

    Móng nhà 3 tầng theo kết cấu móng 

    Móng nhà đổ khối:

    - Ưu điểm:

    Liên kết giữa bê tông, cốt thép, và đá hộc.

    Độ bền cao, chắc chắn, thích hợp cho các công trình xây dựng lớn.

    - Hạn chế:

    Cần công nghệ và kỹ thuật cao trong quá trình thi công.

    Chi phí thi công có thể cao hơn so với một số phương pháp khác.

    Móng nhà đổ khối có độ bền cao, chắc chắn

    Móng nhà dạng lắp ghép:

    - Ưu điểm:

    Kết cấu có sẵn, nhanh chóng lắp ghép thành hình khối mong muốn.

    Độ bền cao, thời gian thi công ngắn.

    - Hạn chế:

    Cần đảm bảo điều kiện địa hình và vận chuyển để tránh chi phí cao.

    Việc lắp ghép không tốt có thể tăng chi phí làm móng.

    4. Các sai lầm thường gặp khi lựa chọn móng nhà 3 tầng

    Trong quá trình xây dựng móng nhà 3 tầng, nhiều sai lầm thường gặp có thể ảnh hưởng đến cả kết cấu và chi phí của công trình. 

    Thiết kế sai tải trọng 

    Một trong những sai lầm phổ biến là thiết kế móng không đáp ứng đúng yêu cầu về tải trọng. Thiếu sót trong quá trình tính toán và lựa chọn vật liệu có thể dẫn đến việc móng sụp đổ hoặc biến dạng, tạo ra những tình huống nguy hiểm đối với an toàn của công trình và cư dân.

    Các sai lầm thường gặp khi lựa chọn móng nhà 3 tầng

    Lựa chọn vật liệu kém chất lượng cũng là vấn đề thường gặp. Điều này không chỉ giảm độ bền và độ an toàn của móng nhà mà còn làm giảm hiệu suất sử dụng của công trình. 

    Lựa chọn vật liệu kém chất lượng ảnh hưởng đến độ bền và an toàn của công trình

    Không tuân thủ quy định trong quá trình xây dựng là một sai lầm cực kỳ nguy hiểm. Việc thi công không đúng theo các quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng có thể gây ra những sự cố trong quá trình thi công. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng của công trình, dẫn đến thiệt hại về tài sản và tính mạng mà còn có thể bị truy cứu về trách nhiệm pháp lý.

    Để tránh những khó khăn trên, quá trình thiết kế và thi công móng nhà cần được thực hiện một cách chặt chẽ, tuân thủ các quy chuẩn và tiêu chuẩn ngành xây dựng. Sự giám sát và kiểm tra định kỳ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và an toàn của công trình xây dựng.

    >>> Xem thêm: Tổng hợp 5 thiết kế nhà 3 tầng đẹp, nổi bật với khoảng giếng trời và thông tầng rộng thoáng 

    Tổng hợp

    *Để lại thông tin trong box dưới đây nếu bạn có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế - thi công nhà ở nhé.

    Nam PhạmTheo dõi

    Bình luận

    Hãy đăng nhập và trở thành người đầu tiên bình luận về bài viết này!

    Bài đăng liên quan

    Chuyện nhà

    Xem tất cả

    Kho kiến thức

    Xem tất cả

    Đời sống

    Xem tất cả

    Xu hướng

    Xem tất cả

    Happynest Story

    Xem tất cả

    Sự kiện

    Xem tất cả

    HappynestTV

    Xem tất cả

    Thảo luận

    Xem tất cả

    Ăn - Chơi

    Xem tất cả
    • 0
    • 0
    • 0
    • 0